‘Cô giáo tí hon’ hơn 20 năm đi tìm giá trị đời mình

Theo dõi VGT trên

Muốn buông xuôi cho thân xác ốm yếu nghỉ ngơi vĩnh viễn, nhưng nghĩ đến công lao của bà và bố mẹ vất vả nuôi mình, Lan Anh gượng dậy.

Một ngày cuối tháng 5, trong phòng học hơn 20 m2 ở thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, chị Lê Thị Lan Anh cùng 10 đứa trẻ cấp hai chụm đầu xem những bức ảnh chị mới chụp trong chuyến du lịch miền trung. Thoạt nhìn, bọn trẻ với cô giáo 44 tuổi, cao 1,3 m chẳng khác gì những người bạn cùng trang lứa. Bọn trẻ ríu rít, tranh nhau khen cô xinh.

Lan Anh mỉm cười. Từ khi phải vật lộn để tồn tại trong cơ thể khiếm khuyết, chị không dám mơ, có ngày mình được sống vui, ý nghĩa đến vậy.

Cô giáo tí hon hơn 20 năm đi tìm giá trị đời mình - Hình 1

Mỗi lớp học của cô Lan Anh thường có 6-15 học trò cấp 1 và cấp 2. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngày Lan Anh chào đời, bà Đỗ Thị Lan – mẹ chị – lặng lẽ rơi nước mắt. Đứa trẻ nặng hơn 1 kg, chân tay co quắp, lưng gập xuống, yếu đến mức tưởng như bất động. Bế con trên tay, ông Lê Huy Toàn biết đó là hậu quả do di chứng chất da cam ông nhiễm khi chiến đấu ở chiến trường Nam Lào – Quảng Trị – Thừa Thiên.

Hai vợ chồng đưa con đi khắp các bệnh viện, đến đâu bác sĩ đều lắc đầu: “Đưa cháu về chăm sóc, sống được thì sống, không cũng đành chịu”.

Đứa trẻ không thể bú, muốn con ăn, bà phải bóp miệng đút hoặc đổ sữa. “Cứ con khóc, mẹ lại khóc theo”, bà Lan nhớ lại. Hết 8 tháng, mẹ Lan Anh phải đi làm ở nhà máy, cách 20 km. Không ai dám nhận chăm sóc, đứa trẻ ốm yếu được trao vào tay bà nội. Nhìn bà bế đứa cháu tật nguyện về, cả làng lắc đầu bảo ‘liều’, ‘rước lấy xui xẻo’. “Cháu tôi thì tôi nuôi’”, người bà nói chắc nịch. Từ đó, hàng ngày, bà lấy khăn ấm lau từng ngón chân, ngón tay của cháu để các khớp co duỗi được.

Cứ mỗi lần Lan Anh ốm đau, bố mẹ lại hộc tốc bỏ việc về mang con đi viện. Những ngày tháng như thế trôi qua, Lan Anh vượt qua cửa tử. Đến tuổi tập đi, bà nội đeo guốc thật nặng vào chân “bé Lan Anh” để kéo cẳng chân thẳng ra. Đi lại được, nhưng lưng chị vẫn gập xuống như đeo mai rùa.

Khiếm khuyết cơ thể nhưng đứa trẻ tiếp thu kiến thức như các bạn bình thường. Biết cháu ham học, những ngày thời tiết bất thường, bà nội lại cõng Lan Anh đến lớp. “Có lần mưa lớn, hai bà cháu ngã sõng soài lại về nhà thay quần áo để đi tiếp”, chị kể.

Chưa đủ lớn để hiểu thiệt thòi của bản thân, bị các bạn trêu chọc, Lan Anh chỉ biết im lặng. Đến khi một bạn nam cùng làng hét vào mặt: “Mày nhìn như đồ lai khỉ”, cô bé về nhà, đứng trước gương nức nở. “Con khỉ xấu xí thế mà bạn ấy ví mình là khỉ. Vậy chắc mình xấu lắm”. Từ đó, giờ ra chơi cô nữ sinh chỉ ngồi trong lớp, đi vệ sinh cũng phải có bạn thân đi cùng.

