Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho t.rẻ e.m cả một miền quê

Theo dõi VGT trên

P.hần t.hưởng quý giá nhất mà chị Lan Anh mong muốn nhận được từ phía học sinh của mình là các em khôn lớn, thành công trong cuộc sống.

Sinh ra không được bình thường như bạn bè đồng trang lứa nhưng hơn 20 năm qua, chị Lê Thị Lan Anh (sinh năm 1976, trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dùng chính nghị lực của bản thân để “truyền ngọn lửa đam mê” học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học trò.

Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho t.rẻ e.m cả một miền quê - Hình 1

Chị Lê Thị Lan Anh cùng các học sinh tại lớp học tiếng Anh của mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Di chứng chiến tranh

Vào một ngày cuối thu năm 1976, vợ chồng ông Lê Duy Toàn (sinh năm 1951) bận rộn hơn thường lệ nhưng khuôn mặt ai cũng hiện rõ nên sự hồ hởi. Còn gì vui mừng hơn khi đứa con vợ chồng ông chờ đợi sắp sửa chào đời.

Thế rồi, niềm vui mừng bỗng chốc biến thành sự lo lắng khi vợ chồng ông được các bác sĩ cho biết đứa con mới chào đời của ông bà “xinh xắn lắm nhưng ông trời không cho cháu được hoàn hảo”.

Nhiễm chất độc hóa học trong thời gian chiến đầu tại chiến trường Quảng Trị – Thừa Thiên Huế khiến người con đầu lòng của vợ chồng ông bị ảnh hưởng.

Ông Toàn bảo: “Ảnh hưởng của chất độc hóa học khiến Lan Anh gặp chứng vẹo cột sống nghiêm trọng, chân tay co quắp ngay từ khi mới được sinh ra. Thậm chí, lúc mới sinh, Lan Anh yếu đến mức không thể cất tiếng khóc chào đời”.

Bằng tình thương, vợ chồng ông Toàn động viên nhau cố gắng chăm sóc con. Ông bà đưa con đi nhiều nơi để thăm khám nhưng đến đâu các bác sĩ cũng đều lắc đầu. Thời bấy giờ, ông Toàn vẫn còn đang công tác trong quân đội trong khi vợ ông cũng đang làm công nhân ở Mỹ Đức (Hà Nội).

Không thể nghỉ việc lâu để chăm sóc con được nên khi mới lên 8 tháng t.uổi, cô bé Lan Anh đã được gia đình gửi về cho bà nội chăm sóc.

Trong trí nhớ Lan Anh, t.uổi thơ của chị là những tháng ngày vật vã chiến đấu với bệnh tật. Tuy vậy, cũng chính nhờ sự quan tâm, chăm sóc cùng tình thương vô bờ bến của bà nội và người thân đã khiến chị mạnh mẽ vượt qua những tháng ngày khó khăn trong đời.

Đến t.uổi đi học, mặc dù nhận thức rõ được sự khác biệt của mình so với những bạn bè cùng trang lứa nhưng Lan Anh vẫn nhất mực xin bố mẹ để được đi học.

“Thời điểm đó, sức khỏe Lan Anh rất yếu, không thể cầm bút viết chữ. Vợ chồng tôi cũng sợ Lan Anh sẽ bị chúng bạn trêu chọc nên cũng phân vân trong việc cho con đi học”, ông Toàn chia sẻ.

Tuy nhiên, chính sự quyết tâm của cô con gái khiến vợ chồng ông đi đến quyết định để con được đến trường. Lan Anh bắt đầu những tháng ngày đầu tiên được cắp sách tới trường.

Sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc của bà nội và người thân từ khi còn nhỏ nên trường lớp đối với Lan Anh lúc này là điểm đến đầy bất ngờ và thích thú nhưng cũng có nhiều bỡ ngỡ.

Khoảng thời gian đến trường với Lan Anh quả thật không bình yên. “Bên cạnh thầy cô và các bạn cảm thông, giúp đỡ tôi, cũng có nhiều bạn bè trêu chọc khiến nhiều lúc tôi rất buồn”, chị Lan Anh nhớ lại.

Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho t.rẻ e.m cả một miền quê - Hình 2

Chị Lê Thị Lan Anh cùng các học sinh tại lớp học tiếng Anh của mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Vượt lên số phận

Những lời trêu chọc mặc dù khiến bản thân rất buồn nhưng mặt khác là động lực để cho chị cố gắng, theo đổi đam mê với việc học của mình.

Video đang HOT

Để không phụ lòng của bà nội, bố mẹ và người thân, Lan Anh ngày đêm nỗ lực và luôn là một trong những thành viên có thứ hạng học tập cao trong lớp.

“Lan Anh viết chữ rất đẹp, đến mức khi xem vở tôi còn không tin đây là chữ do con gái viết. Đến năm lớp 4, Lan Anh chọn tham dự cuộc thi viết chữ đẹp và đến năm lớp 6 thì được đi thi học sinh giỏi môn Văn của trường”, ông Toàn nhớ lại.

Trong những năm tháng đó, người đồng hành với cô bé Lan Anh chính là bà nội. Trong tâm trí của mình, bà nội là “đôi chân”, là chỗ dựa vững chắc suốt cả t.uổi thơ đầy biến động của Lan Anh.

“Những ngày mưa, sợ cháu đi không vững, bà lại dắt tôi đến trường. Nhiều lúc trời mưa, đường sình lầy, hai bà cháu ngã sõng soài trên đường nhưng bà vẫn động viên tôi cố gắng học tập”, chị Lan Anh tâm sự.

Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho t.rẻ e.m cả một miền quê - Hình 3

Nỗ lực của cô Lê Thị Lan Anh chính là tấm gương cho chính các em nhỏ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Bằng nghị lực của bản thân, từ một cô bé có thể trạng yếu, thường xuyên bị bạn bè trêu trọc Lan Anh trở thành một tấm gương sáng trong học tập khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thế nhưng “cuộc đời đâu phải lúc nào cũng như dòng nước êm trôi” sau khi vừa hoàn thành xong chương trình học lớp 8, sức khỏe Lan Anh suy yếu. Ký ức sau đó của chị là những tháng ngày đau ốm, ở trong viện nhiều hơn ở nhà. Sức khỏe yếu không cho phép chị tiếp tục theo học phổ thông như các bạn.

Những ngày tháng không được đến lớp đó đã vô tình khơi dậy niềm yêu thích với môn tiếng Anh cho chị.

“Ngày ấy, internet chưa có nhưng tuần nào cũng có chương trình dạy tiếng Anh trên vô tuyến. Tôi theo dõi thường xuyên và bị cuốn hút với thứ ngôn ngữ mới lạ này. Theo dõi nhiều, tôi lại thấy bản thân có tình yêu với tiếng Anh nên đã xin bố mẹ cho đi học”, chị Lan Anh nói.

Không ngăn được quyết tâm của con, vợ chồng ông Toàn phải gật đầu đồng ý cho con đi học. Lan Anh được gửi ra sống tại nhà một người bác ở Hà Nội và được mời gia sư đến dạy. Được trở lại với việc học, Lan Anh nỗ lực, say mê, học quên ngày đêm khiến người thân nhiều khi cảm thấy lo lắng.

Dẫu vậy, theo học được hơn một năm, chị Lan Anh đành phải gác lại việc học tập. Phần vì sức khỏe không cho phép, “phần vì học với gia sư họ cũng chỉ dạy mình ngữ pháp, không giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều và chi phí theo học vượt quá khả năng nên tôi nói với bố mẹ không học nữa”, chị Lan Anh chia sẻ.

Chị trở về nhà, chị Lan Anh nhưng vẫn dành dụm t.iền mua sách tự học, trau dồi kiến thức rồi sau đó đăng ký thi và được cấp chứng chỉ C tiếng Anh.

Nói về kinh nghiệm học tập của mình với môn tiếng Anh, chị Lan Anh cho biết: “Quá trình học với gia sư, tôi cố gắng nắm bắt được những kiến thức về ngữ pháp. Những từ mới đều được tôi ghi ra riêng một quyển sổ để làm tư liệu và cố gắng ghi nhớ càng nhiều từ càng tốt.

