Có giấy khen “Học sinh giỏi”, sao con vẫn… “dốt”?

Theo dõi VGT trên

42/43 học sinh giỏi trong một lớp không còn là chuyện lạ trong giáo dục. Nhưng thực tế, nhiều cha mẹ lại thấy ái ngại thầm hỏi “có Giấy khen “Học sinh giỏi”, sao con vẫn “dốt”?

Cứ mỗi khi đến dịp kết thúc năm học, trên mạng xã hội lại tràn ngập giấy khen Học sinh giỏi và những bảng điểm tổng kết toàn những con điểm 9, 10. Thế mới có chuyện một lớp có 43 học sinh thì có đến 42 học sinh giỏi hay trong lớp có tới 98% Học sinh giỏi. Và thực tế hiện nay, ít có lớp nào mà có ít hơn 3/4 số học sinh là Học sinh giỏi.

Với việc học sinh bây giờ “giỏi” như vậy, nên không quá bất ngờ khi có trường chuyên ở Hà Nội quy định về tuyển sinh vào lớp 6, để qua được “vòng gửi xe”, bảng điểm của học sinh trong 5 năm học Tiểu học phải toàn điểm 10, chỉ được phép có duy nhất một điểm 9.

Với những thành tích cao chót vót như vậy, có phải thực sự con cái chúng ta đều là những “siêu nhân”?

Có giấy khen Học sinh giỏi, sao con vẫn... dốt? - Hình 1

(Ảnh minh họa; internet)

Những con điểm hoàn hảo, những thành tích vượt bậc đó trên bài thi, trên học bạ đúng là của các con, nhưng cách để các con đạt được những kết quả đó thực sự là điều rất đáng lo ngại. Và chính nhà trường, cô giáo, phụ huynh và bản thân học sinh đều hiểu vì sao lại có được những con điểm đẹp đẽ đến như vậy.

Bởi, trước mỗi kỳ thi, hầu hết học sinh đều được phát đề cương, được ôn tủ và đến lúc thi cứ thế mà làm, con nào “dốt” thì cũng đạt điểm 7, điểm 8. Nhưng đó chỉ là trường hợp hy hữu, còn lại toàn điểm 9, 10. Thế mới có chuyện tìm mỏi mắt trong học bạ của học sinh Tiểu học không bao giờ thấy điểm 8, mà điểm 9 cũng ít, hầu như toàn điểm 10. Đăng ký thi vào các cấp 2, nhiều trường chuyên nhận tới hàng ngàn hồ sơ mà trong suốt 5 năm học, các con chỉ toàn điểm 10, không có nổi một con điểm 9.

Những con điểm hoàn hảo, hồ sơ đẹp đẽ như mơ của các em cũng là tiêu chí để xếp loại giáo viên, để xét tăng lương, khen thưởng, xếp loại lớp học, trường học nên nhiều thầy cô trong lòng cũng thực sự trăn trở về chất lượng giáo dục nhưng không còn cách nào khác, nếu không vì thành tích cá nhân thì chí ít cũng phải vì thành tích của lớp, của trường.

Không lo ngại sao được khi con mình là “siêu nhân” nhưng trong cuộc sống lại giống như một người máy. Lịch cả ngày của con chỉ có học, học và học. Hết học trên lớp lại đến học thêm. Nhiều khi bố mẹ phải đem đồ ăn đến tận cổng trường để cho con ăn vội còn kịp ca học thêm tiếp theo. Mà không học không được, vì con người ta cũng học thêm, cả xã hội đều học thêm. Nếu không muốn là “người ngoài hành tinh” thì phải chấp nhận trong guồng quay đó.

Cũng vì thời gian dành cho học quá nhiều, nêu các con không còn thời gian để vui chơi, để học các kỹ năng cuộc sống. Có chút thời gian để nghỉ ngơi thì bố mẹ lại thương cho giải trí bằng aipad, điện thoại… Không ngạc nhiên khi có nhiều con học đến cấp 2, cấp 3 nhưng vẫn không biết làm bất cứ việc gì, kể cả các việc đơn giản rửa bát, quét nhà.

