Cô giáo trường Ams mách học sinh Hà Nội cách ôn, thi môn Sử vào 10 hiệu quả
Dịch bệnh và học trực tuyến không ảnh hưởng đến phần học kiến thức Lịch sử lớp 9, đã nắm chắc và ôn luyện thì các con hoàn toàn có thể vượt qua kỳ thi vào lớp 10.
“Để ôn tập Lịch sử chuẩn bị cho môn thi thứ 4 với hình thức kiểm tra trắc nghiệm, phần kiến thức rất phổ quát bao trùm toàn bộ trong sách giáo khoa Lịch sử của lớp 9. Ngoại trừ phần giảm tải thì các con không phải học.
Còn lại các con vẫn phải nắm hết để đảm bảo được kết quả tốt, tuy nhiên thời gian học không còn nhiều mà cũng còn phải tập trung cho những môn thi khác nữa.
Có ý kiến cho rằng năm nay vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc học bị gián đoạn, ảnh hưởng đến kiến thức học môn Lịch sử? Nhưng theo tôi học kỳ I các con vẫn học bình thường đầy đủ, sau Tết chỉ nghỉ có một tháng và vẫn học trực tuyến, việc học này cũng khá hiệu quả nhất là đối với học sinh lớp 9 chứ không phải như lớp 1 lớp 2 mà nói không học được.
Vậy nên việc dịch bệnh và học trực tuyến không ảnh hưởng gì đến phần học kiến thức Lịch sử lớp 9, đã học tốt nắm chắc kiến thức thì các con hoàn toàn có thể vượt qua kỳ thi vào lớp 10 mà không có trở ngại gì, nếu học đúng phương pháp và cũng không cần phải đi học thêm”, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Kim Dung – Giáo viên dạy lớp 11 chuyên Sử, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam, chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Kim Dung: “Theo tôi học kỳ I các con vẫn học bình thường đầy đủ, sau Tết chỉ nghỉ có một tháng và vẫn học trực tuyến, việc học này khá hiệu quả với học sinh lớp 9 chứ không phải như lớp 1 lớp 2 mà nói không học được. Ảnh: Tùng Dương.
Theo cô Dung: “Kiến thức vẫn phải nắm hết cơ bản, các con không thể không đọc trước sách giáo khoa lại đi mở bộ đề ra để luyện. Có không ít học sinh mở bộ đề ra luyện tối ngày, nhìn câu hỏi xong tích vào, rồi tra thấy đáp án đúng. Cứ làm đi làm lại nghĩ là mình đã thuộc nhưng thực tế học như vậy là học “vẹt”, không nắm chắc được bản chất sự kiện.
Toàn bộ kiến thức các con đã được học trên lớp, giờ chỉ việc rà soát lại trong sách giáo khoa những kiến thức chính bởi trong một bài, mỗi chương mỗi mục bao giờ cũng có phần trọng tâm, các con cần gạch chân những phần đó rồi đọc thật kỹ và nhớ. Sau khi nắm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì cần sơ đồ hoá kiến thức từng bài, từng chương để hệ thống lại kiến thức trong đầu, sau đó mới luyện đề.
Các con làm lần lượt từng chương, từng bài vì trong bộ đề đều có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Khi đã nắm chắc được kiến thức thì đọc đến câu nào cũng sẽ nhớ được phần kiến thức giáo viên dạy trên lớp và mình đã đọc ra sao, lúc đó cứ tự tin tích vào.
Sau khi làm bài xong, mở đáp án ra xem câu nào đã trả lời đúng, câu nào trả lời sai đồng thời mở lại sách giáo khoa ra xem để khẳng định lại câu này tại sao mình trả lời đúng. Đôi khi học sinh tích vào ô theo cảm tính, chính vì thế rất cần xem lại sách trong khi luyện đề xem tại sao mình tích đúng.
Video đang HOT
Với những câu trả lời sai lại càng phải mở lại sách giáo khoa để biết rõ hơn nếu trả lời đúng của câu này sẽ là gì? Theo tôi đây là cách học rất hiệu quả, vừa làm vừa tự kiểm tra, qua nhiều lần như vậy học sinh đã nắm chắc được cốt lõi của kiến thức.