Với mỗi từ mới, tôi học đi học lại hàng có khi đến cả chục lần. Từ nào khó nhớ, tôi ghi vào giấy, dán lên tường học đến khi nhớ mới thôi”.

Theo chị Lan Anh, khó khăn lớn nhất khi học tiếng Anh là kỹ năng phát âm và nghe. Để luyện hai kỹ năng này, chị thường mua băng về nghe và phát âm lại có khi đến méo cả tiếng băng.

Khi internet phát triển, chị có điều kiện tiếp cận với nhiều phương pháp học tiếng Anh khác nhau, các kỹ năng cũng nhờ đó mà tiến bộ hơn.

Chị luôn tâm niệm “kiến thức mình học được chỉ như những hạt cát giữa sa mạc. Nếu không ngừng học tập, trau dồi, bản thân mình sẽ bị thụt lùi”.

Chia sẻ niềm đam mê

Chị Lan Anh bảo, mặc dù có đam mê với môn tiếng Anh nhưng chưa bao giờ chị nghĩ có ngày chị sẽ trở thành một giáo viên giảng dạy môn học này. Cái cơ duyên đưa chị đến với nghề “gõ đầu trẻ” cũng thật tình cờ.

Theo đó, sau khi nghỉ học, chị Lan Anh trở về sinh sống cùng gia đình. Những lúc rảnh rỗi, chị thường hay xuống quán nước trông hàng giúp bố mẹ.

Khi đó, “tiếng thơm” về khả năng học tiếng Anh của chị đã được nhiều người dân trong khu phố biết đến.

“Hôm đó có chị hàng xóm có sang nhà chơi, thấy tôi đang cầm quyển sách học tiếng Anh nên chị ấy cũng kể chuyện gia đình và ngỏ ý muốn nhờ tôi kèm cặp môn học này cho con chị ấy.

Thấy chị ấy nói thế, mình cảm thấy rất vui nhưng cũng trao đổi lại rằng mình chưa qua trường lớp nào cũng không có kinh nghiệm trong việc dạy học.

Tuy vậy, chị ấy vẫn nhất quyết nhờ tôi kèm cặp hộ nên tôi đành đồng ý. Đó cũng là đ.ứa t.rẻ đầu tiên gọi tôi bằng hai tiếng cô giáo”, chị Lan Anh hồ hởi nhớ lại.

“Tiếng lành đồn xa”, lớp học của cô giáo Lan Anh được nhiều người biết đến và tin tưởng gửi gắm con em mình.

Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho t.rẻ e.m cả một miền quê - Hình 4

Chị Lê Thị Lan Anh nhận bằng khen về gương “Người tốt, việc tốt” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ trao tặng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thời gian đầu, với mong muốn lớn nhất là được trở thành một người có ích, được truyền dạy những kinh nghiệm của mình cho người khác nên chị Lan Anh nhận dạy miễn phí.

Dần dần số học sinh theo học tăng lên nên các phụ huynh muốn chị thu học phí để có kinh phí duy trì việc học lâu dài.

Lớp học đặc biệt của chị Lan Anh ngoài những học sinh bình thường còn có cả những trẻ bị khuyết tật.

Với những em này, chị Lan Anh tạo điều kiện bằng cách giảm hoặc miễn học phí cho các em.

Thấu hiểu bản thân cũng là một người khiếm khuyết nên những khoảng thời gian rảnh rỗi ngoài giờ học, chị còn trò chuyện, tâm sự, động viên các em vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ mất đều được chị tạo điều kiện hết sức trong quá trình học tập.

Không ít những trường hợp những trẻ bị khuyết tật, thiếu tự tin sau thời gian theo học lớp của chị Lan Anh cũng trở lên mạnh dạn, hoạt bát hơn.

Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho t.rẻ e.m cả một miền quê - Hình 5

Chị Lê Thị Lan Anh nhận giải Kova lần thứ 17 ở hạng mục “Sống đẹp”. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Lan Anh cho biết: “Do các em theo học chủ yếu từ lớp 3 đến lớp 9 và môn học tiếng Anh với các em còn mới mẻ nên bản thân tôi phải luôn tìm hiểu, trau dồi phương pháp giảng dạy để có thể truyền đạt được tốt nhất các kiến thức cho các em”.

Để tạo cho các em niềm hứng khởi, đam mê trong mỗi giờ học, thỉnh thoảng, chị lại tổ chức một số cuộc thi tiếng Anh nho nhỏ. Cũng chính vì thế mà không giống với nhiều lớp học khác, lớp học nhỏ của chị luôn rộn tiếng cười đùa vui vẻ.

Có nhiều em trước khi vào học không tập trung, hay nghịch nhưng sau thời gian theo học cũng tiến bộ lên từng ngày.

P.hần t.hưởng quý giá nhất mà chị Lan Anh mong muốn nhận được từ phía học sinh của mình là các em khôn lớn, thành công trong cuộc sống.

“Hơn 20 năm dạy học, tôi cũng không nhớ hết mặt từng em học sinh nhưng thỉnh thoảng trao đổi với phụ huynh các em và nhiều khi các em gọi điện cho tôi chia sẻ những thành quả đã đạt được trong cuộc sống làm tôi thấy vui vô cùng. Vui vì bản thân mình đã làm được điều có ích cho xã hội”, chị Lan Anh tâm sự.

Mỗi năm, cứ đến dịp 20/11, chị Lan Anh lại có dịp được khoe những bó hoa tươi thắm của học sinh và phụ huynh trao tặng. Với chị, đây là những món quà ý nghĩa, trân quý nhất để tạo động lực cho chị tiếp tục trên con đường dạy học của mình.

Với những đóng góp hữu ích cho cộng đồng, cô giáo Lan Anh đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội biểu dương, tặng Bằng khen về gương “Người tốt, việc tốt”.

Chị cũng được tôn vinh và trao Giải Kova lần thứ 17 năm 2019 ở hạng mục “Sống đẹp” trong một g.iải t.hưởng tìm kiếm và tôn vinh những người Việt tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực.

Kỳ tích về chàng trai bại não bẩm sinh thi đỗ đại học với điểm cao chót vót

Dù bị bại não bẩm sinh nhưng chàng trai Lý Tân (Trung Quốc) đã vượt lên số phận để thi đỗ vào đại học.

Lý Tân, sinh năm 2000, ở Chiết Giang, Trung Quốc được bác sĩ chẩn đoán bị bại não bẩm sinh. Dù gia đình đã dốc sức chữa trị nhưng Lý Tân không thể đi đứng, tay bị khoèo. May mắn thay, nhận thức của Lý Tân không suy giảm và chỉ số IQ bình thường. Vì sức khỏe yếu nên Lý Tân không đi học mẫu giáo.

Nghỉ làm công nhân một nhà máy điện trong thành phố, cha Lý Tân trở về nhà may vá thêm ở nhà kiếm chút t.iền lẻ, tiện việc chăm vợ chăm con. Một ngày của ông kéo dài từ 5h và kết thúc lúc 23h. Ngay từ sáng sớm, ông đã làm việc không ngơi tay, từ nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa đến phục vụ vệ sinh cá nhân cho cả vợ và con. Tuy nhiên, người đàn ông này không bao giờ than vãn và tin tưởng rằng mọi việc rồi sẽ ổn.

Năm Lý Tân 8 t.uổi, thấy bạn bè cùng trang lứa được đi học, cậu đã tha thiết xin bố được đến trường và hứa rằng sẽ chăm chỉ nỗ lực. Cha Lý Tân thấy con vô cùng quyết tâm nên đã cố gắng xin cho con học tại một trường địa phương. Ban ngày, ông theo con vào lớp để chăm sóc sức khỏe, việc mà giáo viên không thể làm. Buổi tối, ông lại dạy con học viết, làm toán và tự làm vệ sinh cá nhân. Dần dần, Lý Tân cũng tự mình tự rửa mặt, đ.ánh răng và ngồi trên ghế tự tắm.