Cũng chính không có thời gian quan tâm việc khác ngoài học, các con sống thờ ơ, vô cảm với chính bản thân và gia đình. Không biết mình học như thế nào và học để làm gì. Nhiều con có tư tưởng “học cho bố mẹ”, “học vì bố mẹ bắt học” nên khi có thành tích cao, con được quyền ra yêu sách bố mẹ phải “thưởng” bằng tiền hoặc hiện vật. Và nhiều bố mẹ vì bận bịu công việc, vì nghĩ đơn giản con điểm cao là đang cố gắng, là tiến bộ nên thỏa hiệp làm theo mọi yêu sách của con.

Cũng vì được chiều chuộng như những “ông vua con” nên nhiều con không biết sợ ai, không coi ai ra gì. Các con trở nên vô cảm, hung bạo, dã man với chính cả những bạn học của mình. Ở lớp, mâu thuẫn nhỏ với bạn là đã có thể xảy ra bạo lực học đường. Chưa bao giờ nạn bạo lực học đường với tính chất côn đồ, dã man lại trở nên “ nóng” như thời gian gần đây.

Và đáng lo ngại hơn hết là với điểm 9, 10 và những tờ Giấy khen “Học sinh giỏi” đã làm cho các con ảo tưởng về khả năng của mình. Với một học sinh Tiểu học hay phổ thông, đây là những điểm số tối đa, vì thế các con nghĩ rằng mình đã chinh phục được những thành tích vượt trội như vậy, không còn gì để phấn đấu. Chính những con điểm hoàn hảo này đang ru ngủ các con và nhiều bậc phụ huynh. Từ đó làm thui chột khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

Hầu hết các bậc cha mẹ đi đều đã từng đi họp phụ huynh cho con và không ít người đã được nghe những câu nói quen thuộc của cô giáo “Cả lớp là học sinh giỏi nhưng thực tế chỉ có 5-10 con có năng lực thực sự”.

Video đang HOT

Các con có năng lực thực sự chỉ chiếm trên đầu ngón tay trong các lớp toàn con là Học sinh giỏi. Điều đó ai cũng biết. Nhà trường biết, cô giáo biết, phụ huynh biết nhưng sao vẫn phải ru ngủ nhau bằng những thành tích “ảo” hết năm này qua năm khác?.

Đã đến lúc, chúng ta phải “thức tỉnh” thực sự, để không còn mộng mị bởi những điểm số “ảo” của căn bệnh thành tích. Có như thế mới mong có một nền giáo dục phát triển bền vững, trung thực và không gian lận.

Có như vậy, khi cầm tờ giấy khen của con trên tay, nhiều cha mẹ mới không ái ngại thầm hỏi “Có Giấy khen “Học sinh giỏi”, sao con vẫn… “dốt”?.

An An

Theo VOV.VN

Cha mẹ có muốn con nhận nhiều giấy khen, điểm cao rồi ra đời thất bại?

Ai cũng biết cuộc sống đâu chỉ xoay quanh sách vở, học thuật nhưng gánh nặng điểm số vẫn luôn ám ảnh học sinh, cha mẹ và giáo viên.

Cha mẹ có muốn con nhận nhiều giấy khen, điểm cao rồi ra đời thất bại? - Hình 1

Cha mẹ có muốn con nhận nhiều giấy khen, điểm cao rồi ra đời thất bại? - Hình 2

Peter Gray - Chuyên gia tâm lý

Peter Gray hiện là giáo sư tâm lý học tại ĐH Boston (Mỹ). Ông tốt nghiệp bậc cử nhân tại ĐH Columbia và có bằng tiến sĩ sinh học của ĐH Rockefeller. Nghiên cứu của ông Gray chủ yếu xoay quanh thần kinh học, tâm lý học phát triển, nhân chủng học và giáo dục. Ông là tác giả của hai quyển sách Free to learn (Thoải mái học) và Psychology (Tâm lý học - đã tái bản 7 lần). Hiện nay GS Gray tập trung nghiên cứu cách dạy học tự nhiên cho trẻ. Zing.vn tổng hợp và chuyển ngữ các bài viết về áp lực điểm số ở trường học, giáo dục Mỹ, Trung Quốc, và mối quan hệ giữa điểm số và định hướng nghề nghiệp từ nguyên bản tiếng Anh với sự đồng ý của tác giả.