Các em cứ làm hết một lượt từng phần, từng chương như vậy, kiểm tra xong quay lại làm từ đầu, đọc lại sách những ý chính rồi luyện theo bộ đề. Cứ làm nhiều lần như vậy chắc chắn thi sẽ tốt.
Việc quan trọng nhất trong khi luyện là thông qua các đề đã làm sẽ biết được kiến thức của mình đến đâu, nếu đã nắm chắc kiến thức thì với đề thi 40 câu sẽ làm tốt. Nếu chỉ làm được 50% câu hỏi thì có nghĩa kiến thức chưa đủ, sẽ nhận ra mình còn thiếu ở chỗ nào để có phương án ôn tập.
Sau khi luyện được nhiều đề rồi thì cũng đồng nghĩa với việc các em được ôn đi ôn lại rất nhiều lần, mỗi lần làm bài là một lần được ôn lại kiến thức, từ đó sẽ nhớ phần kiến thức rất lâu”.
Cô Dung cho biết: “Kiểu thi trắc nghiệm có nhiều điểm rất hay, hơn hẳn với cách thi tự luận truyền thống. Nếu thi tự luận bắt buộc các con phải học thuộc lòng hết, vi dụ đề hỏi chương III mà học sinh học mỗi chương II, chương V thì lấy đâu ra kiến thức mà viết bài, mà không làm bài thì sẽ bị điểm không.
Nhưng giờ thi trắc nghiệm các con không phải học thuộc lòng nhiều, chỉ cần đọc và hiểu mà mục đích chính là cần học sinh hiểu, khi đã hiểu thì sẽ vận dụng được để làm bài”.
Cô Nguyễn Thị Kim Dung: “Mỗi bài thi phải làm trong 60 phút đồng hồ với khoảng 40 câu hỏi, nếu như nắm được cấu trúc đề, chia ra mỗi câu chỉ có 1,5 phút để làm bài, vậy nên các em không sa đà quá vào một câu, nếu không sẽ không đủ thời gian để làm hết các câu hỏi”. Ảnh: Cô Dung cung cấp.
Lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử
Cô Dung chia sẻ: “Có những bạn học rất tốt nhưng khi làm bài thi lại không đạt được điểm cao, và ngược lại? Cần nhất là các em phải rèn được kỹ năng làm bài, phải chú ý đến một số lưu ý rất quan trọng và đặt biệt phải thật bình tĩnh.
Đọc thấy nhiều câu hỏi lạ tự nhiên thấy mất bình tĩnh không nghĩ được gì, thấy câu hỏi có quen cũng không được chủ quan. Câu hỏi quen hay lạ cũng đều nằm trong phần kiến thức các em đã ôn tập.
Mỗi bài thi phải làm trong 60 phút đồng hồ với khoảng 40 câu hỏi, nếu như nắm được cấu trúc đề, chia ra mỗi câu chỉ có 1,5 phút để làm bài, vậy nên các em không sa đà quá vào một câu, nếu không sẽ không đủ thời gian để làm hết các câu hỏi.
Một kỹ năng nữa khi làm bài, các em nhận dạng được câu hỏi thông qua từ khóa hoặc các động từ lệnh của câu hỏi, xem đề bài hỏi cái gì. Đối với môn Lịch sử sẽ có 4 dạng mức độ câu hỏi, mức thấp ở dạng nhận biết, nhìn vào các em sẽ biết được ngay câu hỏi này ở mức nhớ được kiến thức, ở mức độ thông hiểu, hay mức độ vận dụng, hoặc vận dụng cao.
Câu vận dụng cao ở nhiều mã đề được “trộn” vào nên rất có thể nằm ngay câu đầu tiên, nếu các con cứ loay hoay vào những câu hỏi khó đó sẽ bị mất thời gian. Vậy câu nào khó quá chưa nghĩ ra được đáp án hãy tạm thời để lại làm sau.
