Cô giáo Thư gắn bó với bản Sà Dề Phìn

Theo dõi VGT trên

“Bố mẹ bảo, nếu vất vả quá thì xin chuyển về quê. Nhưng tôi đã vượt qua được khó khăn, trót yêu mến mảnh đất, con người Sà Dề Phìn nên sẽ ở lại!” – là chia sẻ của cô Đặng Thị Thư.

Cô giáo Thư gắn bó với bản Sà Dề Phìn - Hình 1

Cô Đặng Thị Thư hướng dẫn trẻ học chữ cái.

Cô Đặng Thị Thư là giáo viên Trường Mầm non Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ ( Lai Châu).

Thương lắm vùng cao

Sinh ra và lớn lên ở xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang), năm 2012, cô Đặng Thị Thư lên huyện Sìn Hồ công tác. “Chân ướt, chân ráo” vào nghề, cô Thư gần như bắt đầu bằng con số “0″ tròn trĩnh. Nói vậy, bởi cô không biết tiếng bản địa trong khi 100% học sinh là con em người Mông. Bất đồng ngôn ngữ khiến việc nuôi dạy trẻ thời gian đầu của cô luôn gặp khó.

“Được nghe kể về sự khó khăn và có sự chuẩn bị từ trước về tâm lý, nhưng vào đến bản, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Cuộc sống của bà con ở đây khó khăn quá. Cả bản chỉ có vài người Kinh. Nhà cửa của dân thì tuềnh toàng. Còn phòng học chưa được đầu tư khang trang. Đã thế lại còn không có nhà ở cho giáo viên. Chợ búa cũng chẳng có…”, cô Thư kể.

Ngày mới lên bản nhận công tác, đối diện với thực tế, cô Thư đã có những phút rối lòng. Cô từng dự định sẽ dạy một vài năm rồi xin chuyển về vùng thuận lợi. Nhưng rồi, sau vài năm gắn bó, cô cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với lũ trẻ nơi đây và với cộng đồng.

Cô Thư tâm sự: “Tôi còn nhớ như in ngày đầu nhận lớp. Đó là lớp ghép 3 4 t.uổi. Cả lớp có 18 trẻ đều không biết tiếng phổ thông. Còn tôi thì không biết tiếng bản địa. Trẻ đi học thưa thớt. Các em còn nhút nhát, ngại giao tiếp. Trong khi đó, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhất là đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học. Nói chung cả cô và trò đều vất vả đủ đường. Tôi không lo bản thân sẽ vất vả, mà điều khiến tôi thực sự trăn trở đó là cuộc sống cơ cực của các em nhỏ nơi đây. Hầu như em nào cũng vậy, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, mùa đông co ro dưới giá lạnh tê tái. Thương lắm”.

Thương trẻ, cô Thư đã vận động, quyên góp quần áo, giầy dép dành tặng cho trò. Mỗi khi lớp học thiếu vắng học trò, cô lại lên bản, đến từng gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh, động viên cha mẹ cho con em đến trường.

Cô giáo Thư gắn bó với bản Sà Dề Phìn - Hình 2

Cô Thư chuẩn bị bữa cơm cho trẻ.

Khó lòng bước đi

“Người dân trong bản lúc đó còn nghèo lắm, trong nhà không có gì đáng giá cả. Có hôm lên bản tìm trò, cả bản chẳng có người lớn vì họ đi nương hết, chỉ có đám trẻ nhỏ ở nhà trông em. Chúng tự nấu cơm cho nhau ăn. Thấy tôi, anh, chị lớn đang bốc cơm cũng dừng ngay. Mấy em nhỏ thì tỏ vẻ sợ hãi, giấu cơm dưới miếng bao tải rách, nhìn rõ tội!”, cô Thư nói.

Video đang HOT

Để hòa đồng với trẻ cũng như người dân, mỗi khi rảnh rỗi, cô Thư lại tự học tiếng dân tộc giúp việc giao tiếp được thuận lợi hơn. Cô còn tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa của người địa phương. Nhờ đó, phụ huynh tin tưởng và cởi mở hơn, việc vận động trẻ ra lớp hay mời cha mẹ tham gia các hoạt động với trường, lớp cũng dễ dàng.

