Cô giáo Pa Kô 11 năm truyền lửa đam mê cho học sinh

Theo dõi VGT trên

Bắt đầu ngày mới với không bữa sáng, áo quần lấm lem bùn đất đến trường, khi đông đến chỉ phong phanh chiếc áo trắng.

Thế nhưng, suốt hơn 11 năm qua, cô giáo dân tộc Pa Kô ấy vẫn luôn nỗ lực truyền dạy tri thức cho các em.

A Lưới – vùng cao của Thừa Thiên Huế, nơi đại ngàn của dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại đi qua ghi dấu bao chiến công lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng. Nơi mà đặc sản là sương mù và mưa giông, với những con dốc khúc khuỷu, những đoạn đèo quanh co đầy nguy hiểm.

Chính nơi vùng núi khó khăn này đã thôi thúc cô giáo Trương Thị Khánh Hòa (SN 1988) với những khát khao của tuổi trẻ, niềm đam mê mang con chữ tới các em nhỏ vùng núi khó khăn trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cô Khánh Hòa hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh nơi đây khi chính cô là người con dân tộc thiểu số trên mảnh đất A Lưới này.

Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, cô ước mong sẽ có ngày trở về giảng dạy ở trên quê hương. Năm 2011, cầm quyết định trên tay trong niềm sung sướng và hạnh phúc, cô giáo Trương Thị Khánh Hòa nhận nhiệm vụ công tác tại ngôi trường mang tên: Trường Trung học phổ thông A Lưới, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Bắt đầu ngày mới với không bữa sáng, áo quần lấm lem bùn đất đến trường, khi đông đến chỉ phong phanh chiếc áo trắng. Thế nhưng, suốt hơn 11 năm qua, cô giáo dân tộc Pa Kô ấy vẫn luôn nỗ lực truyền dạy tri thức cho các em. “Có những con đường khó đi không phải bởi sạt lở hay mưa lũ mà đôi khi nó khó đi bởi người không nhìn thấy đích đến – Dạy học ở nơi vùng cao A Lưới cũng vậy, nhưng chính những người trẻ như chúng tôi đã làm thay đổi điều đó” – Cô giáo Hòa bày tỏ.

Cô giáo Pa Kô 11 năm truyền lửa đam mê cho học sinh - Hình 1

Cô Hòa trong tiết dạy Văn cho học sinh. Ảnh NVCC

Cô Khánh Hòa chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong công tác giảng dạy nơi đây chính là địa bàn cư trú của đa số học sinh ở các xã, các em có hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong mọi hoạt động giáo dục gặp nhiều khó khăn. Số học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo còn quá nhiều. Nhiều em phải nghỉ học để đi kiếm tiền phụ giúp gia đình, có em nghỉ học để đi làm ăn xa. Các thầy cô giáo như cô Khánh Hòa đều hiểu và thương các em hơn ai hết, cùng các bạn trong lớp đến nhà động viên, nói chuyện với bố mẹ, với các em để các em có thể đến trường. Đi qua bao con suối, nhìn thấy bao nhiêu núi, mới đến nhà các em. Con đường từ nhà đến trường rất xa, nhưng nếu không học cái chữ, thì con đường đi đến ước mơ còn xa hơn nữa.

Cô giáo Trương Thị Khánh Hòa đã mạnh dạn tham mưu với Đảng bộ, BGH nhà trường, Đoàn trường trong việc giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, nhất là trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, nhiều gia đình học sinh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Đồng thời phát huy tinh thần tình nguyện bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo, triển khai có hiệu quả phong trào hành động cách mạng tại trường học.

Và cứ thế, nhiều chương trình thiết thực, có ý nghĩa lần lượt ra đời như: “Tiếp sức đến trường”, “Triệu túi an sinh”, “Mỗi ngày chủ nhật là một sự san sẻ yêu thương”… để giúp đỡ, động viên phần nào cho các em đến trường. Là một cán bộ đoàn nhiệt huyết, cô Hòa luôn suy nghĩ và hành động để tổ chức Đoàn trong nhà trường thực sự là môi trường lý tưởng rèn luyện ý chí lẫn kỹ năng cho Đoàn viên thanh niên.

Cô giáo Pa Kô 11 năm truyền lửa đam mê cho học sinh - Hình 2

Video đang HOT

Cô giáo Trương Thị Khánh Hòa trong công tác Đoàn. Ảnh NVCC

Vốn là người đồng bào thiểu số, hiểu rằng các em học sinh ở đây nhiều em kĩ năng sống còn thiếu, các em còn rụt rè, hay mặc cảm. Chính vì thế, cô giáo Khánh Hòa cùng các tổ chức Đoàn, Hội trong trường mạnh dạn tổ chức các cuộc thi, các hoạt động, các buổi sinh hoạt Chi đoàn để giúp các bạn học sinh hòa nhập, tiến bộ, sống có ích và biết yêu thương, san sẻ.

