Cô giáo Thảo bắc nhịp cầu, đưa học sinh khiếm thị Hải Phòng tới tương lai
Hơn 20 năm qua, một người phụ nữ dành cả tuổi thanh xuân để chăm sóc, dạy dỗ, bắc những nhịp cầu đưa học trò khiếm thị thành phố hoa phượng đỏ tới tương lai.
Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thảo, Tổ trưởng tổ giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng.
Sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng), ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thảo ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo dạy chữ cho những trẻ em nghèo.
Sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, cô Thảo về công tác tại Trường nuôi dạy Trẻ em Khiếm thị Hải Phòng.
Nhớ lại những ngày đầu mới công tác tại trường, cô Thảo tâm sự: “Ngày tôi tới trường nhận công tác, thầy Nguyễn Thanh Thăng có chia sẻ, với học sinh bình thường dạy và dỗ, còn trong môi trường này, dỗ trước dạy sau.
Lần đầu nhìn chữ Braille toàn chấm nổi ly ty tôi cũng thấy nản. Nhưng học rồi, tôi lại cảm thấy chữ Braille không khó như tưởng tượng”.
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo hướng dẫn học sinh khiếm thị học bài (Ảnh: Lê Trung Cường)
Hiện nay, cô Thảo là một trong những giáo viên đọc chữ Braille tốt nhất trường khiếm thị.
Lớp học sinh này ra trường, lớp khác đến, các em học sinh đều có những tình cảm đặc biệt như người thân với cô Thảo.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô Thảo luôn đến sớm và về muộn. Mặc dù không phải là nhiệm vụ của mình, nhưng những bữa cơm chiều cô đều xuống nhà bếp giúp đỡ các em khiếm thị.
Hơn 20 năm công tác, gắn bó môi trường giáo dục đặc biệt này, cô Thảo để lại những ấn tượng và tình cảm khó quên đối với đồng nghiệp và các thế hệ học sinh mà cô giảng dạy.
Video đang HOT
Giáo viên trong Trường khiếm thị giờ đây quen với hình ảnh cô Thảo cùng học sinh khiếm thị vệ sinh lớp học và môi trường chung quanh.
Các giờ học môn Văn – tiếng Việt do cô phụ trách luôn được học sinh chờ đợi và yêu thích.
Mặc dù không phải là giáo viên được đào tạo chính quy về giáo dục đặc biệt nhưng trong công tác, cô Thảo luôn nỗ lực tự học, trau dồi chuyên môn nâng cao trình độ.Ngoài giờ lên lớp chính, cô tận dụng phòng trống buổi chiều dạy thêm miễn phí các học sinh yếu kém.
Để nâng cao chất lượng các tiết học và nghiệp vụ chuyên môn, cô Thảo luôn tự tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học sinh, tạo hứng thú cho các em trong từng giờ học.
Cô chia sẻ, với học sinh khiếm thị, việc nắm vững tâm tư tình cảm, đặc điểm tâm lý của từng cá nhân chiếm tới 50% thành công của việc giảng dạy.
Vì vậy, cô dành thời gian có mặt tại khu nội trú vui chơi cùng học sinh của mình, giúp các em giải quyết khó khăn khi làm bài tập.
Để động viên học sinh, cô thường xuyên mua tặng các em những đồ dùng cần thiết phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Với những học sinh sống xa nhà, cô gần gũi, giúp đỡ.
Cô kiến nghị Ban giám hiệu vận động cha mẹ học sinh nhà trường đóng góp hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Bất cứ lúc nào, dù ngoài giờ hành chính hay ngày nghỉ, học sinh có nhu cầu đến trường mượn sách chữ Braille hoặc xin giấy viết, cô Thảo đều có mặt trợ giúp.
Với cương vị tổ trưởng chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thị Thảo đạt nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều năm liên tục cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và luôn là “cánh chim đầu đàn” của tổ chuyên môn.