Sự tin tưởng phụ huynh dành cho cô Thư được thể hiện hằng ngày. Có mớ rau, con cá, củ sắn, củ khoai, quả trứng… cũng mang lên biếu cô. Mỗi khi nhà có việc đều mời cô đến dự. Những tình cảm chân thành đó là niềm động viên giúp giáo viên cắm bản có thêm nghị lực để gắn bó với nghề. Theo cô Thư, tình cảm của người dân cùng sự trong trẻo, hồn nhiên của những đ.ứa t.rẻ nơi đây như sợi dây níu giữ cô ở lại Sà Dề Phìn.

Nhận xét về đồng nghiệp, cô Lương Thị Dẫu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sà Dề Phìn chia sẻ: “Cô Thư không chỉ làm tốt công việc chăm sóc trẻ, mà còn nhiệt tình hướng dẫn người dân cách chăm con. Với kiến thức sẵn có, cô chia sẻ cách thức chăn nuôi, trồng trọt để giúp bà con tăng thêm thu nhập cho gia đình. Từ những nỗ lực ấy, cô Thư đã góp phần cùng tập thể nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ t.rẻ e.m suy dinh dưỡng qua các năm đều giảm so với năm học trước. Trẻ dần mạnh dạn tự tin khi giao tiếp tiếng Việt”.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh

Hơn 20 năm qua những thầy giáo mầm non vẫn miệt mài đến lớp dạy học, chăm sóc những em thơ ở ngôi trường mầm non xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

25 năm giảng dạy mầm non

Xã Thanh Quân là xã cuối cùng của huyện Như Xuân nằm giáp ranh với huyện Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An) và huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) với người Thái chiếm khoảng 95%, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nơi đây đang dần đổi thay vươn lên.

Giữa tháng 11 khi Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới, chúng tôi vượt gần 100km để đến thăm Trường mầm non Thanh Quân, nơi có 4 thầy giáo mầm non là Lương Văn Cường, Hoàng Thanh Tình, Vi Văn Tiến và Vi Văn Dương đang tận tụy nuôi dạy trẻ mỗi ngày.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 1

Trường mầm non Thanh Quân

Vừa bước vào trường chúng tôi đã bắt gặp thầy Lương Văn Cường (SN 1971) đang cưa cây luồng làm đồ chơi cho các em học sinh. Thầy vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi và kể về chuyện nghề của những giáo viên nam dạy mầm non như thầy.

"Năm 1996 mấy anh em chúng tôi thấy thông báo tuyển sinh nên cùng nhau đăng ký đi học sơ cấp ở trung tâm huyện một thời gian, rồi cùng về quê băng rừng, vượt suối vào các bản dạy trẻ", thầy Cường kể lại.

Theo thầy Cường, thời điểm đó trong xã Thanh Quân chưa có trường mầm non, lại là vùng đặc biệt khó khăn, vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu nên chính quyền địa phương phải vận động thanh niên đi học để về dạy học cho trẻ.

Khi đó, có tất cả 6 người nam được cử đi học nhưng chỉ có 5 người theo tới cùng. Lúc về các bản giảng dạy, các thầy được địa phương trợ cấp 50kg thóc mỗi tháng.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 2

Các thầy và học trò trong một giờ ngoại khóa.

Việc nuôi dạy trẻ mầm non đối với giáo viên nữ đã vất vả nhưng đối với giáo viên nam còn khó khăn gấp nhiều lần trong việc dỗ dành, múa hát, cho trẻ ăn uống, vệ sinh... Tuy nhiên, với lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề, các thầy càng cố gắng hơn để nâng cao chuyên môn của mình.

Kể từ ngày đầu đi dạy đến nay đã 25 năm trôi qua, các thầy vẫn lên lớp hằng ngày, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, cùng học cùng chơi với các em thơ như những người cha thứ 2.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 3

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 4

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 5

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 6

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 7

Mong ước con em được đến trường

Cả 4 thầy giáo đều là người Thái sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Quân nên mong muốn lớn nhất của các thầy là t.rẻ e.m nơi đây được đến lớp, đến trường đầy đủ. Chỉ có tri thức mới giúp xóa bỏ cái đói, cái nghèo, hủ tục và xây dựng quê hương ngày thêm đẹp đẽ.

Thầy Vi Văn Dương (SN 1967) lập gia đình năm 1989 rồi đến năm 1996 mới theo học sư phạm mầm non. Vậy nên thầy càng hiểu về giá trị của việc con em được tới trường tiếp cận với ánh sáng tri thức.

