Cô giáo trường làng khơi dậy niềm đam mê Lịch sử cho học trò
Bằng cách dạy học sinh “không giống ai”, cô giáo Phan Thị Hiến ( Bắc Giang) đã giúp học trò có phương pháp học tập môn Lịch sử hiệu quả.
Hành trình đến với đam mê
Có một thực tế là những năm gần đây, điểm thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học môn Lịch sử không cao. iều đó đã làm dư luận ngày càng quan tâm và lo lắng cho việc bộ môn này đang ngày càng bị thờ ơ.
Ấy vậy mà ở một ngôi trường miền núi của tỉnh Bắc Giang, có một cô giáo vẫn hàng ngày bằng niềm đam mê bất tận với môn Lịch sử đang cố gắng đem những phương pháp học dễ hiểu nhất để khơi gợi trong các em học sinh tình yêu với môn học này.
Đó là cô giáo Phan Thị Hiến (sinh năm 1982) hiện là giáo viên bộ môn Lịch sử của trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chính thức bước chân vào nghề “gõ đầu trẻ” từ năm 25 tuổi, và có thời gian hơn 5 năm công tác tại trường Lý Thường Kiệt, cô được Ban giám hiệu tin tưởng giao cho trọng trách làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
Trò chuyện với chúng tôi với giọng điệu nhỏ nhẹ nhưng đầy sức hút, cô Hiến kể: “Xuất phát từ tình yêu nghề, ước mơ từ nhỏ là được đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho các học sinh, bởi môn Lịch sử ngày càng bị coi nhẹ, đa số các học sinh không mấy mặn mà.
Từ ước mơ này cô đã nhất quyết thi vào ngành sư phạm, muốn sau này góp một phần sức mình thay đổi cách nghĩ của các em về môn học này.
Cái khó của bộ môn này chính là việc học sinh không mấy đam mê, bởi còn nhiều bộ môn khác có sức hút hơn.
Việc các em không được chứng kiến bằng mắt, bằng hiện thực trong các bài học nên để tái hiện lại cho các em có thể hình dung đã là điều khó khăn chứ chưa nói đến việc cho các em chăm chú và say mê với nó.
Vì vậy, việc truyền thụ kiến thức lịch sử cho các em là điều hết sức khó khăn, thậm chí có trường hợp các em rất thích nghe giảng nhưng khi hỏi lại các em có thể hiểu và ghi nhớ các dữ kiện trong tiến trình lịch sử hay không thì các em lại không làm được.
Trong phạm trù của môn Lịch sử, ngoài phần lịch sử thế giới còn phần lịch sử Việt Nam mà các thế hệ học trò hiện nay không nắm bắt hết được lịch sử của ông cha ta xưa thì thật là nguy hiểm”.
Cô giáo Phan Thị Hiến với giáo án dạy Sử “không giống ai”. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Video đang HOT
Được biết, cô Hiến vốn xuất thân trong một gia đình không có ai theo nghiệp sư phạm.
Thời điểm cô bước chân vào đại học với con đường sau này sẽ làm giáo viên là lúc bố mẹ cô thấy thương và lo lắng cho cô gái bé nhỏ.
Mọi quyết định của cô đều được bố mẹ tôn trọng và hết lòng ủng hộ, nhưng nghĩ đến việc sau này ra trường làm giáo viên đã khó, lại là giáo viên của môn học mà không mấy học sinh đam mê thì không biết tiền lương có đủ để trang trải cuộc sống hay không.
Niềm đam mê của con gái mình có vượt qua được gánh nặng của cơm, áo, gạo, tiền hay không.
Chia sẻ về kinh nghiệm dạy học cô Hiến bày tỏ: “Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tôi thấy rằng, nếu biết cách tiếp cận thì bộ môn này rất hay và kiến thức về nó không thể nào có thể khám phá được hết.
Đây cũng là điều thôi thúc tính tò mò và khiến cho tôi hăng say đi theo nghề từ lúc nào không hay.
Vì thế, để khuyến khích được tinh thần học hỏi của các bạn thì yếu tố đầu tiên là bản thân người học đó cũng phải yêu thích bộ môn này, khi ấy việc truyền thụ mới có hiệu quả.
Còn nếu học sinh chỉ học để mong muốn đủ điểm qua môn hay đạt điều kiện công nhận tốt nghiệp thì việc học Lịch sử chỉ giống như cái máy.
