“Cô giáo xóa mù” ở bản Xà Thề Phìn
Học xong chương trình THCS, Nguyễn Thị Huệ tình nguyện viết đơn xin đi dạy xóa mù. Do ít người nên học sinh tuổi nào cô cũng nhận. Cô còn vận động phụ huynh học sinh, những người chưa biết chữ tham gia học cùng.
Trường Tiểu học Na Cô Sa nơi cô Huệ ngày đêm gắn bó.
Hiện cô Huệ là giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học (Tiểu học) Na Cô Sa (xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, Điện Biên). Người giáo viên thầm lặng ấy đã cống hiến 20 năm tuổi trẻ để bám bản, bám trường, gieo chữ trên mảnh đất miền biên viễn xa xôi này.
Xin làm cô giáo ở tuổi “trăng rằm”
Là người con của vùng đất Điện Biên, cô gái trẻ Nguyễn Thị Huệ sau khi học xong chương trình THCS đã tình nguyện viết đơn xin đi dạy xóa mù ở xã Phìn Hồ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cô giáo Nguyễn Thị Huệ được phân công về bản Xà Thề Phìn. Chặng đường gieo con chữ đến từng em nhỏ miền rẻo cao bắt đầu từ đó.
Nhớ lại những ngày gian khó, cô giáo Nguyễn Thị Huệ cho hay, ngày đầu khi mới lên đây, mỗi điểm trường chỉ có 1 lớp ghép do một thầy hoặc một cô giáo phụ trách. Lớp học chỉ là những nhà tạm được làm từ tre, nứa, mái gianh không điện, không đường, không nước sinh hoạt. Cuộc sống sinh hoạt thường ngày đa phần phải dựa vào người dân bản xứ. Muốn ra đến trung tâm xã cũng phải đi bộ trèo đèo, lội suối mất nửa ngày.
ể lớp có trò, cô giáo trẻ phải đến từng nhà, vận động phụ huynh học sinh đưa con em mình đến lớp. Lớp học còn vắng bóng học sinh nên các em ở tuổi nào cô cũng nhận. Thậm chí cô Huệ còn vận động phụ huynh học sinh, những người chưa biết chữ tham gia học tập cùng con em mình. Một lớp học nhỏ nhưng có tới 10 – 15 học sinh là công sức của nhiều ngày tháng cô Huệ đến từng nhà vận động các em nhỏ và phụ huynh chưa biết chữ phổ thông đến học.
Liên tục trong 2 năm đầu tiên, cô Huệ vừa dạy chữ cho các em học sinh, vừa xóa mù cho bố mẹ các em, giúp hàng chục người dân ở bản Xà Thề Phìn biết đọc, biết viết.
Năm 2000, khi chương trình dạy xóa mù kết thúc, với lòng khát khao đưa con chữ đến với nhiều học trò để tiếp lửa tri thức cho các em, cô Huệ quyết tâm học tập, ôn luyện để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo đứng trên bục giảng.
Video đang HOT
Thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm iện Biên, năm 2003 cô Huệ tiếp tục dành những năm tháng tuổi trẻ, nhiệt huyết để công tác tại Trường Tiểu học Mường Toong số 3, huyện Mường Nhé, sau chia tách thành Trường Tiểu học Na Cô Sa (huyện Mường Nhé, nay là Trường Tiểu học Na Cô Sa, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh iện Biên).
Những “cuộc chiến” trên đường đến lớp
Cô Huệ luôn dành những tình cảm chân thành nhất cho trẻ nhỏ vùng cao.
Điểm trường mới đã tiếp sức cho cô giáo trẻ niềm đam mê và tình yêu nghề. Cô cho biết, Điện Biên với đặc thù là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác. Vì vậy, các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao. Không chỉ thiếu thốn về cơ sở vật chất, mà giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đi bộ theo đường mòn và lội suối.
Vào mùa khô, việc đi lại của các cô giáo tương đối thuận lợi. Nhưng vào những ngày có mưa, để vượt qua con đường lầy lội trơn trượt sẽ là một “cuộc chiến”.
Nhớ nhất là những ngày giữa tháng 7/2007, khi trở lại điểm trường để dạy hè, mùa mưa nước suối dâng cao, muốn vượt suối phải lấy áo mưa bọc ba lô làm phao, người biết bơi dắt người không biết bơi. Trong lần đó, vì không biết bơi nên cô Huệ bị ngã trôi hết quần áo, sách vở. Cũng may là có thầy giáo đi cùng cứu được người…
Tại đây, không chỉ cơ sở vật chất phòng lớp học còn thiếu thốn, mà nhà ở công vụ của giáo viên cũng còn tạm bợ.
Cũng vì thế mà mỗi khi vào điểm bản, ngoài quần áo, sách, đồ dùng giảng dạy, thực phẩm dự trữ cho từ 1 – 3 tuần (cá khô, lạc, trứng, muối, nước mắm, mì chính…) các thầy cô giáo vùng cao còn có thêm những gói kẹo làm quà cho học sinh, để vận động các em đến lớp chuyên cần.
Bên cạnh đó, các thầy cô còn tăng gia sản xuất để phục vụ nhu cầu hàng ngày nhằm bảo đảm sức khỏe.
“Mặc dù còn nhiều vất vả nhưng chúng tôi sẽ cố gắng bám trường, bám lớp để mang con chữ đến với các em vùng cao”, cô Huệ tâm sự.
Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của những người gieo chữ trên mảnh đất đầy sương gió. Cho đến nay, dù điều kiện dạy và học đã được cải thiện phần nào song vẫn còn nhiều gian khó. ường vẫn còn xa và nhận thức của đồng bào vùng cao về chuyện học hành vẫn cần nhiều hơn nỗ lực hi sinh thầm lặng của những người gieo chữ.