“Nhưng ở trường vẫn có những người bạn thân thiết, cô giáo cũng yêu thương. Lúc tôi ốm yếu quá, bạn xách cặp hộ, cô đèo về bằng xe đạp. Đó là động lực”, Lan Anh nói lý do duy trì việc học.

Đầu năm lớp 9, bệnh tật tái phát như cơn bão cuốn phăng mọi sức lực và quyết tâm của chị. Không thể cầm nổi sách, gần như không thể thở, chị đành nghỉ học, “âm thầm khóc vì bất lực”. Khi chuyển đến cơ quan mẹ sống, Lan Anh nằm liệt giường. Bố công tác xa, mọi sinh hoạt của chị đều phụ thuộc mẹ và em gái.

Video đang HOT

“Có sống được không hay là mình chết đi?”, ý nghĩ nhen lên trong đầu cô gái đang bất động. Nhưng hình ảnh bà nội gồng lưng cõng mình qua bùn lầy đến lớp hiện lên trong trí não khiến Lan Anh bừng tỉnh.

Không muốn ăn nhưng chị vẫn cố gượng. Bố mẹ mua thuốc đủ loại đông, tây y để tìm cơ hội sống cho con gái. Giai đoạn thập tử nhất sinh qua đi, khi khỏe lên một chút hàng ngày, cô bé lớp 9 tìm niềm vui bằng cách nghe chương trình dạy tiếng Anh trên radio. Đến khi ngồi dậy được, cô lấy giấy bút ra ghi chép, tự học với quyết tâm: “Không sống một cuộc đời nhàm chán, không làm gánh nặng cho gia đình”.

Cô giáo tí hon hơn 20 năm đi tìm giá trị đời mình - Hình 2

“Cô giáo tí hon” Lê Thị Lan Anh và các học sinh lớp 3 chụp hình lưu niệm nhân dịp 20/11/2019. “Cô trò chúng tôi là đội quân nhí nhố”, chị nói. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị thuyết phục bố mẹ cho lên nhà bác ở Hà Nội học tiếng Anh. Sức khỏe của chị yếu nên gia đình mời gia sư về nhà bác ruột dạy nhưng cũng chỉ được một năm vì kinh tế gia đình eo hẹp.

Mua sách ngữ pháp và được em gái tặng cuốn từ điển bé bằng bàn tay, chị cặm cụi tự học. Lan Anh trở lại cửa hàng tạp hóa của bố mẹ, nhưng không phải chỉ ngồi coi hàng. Chị vừa học, vừa được hàng xóm nhờ kèm cặp con nhỏ học tiếng Anh.

Thấy lực học của con khá lên, mẹ bé khuyên chị mở lớp. Năm học trò đầu tiên được Lan Anh truyền dạy kiến thức miễn phí trong góc cửa hàng tạp hóa. Nhưng sau đó, phụ huynh đều bảo “cô không nhận học phí thì không cho con học”, chị mới mở lớp thu tiền. Lần đầu được trả công 40 nghìn đồng, chị dùng mua một cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh.

Ngày 20/11 cách đây 21 năm, một phụ huynh đèo con đến nhà tặng hoa chị. “Tôi cho con đến học lớp của em, phần vì muốn được truyền dạy kiến thức, phần vì muốn con học được nghị lực của cô”, nữ phụ huynh – cũng là một giáo viên nói.

Những ký ức tuổi thơ lần lượt dội về trong “cô giáo tí hon”. “Tôi vừa hãnh diện, hạnh phúc vừa bùi ngùi. Sau một chặng đường đầy tủi khổ, cuối cùng, tôi cũng tìm được giá trị của đời mình”, chị tâm sự.