Bản thân luôn muốn truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho các em học sinh trong trường, nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số. Định hướng, nhen lên ngọn lửa cho các em, để các em mày mò, sáng tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng thực tiễn của chính mình. Có nhiều đêm cô trò cùng thức trắng, bát mì tôm úp vội, để hoàn thiện công trình nghiên cứu còn dang dở” – Cô Hòa chia sẻ.

Cô giáo Pa Kô 11 năm truyền lửa đam mê cho học sinh - Hình 3

Cô giáo Trương Thị Khánh Hòa luôn cố gắng để các bạn học sinh hòa nhập hơn. Ảnh NVCC

Cô Hòa nói rằng, mình vất vả quen rồi, chỉ tội cho học sinh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn, phòng học tạm bợ. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Nhưng trước mọi khó khăn, thầy và trò đều phải khắc phục, cố gắng vượt qua. Việc dạy học ở những nơi “thâm sơn, cùng cốc” dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả, các thầy, cô giáo như cô Hòa vẫn hết mực tận hiến cho sự nghiệp “trồng người”, vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Với những cống hiến liên tục trong 11 năm 1 tháng, cô giáo Khánh Hòa đã vinh dự nhận được nhiều thành tích như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh “Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo từ năm 2018 – 2019 đến năm 2020 – 2021″ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giấy khen vì đã có thành tích dạy giỏi trong nhiều năm và thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn… Mới đây nhất cô vinh dự là 1 trong 68 gương giáo viên tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Cô giáo Mường thắp lửa đam mê Lịch sử cho học trò miền sơn cước

Những ngày theo chân mẹ đến điểm trường cắm bản thửa nhỏ đã nhen nhóm cho cô Hoàn ước mơ trở thành cô giáo để đem kiến thức đến cho các em nhỏ vùng đồng bào quê hương.

Nuôi ước mơ từ gian khó

Ít ai biết rằng cô giáo Đinh Thúy Hoàn - người "mát tay" trong công tác tìm kiếm và bồi dưỡng cho nhiều học sinh giỏi môn Lịch sử của trường THCS Yên Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) lại có tuổi thơ đầy gian khó. Sinh ra tại xã vùng cao, bố làm nông nghiệp còn mẹ là cô giáo cắm bản.

Từ nhỏ, cô học trò Đinh Thúy Hoàn theo từng bước chân đến điểm trường cùng mẹ và bạn bè đồng trang lứa chủ yếu là người dân tộc thiểu số.

"Những buổi không đến trường, tôi cùng các bạn đi lấy củi trên đồi phụ giúp gia đình. Đường đến trường học cách xa nhà vài cây số nắng thì bụi, mưa thì sình lầy", cô Hoàn nhớ lại.

Cô giáo Mường thắp lửa đam mê Lịch sử cho học trò miền sơn cước - Hình 1

Cô giáo Đinh Thúy Hoàn trong giờ lên lớp dạy môn Lịch sử với học sinh.

Theo lời nữ giáo viên dân tộc Mường, thời gian đó kinh tế khó khăn nên hết tiểu học, nhiều bạn bè đồng trang lứa phải nghỉ học do trường xa hay hoàn cảnh gia đình khó khăn và một phần suy nghĩ của cha mẹ cho rằng con mình chỉ cần biết chữ và tính tiền là đủ. Thế nhưng với nghị lực trong học tập, cô học trò Đinh Thúy Hoàn đã kiên trì theo từng các cấp học ở vùng quê nghèo.

Bước ngoặt quan trọng trên con đường học tập của cô nữ sinh dân tộc Mường là khi vào đội tuyển học sinh giỏi của Trường THPT Hương Cần. Không phụ công thầy cô, Đinh Thúy Hoàn ngày đêm chăm chút, bồi dưỡng rèn luyện. Sau bao ngày nỗ lực, cố gắng, Đinh Thúy Hoàn vinh dự đoạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa Lý năm 2007.

Cô giáo Mường thắp lửa đam mê Lịch sử cho học trò miền sơn cước - Hình 2

Cô Hoàn cùng học trò tìm hiểu về những vật dụng sản xuất của đồng bào địa phương.