Sau mỗi kỳ thi, chúng tôi lại tìm thấy những học sinh đạt thành tích cao trong bộ môn này, điều này cho thấy rằng môn Lịch sử vẫn còn sức sống mãnh liệt trong bất cứ môi trường sư phạm nào.
Căn bản là việc định hướng học và việc truyền thụ nó tới học sinh ở nhiều nơi chưa thật đúng đắn khiến cho tầm quan trọng của bộ môn này trong bậc học Trung học phổ thông đang bị coi nhẹ.
Nếu bản thân học sinh đó có hứng thú, say mê với bộ môn đó thì các em cũng sẵn sàng tự mày mò, tìm hiểu về bản chất những sự kiện mà cô giáo dạy.
Thậm chí có một số vấn đề, các học sinh tự tìm hiểu và thể hiện sự hiểu biết sâu hơn cả kiến thức mình có. Đó chính là thành công của mình trong việc đánh thức được niềm đam mê lịch sử trong các em”.
Cô Phan Thị Hiến (bên phải) thường xuyên tham gia các cuộc thi khác và đạt nhiều thành tích. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Phương pháp dạy “không giống ai”
Cô Hiến chia sẻ thêm: “Việc thay đổi linh hoạt các phương pháp giảng dạy để làm sao tiếp cận tốt nhất đến từng học sinh là điều vô cùng cần thiết.
Hiểu đơn giản là trong một tiết học hay một bài dạy mình cần tạo ra một bài giảng có tính khác biệt, đổi mới để các em không cảm thấy bị nhàm chán.
Có thể đó là cách vào đề như thế nào, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ra sao. Nghĩa là trong bản thân mình cũng phải tư duy đến 4 – 5 cách giảng dạy.
Có thể mình quan sát trong những tiết dạy ban đầu, nếu không khơi gợi được sự hứng thú của các em học sinh thì những tiết sau mình cần phải thay đổi ngay phương án khác”.
Vì số lượng tiết dạy được phân bổ cũng không nhiều, cô phải dạy rất nhiều lớp trong một khối.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng còn hạn chế, một số lớp có thể được học trên tivi để thấy được trực quan và các bạn dễ tiếp thu hơn.
Nhưng cũng có lớp chưa đầy đủ điều kiện học tập nên cũng rất khó để cô triển khai đồng bộ các biện pháp giảng dạy theo ý muốn của mình.
Vì thế, có những học sinh chính cô đã bỏ ra bao nhiêu tâm huyết, dạy mãi nhưng mà các bạn vẫn không tiếp thu được, nhiều bạn khi kiểm tra còn không làm được bài.
Chuyện điểm số chỉ là một chuyện, nhưng những lúc như vậy, cô Hiến cảm thấy tủi thân, muốn khóc vì mình đã cố gắng dồn hết tâm sức mà mọi kết quả cứ như đổ sông, đổ biển.
“Có những bạn mình phải áp dụng những cách giảng dạy riêng biệt, đặc biệt là việc ghi nhớ các mốc thời gian bằng việc cho các em liên hệ đến các ngày mà các em có thể dễ ghi nhớ, nhiều lúc hài hước mình còn gợi ý đến các ngày đặc biệt như sinh nhật, ngày cưới bố mẹ… thậm chí là ngày chia tay người yêu, nếu nó trùng với các mốc thời gian trong lịch sử thì mình cũng có thể vận dụng vào, chỉ cần nhớ mốc năm nữa là xong xuôi.
Cái nghiệp làm giáo viên dạy Sử đến với mình cũng lạ kỳ. Những tưởng sau này mình sẽ trở thành giáo viên dạy Văn, nhưng đến giờ chính mình cũng không hiểu được tại sao, khi bước vào con đường đại học mình lại rẽ sang con đường làm giáo viên dạy môn Sử.
Cũng có thể lúc ấy còn trẻ mình muốn chuyển sang một lĩnh vực khác để thử thách chính mình, cho dù thời điểm mình thi vào đại học thì điểm chuẩn của môn Lịch sử còn cao hơn các môn khác. Đến bây giờ mình vẫn không hối hận về sự lựa chọn mạnh dạn ngày ấy” – cô Hiến bày tỏ.