Đó là động lực để hơn 20 năm qua, “cô giáo” Lan Anh kiên trì trau dồi kiến thức để đứng trên bục giảng, dù chưa qua trường lớp nào. Lớp học của chị luôn miễn phí cho học sinh khuyết tật và giảm học phí cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Cách nhà chị Lan Anh hơn 3km, nhưng suốt một năm, chị Nguyễn Thị Tuất (59 tuổi có con gái khuyết tật vận động) vẫn đèo con đến lớp học miễn phí. “Nhờ có cô, con được dạy kiến thức, tự tin và cởi mở hơn. Cô tuy không qua trường lớp nhưng nắm vững kiến thức, dạy cặn kẽ và bài bản nên con tiến bộ hẳn”, chị Tuất nói.

Vũ Việt Tùng, 18 tuổi, ở Xuân Mai từng theo học cô Lan Anh từ lớp 2 đến lớp 9. Ban đầu Tùng bị bố mẹ “ép” học thêm, nhưng không ngờ mình tìm được động lực học từ “cô giáo tí hon”. “Tôi học qua hai giáo viên nhưng vẫn không tìm được cảm hứng, cho đến khi gặp cô. Tôi luôn nghĩ, cô khiếm khuyết cơ thể, không đến trường vẫn học được tiếng Anh, thì tại sao khỏe mạnh như mình không làm được”, Tùng nói.

Được cô Lan Anh truyền cảm hứng, Tùng đã đạt IELTS 6.0, thỉnh thoảng tham gia trợ giảng ở các trung tâm tiếng Anh và đang theo đuổi giấc mơ du học.

Cô giáo tí hon hơn 20 năm đi tìm giá trị đời mình - Hình 3

Chị Lan Anh đi du lịch cùng mẹ ở Tháp Chàm, Nha Trang năm 2019. Tìm được niềm vui cho chính mình, chị Lan Anh sống lạc quan, thường xuyên đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè và gia đình, dù “ngày nào cũng phải dùng đến thuốc”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Năm 2019, chị Lê Thị Lan Anh được Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội biểu dương, nhận Bằng khen về gương “Người tốt, việc tốt”. Chị cũng được tôn vinh ở hạng mục “Sống đẹp” trong một giải thưởng tìm kiếm và tôn vinh những người Việt Nam tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực.

Hơn 10 năm nay, chị kết thân với một nhóm bạn khuyết tật, thường xuyên du lịch, trò chuyện, động viên nhau những lúc khó khăn. “Số phận giúp mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn rất nhiều, buồn thật nhiều, nhưng vẫn không ngừng cố gắng vui, cười, vươn lên trong cuộc sống và cố gắng để mang lại niềm vui cho người khác”, chị nói.

Viết tiếp những giấc mơ...

Sinh ra vốn không được bình thường như những đứa trẻ khác do di chứng của chất độc hóa học, nhưng bằng sự ham học, chị Lê Thị Lan Anh đã vượt lên số phận, chiến thắng bản thân để viết tiếp những giấc mơ của mình và đóng góp tích cực cho xã hội. Nghị lực và ý chí vươn lên của chị là tấm gương sáng cho nhiều người.

Viết tiếp những giấc mơ... - Hình 1

Không chỉ truyền cảm hứng trong mỗi bài giảng, cô giáo Lê Thị Lan Anh còn chăm chút cho học sinh như người mẹ hiền.

Vượt lên khó khăn

Nhiều năm nay, ngôi nhà nhỏ của gia đình chị Lê Thị Lan Anh ở khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ) luôn là địa chỉ tin cậy để nhiều phụ huynh gửi gắm con đến học tiếng Anh. Ở đó, chị Lê Thị Lan Anh, sinh năm 1976, trực tiếp giảng dạy và đến giờ, chị cũng chẳng nhớ hết đã dạy bao nhiêu học trò. Với nhiều người khác có lẽ đây là việc hết sức bình thường, nhưng với một người khuyết tật như chị Lan Anh là cả một quá trình sống, phấn đấu với ý chí, nghị lực và nỗ lực không mệt mỏi.