Trả lời New York Times năm 2013, Laszlo Bock, Phó chủ tịch nhân sự cấp cao của Google lúc đó, đã khẳng định: Điểm số (trung học lẫn đại học) không đóng vai trò quan trọng trong việc gã khổng lồ công nghệ này đưa ra quyết định tuyển dụng.

Theo ông Bock, có thể bảng điểm đẹp, điểm trung bình môn cao ngất ngưởng là minh chứng cho sự chăm chỉ học hành khổ luyện và từng có thời gian Google yêu cầu bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, thời đấy đã qua rất lâu rồi.

Ông Bock đúc kết: Bảng điểm cao chót vót và những giải thưởng học thuật là thành quả của việc được đào tạo bài bản. Vấn đề mấu chốt là cuộc sống đâu chỉ xoay quanh sách vở, học thuật?

Thế nhưng, do đâu mà gánh nặng điểm số vẫn đeo bám, ám ảnh không chỉ học sinh, mà cả cha mẹ và giáo viên?

Cuộc chiến khốc liệt

Tất cả thứ thu hút sự quan tâm ở trường học chỉ gói gọn trong từ điểm số. "Cuộc chiến" điểm xoay quanh những đứa trẻ và cả người lớn - từ cha mẹ đến thầy cô, thậm chí giữa các nước với nhau.

Năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton ban hành đạo luật về giáo dục "Những mục tiêu năm 2000" (Goals 2000 Act). Người kế nhiệm ông, Tổng thống Bush, gần một thập kỷ sau, cũng ban hành đạo luật tương tự mang tên "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau" (No child left behind). Tổng thống Obama thì ban hành đạo luật "Cuộc đua lên đỉnh" (Race to the top).

Mục đích của các đạo luật này một mặt nhằm thúc đẩy giáo dục trong nước, nhưng mặt khác để cải thiện thành tích và thứ hạng của Mỹ trong các cuộc thi về học thuật trên thế giới.

Lấy ví dụ cuộc thi PISA nhằm kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng của học sinh 15 tuổi trong ba lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học. Mỹ luôn "muối mặt" nằm ở tầm trung của bảng xếp hạng, bị các nước châu Á và châu Âu bỏ lại rất xa.

Chẳng mấy khi phụ huynh thắc mắc xem con mình được dạy gì ở trường mà chỉ quan tâm con xếp thứ mấy, được bao nhiêu điểm, có thành tích nào nổi trội không.

Khi gửi gắm con cái đến trường, một bộ phận cha mẹ đã đẩy chúng vào cuộc cạnh tranh không hồi kết: Con ai học giỏi nhất, đạt điểm cao nhất, giành được nhiều danh hiệu trong các kỳ thi nhất. Con ai giành được suất vào trường đại học danh giá hàng đầu đất nước.

Tất cả thứ kể trên - điểm số, thứ hạng đạt được hay niềm tự hào của cha mẹ - đều không thực sự liên quan quá trình hay phương pháp học. Ai cũng ý thức được điều đó.

Điểm số được mặc định là thước đo sự thành công không chỉ của đứa trẻ, mà của cả bản thân phụ huynh. Cha mẹ, bằng một cách khéo léo nào đó, luôn tìm cơ hội khoe với bà con và bạn bè về thành tích học tập của con cái.

Chẳng mấy khi phụ huynh thắc mắc xem con mình được dạy gì ở trường, mà chỉ quan tâm con xếp thứ mấy, được bao nhiêu điểm, có thành tích nào nổi trội không. Nhiều cha mẹ không chỉ mong con mình giỏi, mà còn phải giỏi hơn bạn bè.

Về phía giáo viên, đôi khi đó là cuộc cạnh tranh của những người trong nghề: Ai có nhiều học sinh đạt thành tích cao hơn.

"Đi học là phải được A"

Trong khảo sát phục vụ nghiên cứu của mình, tôi phỏng vấn một số học sinh để hiểu thêm về mối quan hệ giữa học hành ở trường và điểm số. Kết quả không bất ngờ nhưng vô cùng đáng lo.