Lý Tân là một cậu học sinh chăm chỉ. Tay khoèo không thể viết nhanh như các bạn trong lớp nên cậu chắt lọc thông tin để viết được đầy đủ nội dung bài học trong thời gian ngắn. Thành quả mà cậu nhận lại trong 12 năm học là luôn đứng top 5 trong lớp. Lý Tân cũng được bố khuyến khích tham gia các hoạt động tập thể sau giờ học thay vì về nhà luôn. Cậu học sinh khuyết tật có rất nhiều người bạn tốt xung quanh, luôn giúp đỡ cậu nếu như bố có việc bận, không có mặt trên lớp.

Lớp 12, Lý Tân bày tỏ nguyện vọng muốn lên thành phố học và trở thành một lập trình viên máy tính với bố. Cuối cùng, cậu đỗ khoa công nghệ Đại học Ôn Châu và thừa nhiều điểm vào kỳ thi đại học năm 2019. Luôn ủng hộ con trong mọi quyết định, tháng 9/2019, Cha Lý Tân theo con lên giảng đường đại học. Ông chia sẻ, "dù con trai ở đâu, tôi vẫn sẽ đồng hành cùng con, vì đó là điều duy nhất tôi có thể làm ở hiện tại".

Trước đó, câu chuyện cảm động của chàng trai Ding Ding bị bại não thi đỗ Đại học Harvard cũng gây sốt mạng.

Ding Ding, sinh ra ở bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc năm 1988. Do biến chứng khi mang thai nên cậu bị ngạt từ trong tử cung dẫn tới bại não.

Các bác sỹ đã cảnh báo cha mẹ của Ding Ding là chị Zou Hongyan cùng chồng về những gánh nặng hai người gặp phải nếu giữ lại Ding Ding, thậm chí, các bác sỹ đã khuyên 2 người từ bỏ đ.ứa t.rẻ này.

Cha của Ding Ding chung quan điểm với bác sỹ nhưng chị Zuo vẫn quyết định giữ lại đ.ứa b.é. Bất đồng quanh chuyện giữ hay bỏ con đã khiến hôn nhân của anh chị đổ vỡ. Từ đó chị Zuo một mình vất vả nuôi nấng Ding Ding.

Chia sẻ trên Tân Hoa Xã, chị Zuo cho biết, cảm nhận được những lần con đạp mạnh trong bụng, chị quyết tâm giữ lại đ.ứa b.é.

Là một bà mẹ đơn thân với đứa con bại não, chị Zuo khổ trăm bề. Để nuôi con, chị phải làm nhiều công việc một lúc. Chị làm giảng viên toàn thời gian tại một trường đại học ở thành phố Vũ Hán, ngoài ra chị nhận thêm nhiều công việc bán thời gian khác như đào tạo lễ tân và bán bảo hiểm.

Mặc dù rất bận rộn nhưng người mẹ tận tâm luôn dành thời gian dạy dỗ Ding Ding và giúp Ding Ding theo kịp với các bạn cùng trang lứa.

Kỳ tích về chàng trai bại não bẩm sinh thi đỗ đại học với điểm cao chót vót - Hình 1

Ding Ding và mẹ.

Thời gian đầu, những khiếm khuyết của Ding Ding ngày càng biểu hiện rõ ràng. Hai t.uổi cậu mới biết đứng, 3 t.uổi mới biết đi, 6 t.uổi mới biết nhảy. Khả năng tiếp thu và phát triển của cậu rất chậm.

Do đó, chị Zuo phải tăng cường nỗ lực lên gấp bội, luôn kiên định rằng con trai sẽ vượt qua bệnh tật của mình tốt nhất có thể. Chị đưa Ding Ding đi phục hồi chức năng, chị học các liệu pháp massage vì con bị cứng cơ, một biến chứng của bại não.

Rồi chị kiên nhẫn dạy con cách cầm đũa, điều quá khó với một đ.ứa t.rẻ bại não, bởi chị không muốn con tủi thân vì gặp những câu hỏi khiếm nhã khi ăn cùng với những người khác. Chị từng bước dạy con cách cầm bút, cách viết và khuyến khích cậu học hành chăm chỉ.