Người giáo viên giản dị của môi trường giáo dục đặc biệt ấy dù chưa nhiều người biết, nhưng mỗi chuyến đò của cô giáo Nguyễn Thị Thảo chính là những cây cầu tri thức bắc nhịp đưa học sinh khiếm thị Hải Phòng tới tương lai.
Theo giaoduc.net.vn
Không hài lòng với giáo viên, phụ huynh nên hành xử thế nào?
Mới đây, video clip ghi lại cảnh phụ huynh lớn tiêng với giáo viên, có những lời lẽ khó nghe như: "chưa chắc gì bô đô thây mặc trên người giá trị hơn cái quân của con tôi" đã thu hút sự quan tâm của dư luân.
Môt vu phu huynh keo đên lơp hoc đê xuc pham giao viên - MINH HỌA: DAD
Câu chuyện này là ví dụ điển hình, minh chứng rõ nét cho thấy những mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh luôn tồn tại và mỗi người lại có cách hành xử khác nhau.
Nếu như phụ huynh kể trên chọn cách quay lại video clip để tung lên mạng, thì có nhiều người xúc phạm giáo viên bằng nhiều cách khác. Như ở Đắk Nông từng xảy ra việc phụ huynh đánh và chửi bới các giáo viên trước mặt học sinh. Hay trước đó, ở Hải Phòng cũng xảy ra việc phụ huynh tát vào mặt giáo viên.
Theo nhiều chuyên gia, không khó để nhận thấy cách hành xử với giáo viên khi không hài lòng của một bộ phận phụ huynh là có vấn đề. Vậy đâu là những cách hành xử "chuẩn"?
Bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng phụ huynh phản ứng với giáo viên là điều dễ hiểu vì con người ai cũng có những sai sót, và giáo viên cũng vậy, cũng có thể khiến phụ huynh chưa hài lòng. Thế nhưng trong quá trình phản ứng của không ít phụ huynh lại có những cách không hay.
Với giáo viên, ông Ngai khuyên trong mọi tình huống đều bình tĩnh lắng nghe, từ tốn tiếp nhận. Nếu sai hãy nhận lỗi và xin lỗi, hứa sẽ sửa chữa, khắc phục. Nếu thông tin phụ huynh có được từ con là không chính xác, thì cũng nhẹ nhàng phân tích kể lại để phụ huynh hiểu vấn đề.
Còn khi gặp phải trường hợp phụ huynh quá nóng, có ý định tấn công, thì giáo viên nên lánh mặt, báo cáo lãnh đạo nhà trường, những người có uy tín gặp gỡ, trao đổi để giải quyết vấn đề.
Ông Ngai nhìn nhận việc trao đổi, phản ứng của phụ huynh với giáo viên là nhằm mục đích giải quyết những bức xúc, tạo nên mối hiểu biết lẫn nhau, để cùng đồng hành giúp học sinh học tốt hơn. Thế nên hãy nói không với những ứng xử bạo lực, xúc phạm danh dự giáo viên.
Theo ông Ngai, tùy vào sự việc mà có những cách ứng xử phù hợp. Nhưng sự bình tĩnh là yếu tố đặt lên hàng đầu, cũng như tìm hiểu sự việc rõ ràng.
"Bình tĩnh gặp giáo viên để trao đổi với tinh thần xây dựng. Để giáo viên nhận thấy điều chưa đúng, sau đó sẽ khắc phục, sửa chữa. Giáo viên mà hiểu biết, chắc chắn họ sẽ cảm ơn phụ huynh rất nhiều trong trường hợp này, sẽ chấn chỉnh lại bản thân", ông Ngai nói.
