Cô giáo vùng cao: ‘Cái khó còn nhiều gấp đôi’
Làm nghề giáo ở miền núi đã khổ, làm giáo viên dạy cho con em đồng bào dân tộc thì cái khó còn nhiều gấp đôi, bởi vừa phải lo dạy chữ vừa lo cái ăn, chỗ ở cho các em.
Cô giáo Trần Thị Hoa bên học sinh Trường THPT Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Cô giáo trẻ Trần Thị Hoa sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Bắc Trà My, chảy trong mình dòng máu dân tộc Giẻ-Triêng, sau khi tốt nghiệp sư phạm, cô Hoa đã có gần 9 năm làm giáo viên Trường THPT Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Cũng như nhiều giáo viên vùng cao khác, cô giáo Trần Thị Hoa thấy hạnh phúc khi được ngày ngày giúp đỡ các em học sinh dân tộc tiến bộ trong học tập, luôn miệt mài cống hiến cho sự tiến bộ giáo dục của vùng cao, là tấm gương sáng để con em đồng bào dân tộc học tập và noi theo.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Thị Hoa được phân công công tác tại Trường THPT Bắc Trà My – ngôi trường có hai thành phần học sinh: Học sinh người Kinh và học sinh các dân tộc thiểu số không được xét tuyển vào trường nội trú của huyện hoặc tỉnh.
Khẳng định được khả năng chuyên môn, Hoa được Ban giám hiệu tín nhiệm, thường phân công làm chủ nhiệm các lớp của học sinh dân tộc với trình độ tiếp thu còn gặp nhiều hạn chế do đặc thù về gia đình và điều kiện kinh tế- xã hội.
Học sinh theo học tại Trường THPT Bắc Trà My đều từ các xã vùng cao xa xôi xuống tập trung tại thị trấn để học tập. Nhiều học sinh phải đi học xa với đường sá đi lại khó khăn.
Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, đa số chưa được sự quan tâm của gia đình và chưa có ý thức chăm ngoan học tập. Chính vì vậy, cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Hoa luôn sâu sát tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể từng học sinh trong lớp, uốn nắn kịp thời những sai sót lệch lạc của từng học sinh. Với phương pháp phù hợp, cô có nhiều sáng tạo và nỗ lực để nâng cao chất lượng học tập của cả tập thế lớp, khiến tỉ lệ học sinh bỏ học, học yếu đều giảm đáng kể.
Video đang HOT
Ngoài truyền kiến thức, cô giáo Trần Thị Hoa luôn là người truyền cảm hứng cho học sinh. Cô tham gia tích cực các hoạt động của các đoàn thể, làm tấm gương cho học sinh để các em thấy rằng người đồng bào dân tộc cũng có thể làm tốt nhiều việc. Từ đó giúp các em dạn dĩ hơn, tự tin hơn, có nhiều nỗ lực thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình hơn.
Làm nghề giáo ở miền núi đã khổ, làm giáo viên dạy cho con em đồng bào dân tộc thì cái khó còn nhiều gấp đôi, bởi vừa phải lo dạy chữ vừa lo cái ăn, chỗ ở cho các em.
Ngoài việc giảng dạy trên lớp, các buổi không có tiết và buổi tối, cô thường đến các khu trọ và khu nội trú của học sinh, nắm bắt tình hình ăn, ở, đau ốm của các em để kịp thời giúp đỡ và hướng dẫn các em tự học. Có nhiều lần nửa đêm nhận tin báo học sinh đau ốm, không người thân bên cạnh, cô không nề hà đưa các em vào viện và tận tình chăm sóc.
Những ngày vừa qua, huyện Bắc Trà My là một trong những địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề vì mưa lũ, sạt lở đất. Đã có lúc nước lũ ập đến với cả khu phố, khiến ngập hơn nửa phòng học, vật dụng, bàn ghế, sách vở bị hư hỏng hết do lũ lên nhanh bất ngờ. Cô Hoa cùng các giáo viên khác trong trường lại ra sức dọn dẹp, sớm khôi phục trường lớp để đón học sinh quay lại trường.
Dẫu gian khổ như vậy nhưng cô Hoa vẫn miệt mài, cần mẫn với công việc “cõng chữ lên non” và chăm lo đời sống tinh thần cho các em học sinh dân tộc thiểu số nơi đây. Chưa bao giờ cô cảm thấy hối hận vì đã chọn nghề giáo. “Thời gian qua, tôi thấy thật may mắn khi mình đã chọn đúng nghề, được tiếp xúc và dạy dỗ trực tiếp các em học sinh bằng cả tấm lòng và sự nhiệt huyết. Bản thân tôi luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, cố gắng hoàn thành thật tốt mọi công việc, hi vọng sẽ góp một phần tiến bộ vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà”, cô giáo trẻ chia sẻ.
Với những đóng góp của mình, cô giáo Trần Thị Hoa đã vinh dự nhận danh hiệu “ Giáo viên dạy giỏi” cấp tỉnh, giấy khen của Ban chấp hành Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam, Chứng nhận đạt danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” của Tỉnh đoàn Quảng Nam.
Thầy giáo trẻ Hà Tĩnh liên tiếp đạt danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi Quốc gia"
Về công tác tại Trường THPT Nghèn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tròn 10 năm, thầy giáo Lê Văn Định - Bí thư Đoàn trường, giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh (GDQPAN) tiêu biểu với nhiều thành tích trong giảng dạy và hoạt động đoàn.
