Cô giáo tiểu học sáng tạo với công nghệ thông tin
Đối với nghề “trồng người”, niềm vui và hạnh phúc nhất của người giáo viên là được học sinh yêu quý, được phụ huynh trân trọng những giá trị lao động của mình. Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh, giáo viên Trường Tiểu học Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
ảnh minh họa
Yêu thương, tận tình với học sinh
Tốt nghiệp Trường ĐHSP 1 Hà Nội khoa Giáo dục Tiểu học năm 1999, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh đã gắn bó với nghề dạy học gần 20 năm. Truyền thống gia đình gắn bó với nghề giáo và tình yêu với con trẻ chính là động lực để cô theo đuổi sự nghiệp trồng người. Bố mẹ, chính là những người luôn đứng sau ủng hộ và hậu thuẫn cho lựa chọn về nghề của cô.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh tâm sự: Để có thể làm tốt vai trò của người thầy rất cần sự đam mê và tấm lòng yêu mến học trò. Bản thân cô có nhiều năm liền giảng dạy lớp 1, ở độ tuổi này các con còn non nớt và luôn cần sự chỉ bảo tận tình của cha mẹ và cô giáo. Mỗi ngày lên lớp, vừa dạy vừa dỗ, tuy vất vả, nhưng ở bên các con cô luôn thấy tâm hồn mình trẻ trung mới mẻ.
Cô quan niệm đạo đức người thầy cần thể hiện ở những điều đơn giản nhất như: Quan tâm xem học sinh của mình cần gì để với các con; luôn đoàn kết và có ý thức chung tay xây dựng nhà trường. Hạnh phúc lớn nhất của ngư ời thầy là có được tình cảm tin yêu của học sinh, sự kính trọng của phụ huynh và quý mến của đồng nghiệp.
Bởi vậy, mỗi ngày lên lớp cô luôn chăm chút cho từng trang giáo án cũng như mỗi bài học trong từng phân môn. Là một giáo viên trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh nhận thức cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân mỗi giáo viên.
Bởi cuộc vận động này gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế cô luôn ý thức rõ việc học tập để nâng cao hiểu biết là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối một giáo viên trẻ.
Sáng tạo với các tiết dạy E-learning
Bằng lòng say mê với nghề, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để làm sao tìm ra được phương pháp giảng dạy gần gũi, dễ hiểu nhất với các con học sinh. Cô nhận thấy việc áp dụng ứng dụng CNTT trong giảng dạy rất phù hợp để học sinh tiếp cận kiến thức hấp dẫn và phong phú hơn.
Vì vậy cô luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn về CNTT mà nhà trường và Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân tổ chức. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp cùng với cố gắng của bản thân, mà từ một giáo viên chưa biết nhiều về CNTT hiện nay cô đã thành thạo trong việc ứng dụng CNTT vào bài giảng.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết: Để nâng cao kiến thức chuyên môn thì việc tự nghiên cứu, học tập để đạt hiệu quả như mong muốn là vấn đề cô luôn quan tâm và trăn trở.
Điều đầu tiên cô thực hiện đó là cố gắng tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho mình bằng nguồn tài liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí, sách chuyên môn, sách tham khảo, qua mạng Internet… Từ đó cô đã chuyển tải những bài giảng đến với các con học sinh sinh động và dễ hiểu hơn.
Video đang HOT
Với những bài giảng trực tuyến, học sinh có thể được cập nhật và học tập ở mọi lúc thông qua hệ thống máy tính có kết nối Internet. Các kiến thức này rất thiết thực và bổ sung cho bài giảng trên lớp của cô giáo.
Ví dụ với tiết học “Con cá” môn TNXH lớp 1, bài giảng E-learning sẽ mang lại những hình ảnh sống động cho các em. Học sinh sẽ được quan sát nhiều loài cá một cách cụ thể trong hoạt động bơi lội, kiếm mồi của chúng.
Ngoài việc được tìm hiểu về các bộ phận của cá, học sinh còn được hiểu thêm về môi trường sống về đặc điểm riêng của từng loài. Với bài học này giáo viên cũng có thể lồng ghép nội dung hướng dẫn các em cách thức biết bảo vệ môi trường.
Bằng những sáng tạo của mình, bài giảng E-learning “Con cá” của cô đã đoạt giải Nhì quốc gia của cuộc thi “Thiết kế bài giảng trực tuyến E-learning”.