"Còn nếu giáo viên chống chế, bao biện, không tiếp thu những ý kiến phản ánh (trường hợp giáo viên sai thật), thì tuyệt đối không bày tỏ thái độ xúc phạm, xô xát. Đặc biệt không nên chửi bới mạt sát giáo viên trước mặt học sinh, con em của mình. Vì khi phụ huynh xem thường giáo viên, sẽ khiến học sinh cũng xem thường theo, con sẽ không coi giáo viên ra gì. Theo đó, học sinh sẽ không còn tin giáo viên, sẽ không thể học tốt môn của giáo viên ấy. Trường hợp này, có thể khiếu nại lên lãnh đạo nhà trường...", ông Ngai nói thêm.
Về việc phụ huynh đăng những video clip lên mạng, ông Ngai cho rằng tùy trường hợp mà nên hay không nên. "Nên là trong trường hợp nếu giáo viên sai, đã trao đổi nhiều lần mà giáo viên vẫn không thay đổi, lại được lãnh đạo bao che", ông Ngai nói.
Nói không với hành động bạo lực, xúc phạm giáo viên
Theo thạc sĩ tâm lý Lê Thị Dương Thương, Trung tâm tư vấn tâm lý An Nam (TP.HCM), một số giáo viên hiện nay có những cư xử chưa hợp lý, đưa ra những quyết định, hành động với học sinh theo cảm xúc, vì thế khiến phụ huynh bức xúc. Nhưng nhiều phụ huynh cũng có cách phản ứng không đúng.
"Không nên dùng bạo lực, hoặc chửi bới, mạt sát, xúc phạm giáo viên, nhất là làm những điều đó trước mặt học sinh. Cứ nghĩ việc làm đó sẽ hả được giận nhưng sự thật là không giải quyết được vấn đề. Vừa vi phạm nhân quyền, vừa khiến con có nhận thức sai 'mình cứ sai phạm, thầy cô mà phạt là kêu bố mẹ lên... bắt nạt lại thầy cô'. Lo ngại hơn, khi phụ huynh giải quyết bức xúc, sự không hài lòng bằng việc 'đụng tay đụng chân' sẽ khiến con bắt chước, khiến bao lực học đường gia tăng", bà Thương nói.
Về việc nhiều phụ huynh vì không hài lòng với giáo viên, sau đó có xu hướng quay video clip các cuộc trao đổi với giáo viên, hoặc chia sẻ những bài viết đăng lên mạng, bà Thương cho rằng điều này không nên. Vì có thể "chuyện bé xé ra to", từ những chuyện đơn giản nhưng khi thu hút những bình luận trái chiều, từ những người không hiểu rõ ngọn ngành sự việc có thể khiến dư luận có cái nhìn không tốt về nghề giáo.
Thạc sĩ tâm lý Ngô Văn Hoàng, Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Sơn (TP.HCM), cũng không đồng tình với những hành xử nặng nề của một bộ phận phụ huynh khi chưa hài lòng với giáo viên.
"Hiểu tâm lý của phụ huynh là thương con. Nên khi nghe con kể bị thầy la, cô phạt là tức tốc vội vàng 'bay' đến trường để làm cho ra lẽ. Do vậy dẫn đến những ứng xử không phù hợp", ông Hoàng nói.
Theo ông Hoàng, phụ huynh nên hiểu giải quyết sự không hài lòng với giáo viên cũng chỉ nhằm mục đích giúp con em có được niềm vui khi đến lớp. Giải quyết ôn hòa sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn cách ứng xử bạo lực. Thay vì chửi rủa, xúc phạm, đánh giáo viên... thì hãy ngồi cùng giáo viên để tìm hiểu thực hư câu chuyện, lắng nghe và chia sẻ để tìm ra hướng giải quyết mâu thuẫn hợp lý nhất.
Theo thanhnien
Hà Tĩnh: Cụ giáo làng tuổi 80 của học trò nghèo miền núi Đã ở vào độ tuổi 80 nhưng cụ Phan Chí Nhượng (SN 1938) vẫn đều đặn mở những lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo tại huyện miền núi Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh). Gần 15 năm qua, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ lớp học đơn sơ của cụ. Mỗi tuần, cứ vào thứ bảy hay chủ nhật...