Cuối cùng những nỗ lực của hai mẹ con đã được đền đáp xứng đáng. Năm 2011, Ding Ding tốt nghiệp trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Đại học Bắc Kinh, sau đó cậu tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Luật Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh.

Cậu đi làm 2 năm và đã được nhận vào khoa Luật của trường Đại học Harvard danh tiếng ở Massachusetts, Mỹ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhân vật của Hồng Diễm trong "Trạm cứu hộ trái tim" lại khiến khán giả ức chế

Hậu trường phim

13:27:54 03/07/2024
Suốt từ đầu phim, Ngân Hà luôn là nhân vật bị khán giả chỉ trích nhiều nhất, từ lối diễn xuất đến ngoại hình nhân vật.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

Thế giới

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

'Hoàng tử Vpop' Hoàng Hải: Rất lâu rồi tôi không trải qua cảm giác yêu, nhớ một ai đó

Nhạc việt

12:52:30 03/07/2024
Ca sĩ Hoàng Hải thừa nhận, ở t.uổi 42, lâu lắm rồi anh không yêu nên không biết miêu tả mình trong tình yêu như thế nào.

Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"

Tv show

12:45:27 03/07/2024
Người Thứ 3 tập 154 xoay quanh câu chuyện hôn nhân tan vỡ của chị M vì chồng ngoại tình, có con riêng với nhân tình.

Trạm cứu hộ trái tim giới thiệu tập cuối: Ngân Hà biến mất, An Nhiên và 3 nhân vật chiếm spotlight

Phim việt

12:41:31 03/07/2024
Clip giới thiệu phim tập cuối không hề có sự xuất hiện của Ngân Hà hay Vũ. Đáng nói, dường như khán giả cũng không mấy quan tâm đến 2 nhân vật này, bởi đoạn kết của họ có lẽ ai cũng đã đoán ra.

JungKook được huyền thoại Diana Ross khen ngợi

Nhạc quốc tế

12:30:23 03/07/2024
Em út BTS Jungkook tiếp tục khiến người hâm mộ tự hào khi nhận được lời khen từ ca sĩ huyền thoại Diana Ross về một bài hát trong album solo đầu tay Golden .

Cô gái 33 t.uổi về quê làm ruộng: Tự do cả về vật chất lẫn tinh thần

Sáng tạo

12:25:59 03/07/2024
Năm 2016, Ye Zi lần đầu tiên đến thị trấn Shigu, Vân Nam. Bị hút hồn bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, Ye Zi đã quyết định rời bỏ thành phố và ở lại nơi này.

Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra

Góc tâm tình

12:13:25 03/07/2024
Sau khi nói chuyện với cô gái kia tôi mới biết cô ấy cũng bị chồng tôi lừa. Anh nói với nhân tình là đã ly hôn với vợ. Tôi và Tuấn lấy nhau đã 3 năm nhưng vẫn chưa có con.

Những bộ đầm dạ hội 'hot' nhất mùa hè 2024

Phong cách sao

11:44:55 03/07/2024
Diễn viên Quỳnh Châu Người một nhà khoe vẻ đẹp kiêu kỳ và nữ tính qua từng thiết kế đầm dạ hội đang là xu hướng cho mùa hè năm nay.

Nâng tầm du lịch Bình Định qua các giải thể thao quốc tế

Du lịch

11:38:59 03/07/2024
Tỉnh Bình Định liên tục đăng cai tổ chức các giải thể thao tầm cỡ quốc tế, trong đó có một số môn thể thao mới như đua mô tô nước, đua thuyền máy F1H2O và giải Teqball thế giới.

Bảo Anh vỡ oà khi con gái biết nói từ đầu tiên

Sao việt

11:20:02 03/07/2024
Vào tối 2/7, nữ ca sĩ sinh năm 1992 đã chia sẻ niềm hạnh phúc vì nhóc tỳ Misumi lần đầu tiên biết gọi mẹ Bảo Anh.