Chân dung thầy giáo trẻ Lê Văn Định - Bí thư Đoàn trường, giáo viên bộ môn GDQPAN tại Trường THPT Nghèn.
Với quan niệm không chỉ làm thầy mà còn phải làm bạn của học sinh, ngoài truyền đạt tri thức còn chia sẻ cuộc sống với các em, thầy giáo Lê Văn Định (SN 1987, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) đã chọn cho mình phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, thầy Định được về công tác tại Trường THPT Nghèn, suốt 10 năm, thầy Định luôn chăm chút từng trang giáo án, miệt mài cho từng bài giảng với suy nghĩ phải làm sao để học sinh không cảm thấy khô cứng, nhàm chán với bộ môn của mình.
Ngày đêm, thầy Định trăn trở, tìm ra phương pháp dạy học lôi cuốn, hấp dẫn. Mỗi lần lên lớp là một lần say sưa và cũng từ những tiết dạy học trên lớp để rút ra những kinh nghiệm quý.
Bí thư Tỉnh đoàn Lê Thành Đông trao danh hiệu "Giáo viên trẻ tiêu biểu" cấp tỉnh cho thầy giáo Lê Văn Định ngày 17/11 vừa qua.
Điều đáng trân trọng ở thầy Định chính là thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao với chuyên môn. Truyền tải kiến thức đến học sinh, đòi hỏi người thầy luôn trong tâm thế chưa bằng lòng với chính mình để không ngừng tự nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp...
Không chỉ truyền đạt bài giảng trên lớp, thầy luôn trăn trở việc khơi dậy và hun đúc cho học sinh lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giúp các em biết các trang thiết bị, vũ khí, kỷ luật quân đội, kỹ thuật chiến đấu bộ binh.
Thầy Lê Văn Định chia sẻ: "Bản thân là một thầy giáo, một đảng viên, tôi luôn tự nhắc nhở phải nỗ lực, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, thông qua công tác giảng dạy, tôi luôn mong muốn truyền tải tình yêu quê hương Tổ quốc đến thế hệ trẻ; đồng thời, giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh...".
Bên cạnh công tác chuyên môn, thầy Định còn là Bí thư Đoàn trường năng động.
Để giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, thầy Định đã nghiên cứu thành công đề tài "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học" và được tham dự báo cáo tại Hội thảo Khoa học toàn quốc năm 2020 về Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học.
Ngoài ra, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo trẻ cũng được nhà trường đánh giá cao; đồng thời, thầy Định còn trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiện nhiều dự án tham gia các hội thi mang lại thành tích cao...
Với những nỗ lực trong việc truyền dạy kiến thức chuyên môn, thầy giáo trẻ Lê Văn Định đã giành được phần thưởng xứng đáng khi liên tục nhận danh hiệu cao quý "Giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia" giai đoạn 2013 - 2017 và giai đoạn 2017 - 2022, cùng các danh hiệu "Giáo viên trẻ tiêu biểu" cấp tỉnh năm 2020.
Bên cạnh công tác chuyên môn, thầy Định còn là Bí thư Đoàn trường năng động, luôn tạo ra "luồng gió mới", giúp hoạt động đoàn trường đi vào chiều sâu, thu hút và vận động được đoàn viên, thanh niên đoàn kết, có nhiều hoạt động hay, sáng tạo.
Thầy Lê Văn Định đón nhận tình cảm của học trò trong ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Để tổ chức tốt các hoạt động, thầy luôn đưa ra các ý tưởng phù hợp để triển khai, tạo sự lan tỏa. Thông qua các mô hình, hoạt động ngoại khóa do đoàn trường tổ chức, học sinh được phát huy năng khiếu, sở trường, hoàn thiện các kỹ năng sống; đồng thời, được trang bị kiến thức pháp luật, kiến thức phổ thông, kỹ năng xã hội và hướng nghiệp. Nhờ vậy, nhiều năm liền, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Nghèn luôn đạt thành tích xuất sắc.
Người giáo viên trẻ tâm sự: "Sự trưởng thành của các em học sinh chính là động lực để những người giáo viên như chúng tôi không ngừng sáng tạo với mong muốn mang đến cho các em kiến thức, kĩ năng sống tốt nhất".
Thầy Phan Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nghèn cho biết: "Thầy Lê Văn Định là một thầy giáo trẻ nhưng đã trở thành cán bộ cốt cán của nhà trường, đạt nhiều thành tích xuất sắc, thường xuyên chăm lo công tác chuyên môn, hết lòng vì học sinh. Với cương vị Bí thư Đoàn trường, thầy Định đã giúp phong trào hoạt động đoàn thể của nhà trường ngày càng đi lên".
Cô giáo trẻ sáng tạo, truyền năng lượng tích cực đến học sinh Mỗi giờ học là một giờ tràn đầy năng lượng tích cực của cả cô và trò. Mỗi hoạt động Đoàn là dịp các em thể hiện trọn vẹn sự sáng tạo, sâu sắc với phong trào. Đây là những tâm niệm về nghề nghiệp của cô giáo Trần Thị Ninh, sinh năm 1984, giáo viên tiếng Anh, Bí thư Đoàn Trường Trung...