Đi học phải đạt thành tích cao, càng cao càng tốt; và đặc biệt, phải cao hơn bạn đồng trang lứa.

Nhiều em thẳng thắn trả lời nếu điểm dưới A (A là điểm cao nhất trong thang điểm Mỹ) là điều không thể nào chấp nhận được, vì từ bé các em đã được dạy càng ngày cuộc đua càng khốc liệt, nếu không đạt điểm A thì không thể tồn tại được. "Đi học là phải được A" trở thành tôn chỉ.

Trong một khảo sát trên diện rộng vào năm 2010 với học sinh tiểu học ở Trung Quốc về áp lực điểm số, cứ 10 em thì 8 bạn "lo nơm nớp" các kỳ thi, bài kiểm tra trên lớp. Gần một nửa số học sinh cho biết nếu học kém, các em sẽ bị bắt nạt hay trêu chọc.

Đáng lưu tâm, gần 1/3 số học sinh nói rằng sợ bị thầy cô quở phạt nếu không làm được bài kiểm tra, điểm thấp. Hơn 70% số em cho biết sẽ bị cha mẹ đánh đòn nếu không đạt điểm cao.

Trường học không đơn thuần là nơi để học mà là nơi để gom điểm A. Len lỏi trong tiềm thức của những đứa trẻ, đi học không đơn giản vui chơi với bạn bè và hấp thụ nhiều kiến thức nhất có thể. Đi học còn là việc phải đạt thành tích cao, càng cao càng tốt; và đặc biệt, phải cao hơn bạn đồng trang lứa.

Điểm cao để làm gì?

Điểm cao để làm gì khi những kiến thức xã hội hay kỹ năng mềm không có?

Theo chuyên gia giáo dục Yong Zhao, học sinh Trung Quốc hiện nay phần lớn đạt điểm cao chót vót nhưng kỹ năng xã hội lại kém do dành hết thời gian cho sách vở. Các em không còn tâm trí sáng tạo, chủ động phát triển kỹ năng thể chất và xã hội.

Nghiên cứu ở Trung Quốc đã chứng minh những học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi gaokao (thi đại học của nước này) ít thành công trong cuộc sống so với nhóm đạt điểm thấp hơn.

Nếu trường lớp là nơi đề cao phương pháp học thay vì coi điểm số là quan trọng nhất, môi trường học tập sẽ được xây dựng theo cách khác biệt hoàn toàn. Đó sẽ là nơi những đứa trẻ được tự do theo đuổi sở thích cá nhân, khám phá điều hứng thú, thử nghiệm nhiều phương hướng sự nghiệp khác nhau và tự tạo đà, chuẩn bị cho tương lai phía trước.

Sự thất bại của hệ thống giáo dục học vẹt để lại hệ lụy thiếu kỹ năng xã hội, thiếu hiểu biết thực tế, thiếu tính kỷ luật, tự giác, hạn chế trí tưởng tượng, bào mòn tính tò mò và đam mê học tập.

Hợp tác, bắt tay cùng nhau đi lên là trọng tâm của sự phát triển và sự cạnh tranh điểm số không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Một số trường ở Mỹ đang bắt đầu xây dựng môi trường học tập theo hướng nhấn mạnh phương pháp học thay vì bảng thành tích. Đã có hiệu quả rõ rệt từ cách làm này.

Trung Quốc có tự hào khi đạt kết quả cao trong kỳ thi PISA? Tôi nghĩ là không, thay vào đó là cảm giác thất bại và bất lực với hệ thống giáo dục. Cách giáo dục chạy theo điểm số phần nào triệt tiêu khả năng sáng tạo, sự chủ động và tính tò mò của học sinh.

Dù đạt thành tích cao trong những kỳ thi quốc tế, Trung Quốc vẫn có rất ít những nhà khởi nghiệp hay phát minh mang tầm cỡ thế giới.

Ông Jiang Xuaqin (Đại học Bắc Kinh) từng đúc kết: "Sự thất bại của hệ thống giáo dục học vẹt khiến học sinh thiếu kỹ năng xã hội, thiếu hiểu biết thực tế, thiếu tính kỷ luật, tự giác, hạn chế trí tưởng tượng, bào mòn tính tò mò và đam mê học tập. Bằng chứng là ở PISA, dù Trung Quốc vẫn ở vị trí cao, điểm đang giảm qua các năm".