Sinh ra không may mắn khi bị nhiễm chất độc hóa học do di truyền nên Lê Thị Lan Anh bị dị dạng từ nhỏ. Thân hình cong gập về trước, chân tay nhỏ hơn người thường, 10 ngón tay co cứng không duỗi ra được khiến bố mẹ chị thương con vô cùng.

Với thân hình đó, lúc bấy giờ, cả nhà đều nghĩ sự sống của Lan Anh thật mong manh. Ngày ấy, đồng lương của bố chị không đủ chi tiêu, mẹ chị phải nghỉ không lương ở nhà chăm con. Thể trạng không tốt nên hành trình từ nhà đến viện và ngược lại của Lan Anh diễn ra hằng tháng. Sức khỏe yếu cũng là lý do không nhà trẻ nào thời điểm đó dám nhận trông chị. Nhiều đêm cả bà nội, cả mẹ thức trắng trông nom Lan Anh. Nhờ sự chăm chút của cha mẹ và bà nội, đến khi lên 2 tuổi, cô bé Lan Anh bắt đầu lần giường tập đi, sang tuổi thứ ba mấy ngón tay cũng dần co duỗi được...

Lên 6 tuổi, Lan Anh bắt đầu đi học. Cô học chăm và tiếp thu rất tốt. Ngày đó, bà nội là người bạn đồng hành thân thiết trên con đường đến trường của cháu. "Ngày mưa cũng như ngày nắng, trừ những hôm tôi ốm đau, còn lại hai bà cháu không bỏ buổi học nào. Những hôm mưa rét, bà thương cháu nên cõng tôi trên lưng, có lần đường trơn trượt hai bà cháu ngã lên ngã xuống, người lấm lem bùn đất", chị Lan Anh nhớ lại. Ham học nên đến năm lớp 4, Lan Anh được cô giáo chọn đi thi viết chữ đẹp, năm lớp 6 đi thi học sinh giỏi văn.

Những tưởng với nghị lực cố gắng của hai bà cháu thì mọi chuyện sẽ "xuôi chèo, mát mái", thế nhưng, ông trời dường như vẫn muốn thử thách chị. Thời gian sang học cấp II, sức khỏe của chị Lan Anh bắt đầu giảm sút. Đến năm lớp 9, chị không thể tiếp tục đến trường bởi những trận ốm nối tiếp nhau liên tục, có những lúc gia đình tưởng chị không còn cơ hội sống.

Nghỉ học hẳn và "chiến đấu" với bệnh tật một thời gian, sức khỏe của chị bắt đầu khá lên. Khi đấy, niềm khát khao học tập lại trỗi dậy trong chị. Chị lại năn nỉ xin bố mẹ cho đi học tiếng Anh. Vì lo cho sức khỏe của con nên bố mẹ chị không đồng ý nhưng khi thấy con quyết tâm, một lần nữa họ chiều lòng, đưa con vào nội thành Hà Nội ở nhà người bà con để con gái được thỏa nguyện ước mơ học tiếng Anh.

Được học với gia sư tiếng Anh tại nhà, chị học ngày học đêm và một lần nữa lại khiến nhiều người ngạc nhiên với khả năng học tập của mình. Thế nhưng, sau một năm, cũng bởi sức khỏe không tốt nên chị không thể tiếp tục theo học, phải quay về nhà với chứng chỉ C tiếng Anh.

Truyền "lửa" đam mê

Những tưởng vốn kiến thức tiếng Anh chỉ để thỏa mãn sự ham học của cô gái Lê Thị Lan Anh bé nhỏ nhưng một ngày cách đây hơn 20 năm, có người hàng xóm sang nhờ Lan Anh kèm cho con. Chị đã vui vẻ nhận lời với ý nghĩ duy nhất là tìm được niềm vui và cũng giúp các em nhỏ thêm ham học.

Thế rồi "tiếng lành đồn xa", cô gái tật nguyền Lê Thị Lan Anh dù chưa có bằng sư phạm, chưa một lần đứng trên bục giảng được nhiều phụ huynh tìm đến để gửi gắm con em. Và chị trở thành người truyền đạt kiến thức cho nhiều học sinh ở thị trấn Xuân Mai và quanh đó.