Trong nhiều năm gần đây, lớp cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh chủ nhiệm đều có ít nhất từ 3 đến 5 học sinh đạt giải cao thi Toán, tiếng Anh Internet cấp quận và thành phố. Với những cố gắng của mình, cô đã được nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố năm học 2014 – 2015; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm học 2015 – 2016 và Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm học 2016 – 2017.
Theo Giaoducthoidai.vn
Xét tuyển khối C vào công nghệ thông tin!
Năm 2018 các trường ĐH tiếp tục có nhiều điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển. Trong đó có những trường tuyển sinh khối ngành kỹ thuật - công nghệ mà không xét điểm môn toán, thi kiến trúc nhưng không kiểm tra năng khiếu...
Sinh viên ngành công nghệ thông tin trong giờ thực hành. Năm nay có trường xét tuyển khối C cho ngành học này
Mở rộng thêm các môn xã hội
Các môn thuộc tổ hợp khối C (văn, sử, địa) lâu nay chỉ được sử dụng để tuyển sinh các ngành khoa học xã hội. Nhưng năm nay, tổ hợp này lại được nhiều trường sử dụng để xét tuyển thí sinh (TS) nhiều ngành khác.
Theo phương án tuyển sinh của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, nhiều ngành xét tuyển cả tổ hợp văn, sử, địa và văn, sử, giáo dục công dân như: công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật xây dựng, kế toán, tài chính ngân hàng.
Riêng ngành công nghệ thông tin trường này sử dụng đồng thời 2 tổ hợp văn, sử, địa và văn, địa, giáo dục công dân (bên cạnh toán, lý, hóa; toán, lý, địa). Trong khi ngành này năm ngoái, trường sử dụng tất cả tổ hợp đều chứa môn toán (như: toán, văn, địa; toán, văn, lý; toán, văn, Anh; toán, lý, hóa).
Nhóm ngành sức khỏe của trường này cũng có sự điều chỉnh môn xét tuyển theo hướng sử dụng nhiều môn thuộc khối C. Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học năm 2017 chỉ sử dụng 2 tổ hợp (toán, lý, sinh và toán, hóa, Anh) thì nay đổi thành: văn, sinh, sử và toán, văn, Anh.
Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng tuyển TS dự thi tổ hợp văn, sử, địa cho các ngành kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bất động sản.
Ở phương thứcxét tuyển học bạ, trường này còn sử dụng các môn công nghệ, tin học trong tổ hợp xét tuyển các ngành: dược học, kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật hình ảnh y học, kế toán...
Trường ĐH Bình Dương sẽ tuyển TS bằng khối C cho các ngành đòi hỏi tính toán nhiều như: kế toán, tài chính ngân hàng.
Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Huế) sử dụng tổ hợp này cho các ngành: khuyến nông, phát triển nông thôn. Nhiều ngành khác năm nay cũng bổ sung thêm tổ hợp có chứa môn xã hội (văn, sinh, địa) như: nuôi trồng thủy sản, quản lý thủy sản, bệnh học thủy sản, lâm học...
Kiến trúc không thi vẽ!
Trước nay, các ngành đặc thù như kiến trúc, thiết kế nội thất luôn yêu cầu thi năng khiếu vẽ trong tuyển sinh đầu vào. Nhưng ở năm nay, một số trường lại tuyển sinh các ngành này bằng tổ hợp không có môn năng khiếu.
Trường ĐH Thủ Dầu Một tuyển sinh ngành kiến trúc bằng 2 tổ hợp toán, văn, khoa học tự nhiên và toán, lý, hóa (bên cạnh 2 tổ hợp truyền thống toán, lý, vẽ mỹ thuật và toán, văn, vẽ mỹ thuật).
Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng không yêu cầu TS xét tuyển vào ngành kiến trúc bằng phương thức học bạ phải có điểm môn năng khiếu.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì tuyển sinh 2 ngành kiến trúc và thiết kế nội thất bằng 2 tổ hợp không chứa môn năng khiếu: toán, lý, hóa; toán, văn, Anh (bên cạnh 2 tổ hợp truyền thống toán, văn, vẽ và toán, lý, vẽ).