Trung Quốc đang muốn học tập mô hình giáo dục của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại muốn làm theo Trung Quốc. Có thể, sau một vài năm học tập lẫn nhau, nếu kết quả thuận buồm xuôi gió, Trung Quốc sẽ có nhiều sáng chế hơn.

Còn ở Mỹ? Bác sĩ và các nhà tư vấn tâm lý chắc sẽ phải bận rộn hơn với nhiều bệnh nhi mắc các chứng bệnh tâm lý học đường vì căng thẳng.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại
14:37:57 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hìnhSong Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình
16:30:40 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?
14:28:08 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Gia đình Xuân Son thuê nhà ở Hà Nội, vừa đón tết vừa chữa chấn thương

Gia đình Xuân Son thuê nhà ở Hà Nội, vừa đón tết vừa chữa chấn thương

Sao thể thao

17:39:11 21/01/2025
Ngày 20/1, trên trang cá nhân, nàng WAG Marcele Seippel - vợ tiền đạo nổi tiếng Nguyễn Xuân Son - đã cập nhật hình ảnh khi cô cùng các con dọn dẹp đồ đạc trong căn nhà ở Nam Định.
Hé lộ mối quan hệ của Madam Pang và Lisa, liệu có thân thiết như lời đồn?

Hé lộ mối quan hệ của Madam Pang và Lisa, liệu có thân thiết như lời đồn?

Netizen

17:37:29 21/01/2025
Mới đây, Lisa gây xôn xao khi tới sân vận động Emirates (London, Anh) thực hiện nghi thức tung đồng xu trước trận đấu của 2 đội Arsenal - Tottenham.
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá tại nhiều tỉnh thành với số tiền 1.200 tỷ đồng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá tại nhiều tỉnh thành với số tiền 1.200 tỷ đồng

Pháp luật

17:23:45 21/01/2025
Các đối tượng tham gia phần lớn là các đối tượng hình sự cộm cán tại địa phương, đã có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động chuyên nghiệp, phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi.
Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Nhạc việt

17:18:00 21/01/2025
Sau gần 6 năm trôi qua, khi nhiều sự thật được bóc trần , nhiều người thừa nhận sự ủng hộ nghiêng về phía Jack và chỉ trích K-ICM năm xưa là sai lầm.
Sao nam Vbiz xuất hiện bên bạn gái kém hơn 30 tuổi, công khai làm 1 hành động tình tứ

Sao nam Vbiz xuất hiện bên bạn gái kém hơn 30 tuổi, công khai làm 1 hành động tình tứ

Sao việt

17:14:28 21/01/2025
Mới đây, NSND Việt Anh còn cùng Chân Chân tham gia một sự kiện đặc biệt trao quà Tết cho nghệ sĩ - công nhân hậu đài sân khấu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025

Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025

Thế giới

17:09:08 21/01/2025
Khoảng 3.000 nhà lãnh đạo từ hơn 130 quốc gia dự kiến sẽ tham gia hội nghị, trong đó có khoảng 350 nhà lãnh đạo chính phủ, bao gồm 60 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thế giới.
Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim châu á

16:33:52 21/01/2025
Bạch nguyệt phạn tinh thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, bằng chứng là việc trên nền tảng Douyin, phim đã phá mốc 10 tỷ lượt phát.
Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Hậu trường phim

16:28:13 21/01/2025
Sina đưa tin một số hình ảnh hậu trường hiếm hoi của đoàn phim Đêm Thượng Hải do Triệu Vy đóng chính mới đây đã được tiết lộ.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Ẩm thực

16:16:53 21/01/2025
Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích. Đảm bảo món canh chua nóng hổi này sẽ là ngôi sao trên bàn ăn.
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Sao châu á

16:14:03 21/01/2025
Ngày 21/1, cả Weibo xôn xao trước bài đăng của stylist hàng đầu Mã Thước tiết lộ về tình cảnh đáng thương của Angelababy sau khi cô ngã ngựa .