Ở tuổi 40, nếu như bao người khác, nhẽ ra đã có một gia đình nhỏ, cùng chồng và các con chia sẻ vui buồn. Nhưng cô Huệ vẫn chưa có được điều đó. Cá nhân cô vẫn chỉ mãi đắm đuối với một mong ước, đó là làm sao để trẻ vùng cao có được “con chữ”, các em có được hành trang kiến thức đủ lớn để tương lai tươi sáng hơn. Cô làm vậy bởi với cô, Na Cô Sa là quê hương thứ hai. Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ lớn lên là niềm hạnh phúc của cô.
“Mặc dù khó khăn, vất vả, nhưng học sinh luôn là động lực để chúng tôi cố gắng. Bởi, các em rất thân thiện, có nhiều tình cảm với các thầy cô”, cô Huệ bộc bạch.
Đắk Lắk: Thực hiện tốt công tác xoá mù chữ toàn tỉnh
Trong năm học 2019-2020 và giai đoạn 2016-2020, ngành giáo dục Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tích, đột phá về giáo dục mũi nhọn. Đối với giáo dục đại trà có nhiều chuyển biến tích cực.
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà
Năm học 2019-2020, dù bị ảnh hưởng dịch Covid - 19. Tuy nhiên ngành giáo dục Đắk Lắk vẫn nỗ lực để đạt các mục tiêu đề ra. Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường phòng chống dịch nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho các em học sinh.
Trong năm học này, tỉnh Đắk Lắk có 469.969 học sinh từ mầm non đến THPT (tăng 10.000 HS so vơi năm hoc 2018-2019). Từ bậc mầm non đến phổ thông có 16.793 phòng học, trong đó có 10.870 phong học kiên cố. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp học được thực hiện theo hướng kiên cố hoá, theo chuẩn quốc gia. Từ bậc mầm non đến THPT có 36.204 cán bộ, giáo viên và nhân viên với tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 67.57%.
Ngành giáo dục tỉnh cũng chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với CBQL và GV góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học các môn học theo hướng phát huy năng lực của người học. Bên cạnh đó tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh DTTS cấp tiểu học..., đặc biệt là các nội dung liên quan đến triển khai CTGDPT 2018.
Giáo viên và học sinh tại Điểm trường Ea Rớt (huyện Krông Bông, Đắk Lắk).
Trong năm học này, toàn tỉnh có 491/1.007 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 48,76%, so với năm 2019 tăng 45 trường. Tỉnh Đắk Lắk có 91.325/100.679 trẻ (tỷ lệ 90,7%) ăn bán trú. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi hàng năm dưới 5%. Kết quả, hàng năm 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi đã thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo đúng quy định.
Về chất lượng giáo dục đại trà đối với giáo dục tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt đạt 97,15% trở lên. Chất lượng giáo dục THCS tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 52,37% (tăng 8,23% so với năm học 2018-2019), tỷ lệ học sinh yếu kém 6,13% (giảm 8,3%). Còn chất lượng giáo dục THPT tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 55,05% (tăng 15,39 so với năm học trước), tỷ lệ học sinh yếu kém 7,71% (Giảm 10,9%).
Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh cũng đã xoá mù chữ cho 40 xã phường đạt mức độ 1, 144 xã đạt mức độ 2; 7/15 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn mức độ 1; 8/15 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn mức độ 2. Toàn tỉnh đạt chuẩn mức độ 1.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019-2020, tỉnh Đắk Lắk có 70 học sinh dự thi ở 10 môn, đã đoạt 39 giải (tăng 3 giải so với năm 2019). Qua đó, ngành giáo dục tỉnh tiếp tục dẫn đầu các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong năm học 2019-2020, một học sinh của tỉnh xuất sắc đạt giải Nhì trong cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia.
Chú trọng giáo dục kỹ năng sống
Trong năm học 2020-2021, ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Bên cạnh đó, phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên. Qua đó, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh trong nhà trường.
Ngoài ra, ngành giáo dục tỉnh tiếp tục tích cực tham mưu với các cấp, các ngành để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị trường học theo Đề án phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2026. Trong đó tập trung đầu tư cho các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất - thiết bị tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Trong năm học 2020-2021, ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Ngành giáo dục tỉnh cũng chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Bên cạnh đó, đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc. Không những vậy, đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt - học tốt", "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" gắn với phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Trong năm học mới, toàn ngành GD&ĐT tỉnh phấn đấu cuối năm 2020 đạt trên 50% trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo (tính cả học ghép các thôn, buôn) là 100%. Bên cạnh đó, tỷ lệ phòng học kiên cố phấn đấu đạt 68% vào cuối năm 2020, cuối năm 2021 đạt 70%. Ngoài ra, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho các cấp học.
Nỗ lực xóa mù chữ Thực hiện Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh triển khai xây dựng, thưc hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 của tỉnh, đặc biệt là những huyện vùng núi, hải đảo ngày càng cao. Nhờ được xóa mù chữ, người dân dễ dàng tiếp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử của Mỹ sẽ có hiệu lực ngay lập tức
Thế giới
1 phút trước
Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần
Tin nổi bật
3 phút trước
Bí mật về từ Singapore, nữ lao động khóc nghẹn vì con trai "như người dưng"
Netizen
37 phút trước
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
44 phút trước
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Sức khỏe
47 phút trước
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?
Sao châu á
53 phút trước
Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã
Lạ vui
56 phút trước
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc
Sáng tạo
1 giờ trước
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
1 giờ trước
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
1 giờ trước