Lý giải việc này, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết trường vẫn duy trì 2 tổ hợp môn xét tuyển truyền thống có chứa môn vẽ song song với thử nghiệm các tổ hợp mới. Điều này nhằm tạo điều kiện cho những TS không thực sự có năng khiếu vẽ nhưng có khả năng cảm nhận cái đẹp, có ý tưởng, tư duy sáng tạo tốt, thích ứng được với công nghệ vẫn có thể theo học các ngành thuộc khối kiến trúc quy hoạch. "Tuy nhiên việc tuyển những TS không sơ tuyển môn vẽ vẫn được xem là giai đoạn thử nghiệm, trường sẽ đúc kết qua quá trình đào tạo để có đánh giá thực sự", ông Quốc Anh nói thêm.
Thạc sĩ - kiến trúc sư Nguyễn Huy Văn, Phó trưởng phòng Đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết các trường ĐH ở nước ngoài không tổ chức thi năng khiếu khi tuyển sinh đầu vào với các ngành kiến trúc, thiết kế nội thất. Bởi lẽ học sinh đã được định hướng và trang bị quan điểm về môn nghệ thuật ngay từ bậc phổ thông. Tuy nhiên trong điều kiện nền giáo dục hiện tại của VN thì bước sơ tuyển để kiểm tra năng khiếu này của người học là cần thiết.
Theo ông Văn, với một người theo học ngành kiến trúc, thiết kế nội thất cần có nền tảng ban đầu về mỹ thuật, tư duy nghệ thuật và cảm nhận cái đẹp. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, nhiều người có thể ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin để tạo ra các bản vẽ. Tuy nhiên đó chỉ là sản phẩm đơn thuần của công nghệ, còn tác phẩm do kiến trúc sư tạo ra còn thể hiện sự sáng tạo, ẩn chứa trong đó các giá trị văn hóa, lịch sử, tính đương đại của đời sống con người...
Một kiến trúc sư đang làm việc tại Úc cũng cho biết các trường ở Úc cũng không thi năng khiếu nhưng học sinh vào học khối ngành này dĩ nhiên phải chọn môn nghệ thuật ở bậc phổ thông. Và việc giảng dạy các môn nghệ thuật trong trường phổ thông ở các nước rất chuyên nghiệp, thật sự đánh giá được năng khiếu của học sinh. Kiến trúc sư này cũng cho rằng ở VN hiện nay vì môn nghệ thuật chưa được giảng dạy trong trường phổ thông một cách chuyên nghiệp nên nếu không kiểm tra năng khiếu trong xét tuyển sẽ khó chọn được người phù hợp.
Ý kiến
Không phù hợp
Sử dụng tổ hợp khối C để xét tuyển các ngành có đòi hỏi cao về tính toán là không phù hợp bởi người giỏi khối C thường có khả năng thiên về xã hội, cũng có thể biết về tính toán nhưng không thể đủ giỏi để đáp ứng yêu cầu tính toán cao. Tổ hợp xét tuyển là cơ sở khẳng định năng lực cơ bản của người học trong một lĩnh vực kiến thức nhất định, qua đó đánh giá năng lực học ĐH và theo đuổi nghề nghiệp sau này. Vì vậy tổ hợp xét tuyển phải phù hợp với ngành đào tạo.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Người học sẽ gặp nhiều khó khăn
Tổ hợp xét tuyển có chứa môn toán là khối kiến thức quan trọng mà người học ngành công nghệ thông tin cần có. Bởi lẽ chỉ riêng trong chương trình đào tạo các ngành này đã có nhiều môn liên quan đến môn toán. Vì vậy người học nếu không giỏi toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
PGS-TS Vũ Đức Lung
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM)
Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Việc sử dụng các môn thuộc tổ hợp xét tuyển khối C để tuyển người học các ngành thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật, kinh tế cần xem xét thêm ở kết quả học tập. Nếu là những TS học đều các môn và sử dụng tổ hợp khối C để có điểm cao hơn thì không ảnh hưởng đến quá trình đào tạo. Nhưng ngược lại, nếu TS học lệch và chỉ có thiên hướng giỏi các môn khối C nhưng theo học các ngành đòi hỏi tính toán nhiều sẽ gặp khó khăn trong quá trình học và làm việc sau này.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn
(Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)
Theo TNO
Cao đẳng quốc tế BTEC FPT có thêm cơ sở mới ở Đà Nẵng Tai BTEC Đà Nẵng, sinh viên chỉ mất 2 năm để hoan thanh chương trinh va nhân bằng chuân Anh quôc, có giá trị toàn cầu. ảnh minh họa Cao đẳng quốc tế BTEC FPT Đà Nẵng vừa chính thức công bố hoạt động và thông báo tuyển sinh năm 2018. Nhân dip nay, trường triên khai chương trinh học bổng "Học kỳ...