Thời gian đầu, chị dạy miễn phí, sau đó khoảng 1 năm thì phụ huynh đề nghị chị thu tiền học phí. Học trò theo học chị ngày một đông, được sự động viên của phụ huynh và gia đình, chị bắt đầu mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà... Chị đã tự mình làm ra tiền bằng niềm đam mê và lòng nhiệt huyết như thế.

Điều đặc biệt ở lớp học của chị Lan Anh là có cả học sinh khuyết tật. Với những học sinh này, chị không thu học phí mà còn dành nhiều tình cảm, động viên, khích lệ các em vượt lên khó khăn để viết tiếp ước mơ trên con đường lập nghiệp ở tương lai phía trước.
Nhiều hôm, các em học sinh về hết thì cũng là lúc đôi chân chị Lan Anh muốn khuỵu xuống. Nhưng vì lòng yêu trẻ, vì muốn tìm niềm vui trong cuộc sống, chị đã cố gắng hơn nữa để được gắn bó với các em. Cách yêu thương trẻ và sự tận tâm trong công việc của chị đã khiến nhiều người thực sự cảm động.

Là người có con và cả cháu từng theo học cô Lan Anh, chị Nguyễn Thị Thắm ở thị trấn Xuân Mai bày tỏ: "20 năm dạy học cho các cháu, cô Lan Anh luôn xứng đáng như người mẹ hiền của các học sinh. Phụ huynh nào có con theo học cô cũng đều kính mến, quý trọng cô". Còn chị Đỗ Thị Phương, cử nhân kinh tế, cán bộ Văn phòng Đảng ủy thị trấn Xuân Mai chia sẻ: "Tôi có 7 năm được cô Lan Anh dạy môn tiếng Anh. Không chỉ truyền cảm hứng cho học sinh để học tốt môn tiếng Anh mà bài học lớn nhất cô truyền cho chúng tôi là sự nỗ lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống"...

Trong khi đó, chị Bùi Thị Minh Đức, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chương Mỹ cho biết: "Nhìn vào nghị lực và tinh thần vượt lên số phận để sống và làm việc của hội viên Lê Thị Lan Anh, nhiều chị em chúng tôi không cho phép mình nản chí mỗi khi cuộc sống không được suôn sẻ...".

Hơn 20 năm qua, chị Lê Thị Lan Anh đã dạy rất nhiều học sinh, cả cấp I và cấp II. Nhiều người trong số đó đã thành đạt, trở thành phiên dịch, thầy, cô giáo dạy tiếng Anh. Có lẽ, đấy là niềm vui vô giá. Niềm vui được bắt nguồn từ sự thiệt thòi, khó khăn và cả những tháng ngày vượt khó nên càng trở nên ý nghĩa, thiêng liêng hơn với chị. Đó cũng chính là lý do tiếp thêm nghị lực sống cho chị mỗi ngày, như chị chia sẻ.

Với nhân cách sống cao đẹp và đóng góp cho cộng đồng, chị Lan Anh đã được trao Giải Kova lần thứ 17 năm 2019 về sống đẹp. Năm 2019, chị cũng được Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội biểu dương, nhận Bằng khen về gương "Người tốt, việc tốt".

Hiền Phương

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo

Netizen

14:45:13 22/11/2024
Không hổ danh là tiên nữ đồng quê nổi đình nổi đám, dù đã gần 10 ngày trôi qua kể từ khi Lý Tử Thất quay trở lại nhưng những câu chuyện xung quanh cô vẫn đang khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con

Sao âu mỹ

14:03:02 22/11/2024
Lindsay Lohan từng trải qua quãng thời gian bi kịch trong sự nghiệp và cuộc sống với nhiều ồn ào. Giờ đây, cô sẵn sàng trở lại với điện ảnh, có một tổ ấm hạnh phúc và bình yên.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.