Thầy Dương tâm sự: "Trước đây do tình trạng dân trí thấp nên khó có b.é g.ái nào được học hết lớp 9. Vậy nên khi thấy thông báo tuyển sinh giáo viên mầm non tôi đã đắn đo, suy nghĩ rồi quyết định đăng ký theo học với mong muốn sau này giảng dạy cho cả con em mình".

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 8

Thầy Vi Văn Dương trong tiết dạy học.

Đa số học trò đều là người Thái nên khi đến lớp thầy Dương phải làm cầu nối phiên dịch qua lại giữa tiếng dân tộc Thái và tiếng phổ thông để giúp các em hiểu về bài học. Đồng thời thầy cũng dặn dò phụ huynh nói chuyện với con em thì thường xuyên dùng tiếng phổ thông để các em quen hơn.

Chia sẻ về kỷ niệm những ngày đầu theo giáo dục mầm non, thầy Hoàng Thanh Tình (SN 1974) cho biết: "Ban đầu đi học tôi còn bỡ ngỡ nhưng sau được gia đình ủng hộ, bạn bè giúp đỡ thì tôi cũng dần quen với việc học các môn múa, làm đồ chơi... Khi về các bản giảng dạy thấy được sự khó khăn, vất vả của cả trò và gia đình thì tôi càng cố gắng hơn với công việc đã chọn".

Ở những năm tháng khó khăn, các thầy đã băng rừng, vượt suối đến các bản giảng dạy, thậm chí phải đến từng nhà để vận động đưa các em đến lớp. Đi dạy học mà các thầy còn mang theo đồ dùng cá nhân như dầu gội, xà phòng để tắm rửa cho các em.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 9

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 10

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 11

Đ.ánh mỏ gọi học sinh đến lớp

Khi nhắc về lý do mình chọn nghề giáo, thầy Lương Văn Cường bồi hồi nhớ lại: "Ngày tôi học xong cấp 2 (năm 1994) thì có chị hàng xóm nhờ dạy trẻ tiểu học cách đ.ánh vần, đọc chữ, học bảng cửu chương... Từ chuyện đó tôi thấy thích ngành sư phạm nên đăng ký đi học làm giáo viên mầm non. Tôi cũng muốn xóa đi những hủ tục, cái đói nghèo bằng tri thức để xây dựng quê hương giàu đẹp".

Theo thầy Cường, khi về bản do địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều sông suối nên để trẻ đến lớp đầy đủ là cả một vấn đề nan giải đối với giáo viên. Các thầy phải đi tuyên truyền, vận động để đưa trẻ đến lớp nhưng chỉ được ngày 1, ngày 2 rồi lại đâu vào đó. Cũng chính vì như thế nên các thầy nảy ra nhiều ý tưởng thu hút học sinh hơn.

"Ở các điểm lẻ thì nhà dân phân bố rải rác ở các sườn đồi, núi nên việc đến lớp gặp nhiều khó khăn, nếu mà đi gọi từng trẻ đến lớp thì sẽ mất gần 1 buổi học nên tôi đã đề xuất với trưởng bản là sẽ dùng mỏ đ.ánh (cái mỏ làm bằng gỗ - PV) để gọi các em đến lớp. Cũng từ đó việc lên lớp của chúng tôi cũng thuận tiện hơn", thầy Cường chia sẻ.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 12

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 13

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh - Hình 14

Không chỉ đưa, đón, dạy trẻ học văn hóa, múa hát, tạo hình,... mỗi buổi trưa các thầy lại thay nhau mang cơm đến các điểm lẻ rồi cùng các đồng nghiệp cho học sinh ăn uống và chăm sóc giấc ngủ cho các em. Ở những thầy giáo mầm non này, chúng tôi thực sự cảm nhận được trái tim ấm áp và lòng tận tụy với nghề giáo cao quý.

Cô Lương Thị Hà - quyền Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Quân cho biết, nhà trường có 36 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 4 giáo viên nam có chuyên môn tốt và luôn luôn gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu nghề, mến trẻ, sống chan hòa với mọi người. Các thầy luôn luôn lạc quan, không ngại gian khó và luôn giúp đỡ nhà trường trong mọi công việc nặng nhọc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.