Được biết, từ khi được nhà trường phân công nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử thì hầu như năm nào cô cũng có học sinh đạt thành tích cao. Trong năm học 2019 – 2020 vừa qua, cô có học sinh đạt giải nhì cấp tỉnh môn Lịch sử.
Ngoài ra, cô cũng hăng hái tham gia các cuộc thi viết về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và nhận được giấy khen của chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện.
Bên cạnh đó, trong cuộc thi “an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ Giáo dục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức cô cũng may mắn đạt được giải ba.
Tấm vé mới khởi động lộ trình du học New Zealand
Chương trình hợp tác giữa Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), NCUK và các trường đại học mở ra lộ trình học tập linh hoạt cho học sinh Việt Nam.
Thông qua chương trình "Lộ trình giáo dục toàn cầu New Zealand", học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận chương trình dự bị đại học tại Việt Nam, từ đó nhập học vào 8 trường đại học New Zealand chất lượng cao thuộc nhóm top 3% thế giới.
Điểm đặc biệt nhất của chương trình dự bị đại học này là các bạn học sinh có thể bắt đầu khi vừa hoàn thành lớp 11 hoặc lớp 12 tại Việt Nam. Nhờ đó, chương trình giúp tối ưu chi phí du học, đồng thời giúp các bạn chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp học trước khi đến học tập tại New Zealand, từ đó đạt kết quả tốt nhất.
Học dự bị tại Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho học sinh, sinh viên mong muốn du học New Zealand. Ảnh: UPE.
Với chương trình dự bị đại học quốc tế NCUK (IFY - International Foundation Year), bên cạnh kiến thức học thuật nền tảng, người học sẽ được được trang bị tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng văn hóa và phương pháp học để có thể hoàn thành tốt chương trình đại học ở môi trường quốc tế. Chứng chỉ IFY của NCUK được tất cả trường đại học New Zealand công nhận đạt chuẩn đầu vào cho chương trình cử nhân.
Là quốc gia nhiều năm liền dẫn đầu khối các nước nói tiếng Anh và thuộc top 3 thế giới về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (theo Economist Intelligence Unit ), New Zealand là điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh quốc tế, trong đó có học sinh, sinh viên Việt Nam.
Lộ trình mới này sẽ giúp học sinh, sinh viên Việt Nam có thêm lựa chọn học tập phù hợp tình hình biên giới các nước chưa mở cửa. Bên cạnh đó, học sinh quốc tế theo học chương trình dự bị tại nước sở tại cũng sẽ có cơ hội tiếp cận quỹ học bổng lên đến 300.000 NZD (khoảng 4,5 tỷ đồng) từ 8 trường đại học New Zealand.
Ông Chris Hipkins, Bộ trưởng Giáo dục New Zealand, chia sẻ: "Sáng kiến hợp tác giáo dục này mang đến cho học sinh trên toàn cầu thêm một lựa chọn về cách thức và thời điểm tiếp cận nền giáo dục tiêu chuẩn thế giới của New Zealand. Cam kết này cũng đồng thời thể hiện những ưu điểm của nền giáo dục New Zealand, đó là sự thích ứng nhanh nhạy, hướng đến tương lai và lấy người học làm trung tâm".
New Zealand là điểm đến du học mơ ước của nhiều học sinh, sinh viên quốc tế . Ảnh: CHE.
Trung tâm học tập quốc tế (Study Centre) đầu tiên của NCUK ở Việt Nam được đặt tại Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Các trung tâm khác của NCUK sẽ được công bố trong thời gian tới, tạo điều kiện cho ngày càng nhiều học sinh trên toàn quốc đang lên kế hoạch du học tại New Zealand có thể tiếp cận lộ trình học tập tối ưu này. Để tìm hiểu thêm về chương trình, bạn đọc xem tại www.studyinnewzealand.govt.nz/study-options/global-pathways
"Yêu Nước thì phải yêu Lịch sử" Tôi tự làm những video, Infographis, file Powerpoint...để trình chiếu trên lớp cho học sinh, làm sao với thời lượng 45 phút đó các em nắm chắc được kiến thức. "Về nhận công tác tại Trường Trung học phổ thông Đông Đô năm 2015, nhớ lại thời còn đi học nhìn các thầy cô đứng trên bục giảng thấy rất là thích và...