Thời gian làm bài thi trắc nghiệm trôi qua rất nhanh không giống như làm bài tự luận, khi đã xác định được dạng câu hỏi thì các em sẽ biết được câu nào là khó hoặc dễ. Câu dễ ở mức độ nhận biết thì nên làm trước, câu khó ở mức độ vận dụng thì có thể làm sau, việc này để chắc chắn đạt một phần điểm.
Có những câu hỏi khi ra đề trắc nghiệm thường bị đảo vị trí khiến học sinh cần phải suy nghĩ vận dụng một chút, vẫn là kiến thức cơ bản suy luận ra, loại trừ dần để tìm ra đáp án đúng. Ngoài ra những câu thuộc vận dụng cao cũng có rất ít trong đề thi.
Không nhất thiết làm tuần tự từ câu 1 đến câu cuối, vậy nên câu nào đã làm rồi thì các em nên tích một dấu tương ứng vào tờ đề bài, mục đích để không bị bỏ sót khi nộp bài. Sau khi đã làm hết những câu dễ sẽ quay lại làm tiếp những câu còn để trống. Cứ vòng đi vòng lại cho đến khi làm hết các câu hỏi trong đề thi.
Đã làm bài thi trắc nghiệm thì tránh tích bị mờ, đáp án đúng nhưng tích ẩu, không rõ dẫn đến mất điểm thì thật là đáng tiếc. Phải tích rõ ràng, dứt khoát. Đã đi thi thì dù khó hay dễ cũng phải tích đủ 100% câu trả lời, nhưng câu đúng thì đã tích rồi, còn những câu không chắc chắn mà cứ suy tính thì bắt buộc các em phải tìm phương án loại trừ, nhớ được ít nhiều sự kiện thì cũng phải tích vào.
Hay cho dù không thể nhớ được là đáp án nào đúng thì có thể chấp nhận 50/50, hy vọng mình rơi vào trường hợp may mắn, còn nếu không tích vào thì chính mình đã tự bỏ đi 50% may mắn đó. Tuyệt đối không được để chống câu trả lời, không được để giấy trắng.
Cố gắng phân bổ thời gian để sau khi làm xong bài thi vẫn phải còn dư 5 phút để kiểm tra lại bài lần cuối, phải đếm số lượng câu trả lời mà mình đã tích. Có trường hợp tích đúng ở tờ đề thi, nhưng sang tờ viết đáp án lại bị tích lệch, thực tế đã có trường hợp các em tích 2 đáp án trong cùng 1 câu, trong khi chỉ có 1 đáp án đúng. Như vậy là các em đã bị sai 2 câu chứ không phải 1″.
Giáo viên chỉ cách vượt qua "sợ hãi" để đạt điểm cao môn Lịch sử kỳ thi vào lớp 10
Theo một số giáo viên dạy môn Lịch sử, môn Lịch sử được chọn trong kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội không có gì quá ngạc nhiên, học sinh cần có kế hoạch ôn tập hiệu quả, nhất là đối với những học sinh chủ quan chưa quan tâm đến môn học này.
Nhận định về việc môn Lịch sử trở thành môn thứ 4 tại Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 của Hà Nội, TS. Lê Thị Thu Hương (ĐH Thủ đô Hà Nội) cho rằng, việc lựa chọn môn Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm nay là do bốc thăm ngẫu nhiên từ các môn còn lại nên Lịch sử lần 2 thứ liên tiếp được chọn là môn thi thứ 4 cũng là điều bình thường. Lịch sử được chọn là môn thi thứ 4 có chút ít bất ngờ với một số học sinh nhưng không gây khó khăn cho đại đa số các em học sinh lớp 9, có chăng chỉ khó khăn với các em có chủ quan, học lệch từ đầu năm.
Để có kết quả thi môn Lịch sử tốt trong kì thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội, TS. Hương đưa ra lời khuyên các em học sinh cần lưu ý, trước tiên cần tạo tâm thể thoải mái, tránh lo quá mức, cần điều chỉnh kế hoạch học và ôn tập của mình phù hợp với lượng kiến thức hiện có của 4 môn thi vào THPT, nhất là với các em chủ quan từ đầu năm lớp 9 chưa tập trung học môn Lịch sử thì cần ưu tiên thời gian ôn thi của mình cho bộ môn Lịch sử.
Môn Lịch sử trở thành một trong 4 môn kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội. Ảnh minh họa
" Học sinh đọc kĩ SGK, nắm được kiến thức cơ bản của mỗi bài học. Chú trọng ôn tập nhiều cho lịch sử Việt Nam (1919 - 2000), nội dung này chiếm 2/3 đề thi; Lịch sử thế giới (1945 - 2000), nội dung 1/3 đề thi. Sau mỗi chương cần luyện tập bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Hai tuần trước khi thi, tập trung luyện đề tổng hợp cả kiến thức Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam " - TS. Lê Thị Thu Hương chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh giáo viên Lịch sử (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho biết, năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, song trong suốt thời gian nghỉ, học sinh vẫn đảm bảo việc học qua hình thức học trực tuyến, tự học tại nhà. Đồng thời, học sinh Hà Nội cũng đã có sự chuẩn bị tinh thần cho môn thi thứ 4 nên việc thi môn thứ 4 hoàn toàn phù hợp để tránh tâm lí chủ quan, tạo điều kiện kiểm tra đánh giá toàn diện học sinh.
" Môn Lịch sử đã được chọn làm môn thi thứ tư một lần trong kì thi năm 2019, giáo viên có kinh nghiệm ôn tập, lượng tài liệu ôn tập phong phú nên phụ huynh và học sinh không cần quá lo lắng, áp lực, thậm chí việc chọn môn Lịch sử theo tôi còn là một điểm thuận lợi. Như năm 2019, dù là năm đầu thi môn thứ 4 nhưng phổ điểm của môn Sử lại khá cao, nhiều học sinh còn xem đây là môn "gỡ" điểm " - cô Trinh chia sẻ.
Đưa ra lời khuyên trong ôn tập môn Lịch sử, cô Trinh cho biết, học sinh cần bình tĩnh, lập kế hoạch ôn tập, phân chia khối lượng kiến thức theo từng chặng, ôn tập từ khái quát để nắm các nội dung lớn trước sau đó mới đi vào các nội dung cụ thể, chi tiết, giai đoạn cuối nên dành để luyện đề. Học sinh cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể cho mình qua từng thời gian, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.
" Học sinh cần bỏ ngay suy nghĩ kiểm tra Lịch sử là kiểm tra ngày tháng năm, sự kiện, số liệu, học thuộc lòng để tránh lo lắng trong quá trình ôn tập. Học lịch sử chú trọng vào cách học có chiều sâu và hiệu quả, sử dụng các phương pháp như sơ đồ tư duy để ghi nhớ tổng thể, khái quát tiến trình lịch sử.
Học theo công thức "5W1H" để ghi nhớ hiểu bản chất sự kiện, lập các công thức để ghi nhớ các loại kiến thức như nguyên nhân sự kiện, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm... Khi có phương pháp ôn tập tốt, học sinh sẽ ôn tập nhanh và hiệu quả, tự tin làm bài " - Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh tư vấn.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021 - 2022 được tổ chức vào các ngày 29 và 30/5/2021 với 4 bài thi bắt buộc như sau: Bài thi, tổ chức 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Đây là bí kíp ôn thi môn Lịch Sử, học sinh lứa 2005 ở Hà Nội cần biết để vượt qua kỳ thi lớp 10 Đề bài môn Lịch sử có thể có nhiều cách hỏi khác nhau, nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Nhà văn Bùi Ngọc Phúc còn có bút danh quen thuộc là Penci Black được độc giả biết tới với những tác phẩm mang...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Samsung ra mắt nhẫn thông minh Galaxy Ring tại Việt Nam
Đồ 2-tek
18:59:23 13/05/2025
Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ
Thế giới số
18:52:49 13/05/2025
Cuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thở
Sao châu á
18:38:41 13/05/2025
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?
Sao thể thao
18:28:24 13/05/2025
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
18:16:23 13/05/2025
8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?
Thế giới
18:10:22 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
Sao việt
17:34:01 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:14:50 13/05/2025