"Giải thưởng tuy không cao nhưng đây cũng là động lực để tôi quyết tâm thi đỗ Đại học Hùng Vương. Những điều mà trong mơ một cô bé người dân tộc thiểu số như tôi chưa bao giờ thấy. Chính các thầy, các cô Trường THPT Hương Cần và gia đình đã thắp lên trong tôi tình yêu đối với nghề giáo viên", cô Hoàn tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Hùng Vương, nữ cử nhân Đinh Thúy Hoàn được tiếp nhận về công tác tại chính quê hương là Trường THPT Hương Cần. Năm 2014, cô Hoàn được tuyển dụng và phân công về Trường THCS Hương Nha. Một năm sau là Trường THCS Yên Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) và công tác cho đến nay. Đây cũng chính là mái trường có nhiệm vụ đào tạo học sinh là con em đồng bào các dân tộc vùng cao của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

"Thắp lửa" môn Lịch sử

Những ngày đầu trên bục giảng, nhìn các em học sinh dân tộc, cô giáo trẻ Đinh Thúy Hoàn như được gặp lại chính tuổi thơ của mình. Bởi lẽ, bản thân cô cũng là người dân tộc thiểu số được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nên nữ giáo viên thấu hiểu được những khó khăn cũng như khát khao được học tập của con em đồng bào nơi đây.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc chưa bao giờ dễ dàng với trường học tại xã đặc biệt khó khăn. Với học trò, cô Đinh Thúy Hoàn cho rằng, các em phải lập kế hoạch chi tiết cho cả quá trình học tập và ôn luyện - từng bước bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, yếu kém về kỹ năng. Cả giáo viên lẫn học sinh phải thường xuyên đọc sách để mở rộng kiến thức, học hỏi kỹ năng, nâng cao năng lực cảm thụ, diễn đạt, cách trình bày...

Cô giáo Mường thắp lửa đam mê Lịch sử cho học trò miền sơn cước - Hình 3

Trong quá trình dạy, cô Hoàn lồng ghép các câu chuyện đời thường, câu chuyện liên quan đến cuộc sống hàng ngày để cho học trò dễ hiểu, dễ hình dung.

Với sự nỗ lực từ cô trò, kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh môn Lịch sử của Trường THCS Yên Sơn những năm qua có nhiều khởi sắc. Từ không có giải đến có giải, từ đạt giải thấp đến đạt giải cao. Nhiều em đoạt giải Nhì, giải Ba cấp huyện và giải Khuyến khích cấp tỉnh. Đặc biệt, trong danh sách học sinh giỏi có nhiều em là người dân tộc thiểu số.

Là một trong những học sinh giỏi môn Lịch sử, em Đinh Thị Thu Hương (lớp 9B Trường THCS Yên Sơn) cho biết, tiết học Lịch sử của cô Hoàn luôn tạo cho em và các bạn tâm lý thoải mái, giống như lắng nghe một câu chuyện của quá khứ được tái hiện lại trong từng chi tiết.

"Quá trình học Lịch sử em không hề thấy khô khan và khó tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, sau mỗi bài học em tìm thêm tài liệu của sự kiện đó hoặc những thông tin mà sách giáo khoa chưa đề cập đến. Do đó, em càng thấy môn Lịch sử cuốn hút và hấp dẫn hơn. Thay vì suy nghĩ học để thi học sinh giỏi, em suy nghĩ học để khám phá, để hiểu hơn quá khứ của cha ông...", Thu Hương chia sẻ.

Khi được hỏi về phương pháp giảng dạy, cô Đinh Thúy Hoàn cho biết, yếu tố quan trọng nhất của người giáo viên là vào vai người truyền cảm hứng. Khi học sinh yêu thích, cảm thấy hứng thú với môn học thì lúc đấy mới là kỹ năng truyền kiến thức. Thầy cô chính là người đồng hành cùng với học. Dạy lịch sử không nhồi nhét kiến thức mà phải có những điểm nhấn nhất là mốc lịch sử quan trọng.

"Trong quá trình dạy, tôi lồng ghép các câu chuyện đời thường, câu chuyện liên quan đến cuộc sống hàng ngày để cho học trò dễ hiểu, dễ hình dung nhất. Bởi lịch sử bắt nguồn từ cuộc sống, là quá trình liên hệ với cuộc sống thực tế chứ không phải cứ kể về nhân vật này, nhân vật kia", cô Đinh Thúy Hoàn chia sẻ.

Cô giáo Mường thắp lửa đam mê Lịch sử cho học trò miền sơn cước - Hình 4

Nhiều học sinh giành giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp huyện, cấp tỉnh do được cô Đinh Thúy Hoàn bồi dưỡng và giảng day.

Đặc biệt, phát huy những thế mạnh của công nghệ thông tin, hình ảnh, video về lịch sử liên quan đến bài học, cô Đinh Thúy Hoàn đều cố gắng tích hợp trong bài giảng, nhằm tăng tính trực quan sinh động, tương tác giữa hai bên, giúp các em học sinh tiếp thu bài giảng một cách dễ hiểu, dễ nhớ trong quá trình học..

Thầy Hà Ngọc Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sơn (xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) cho biết, dù điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng cô Đinh Thúy Hoàn rất nỗ lực, cố gắng khắc phục để tìm tòi, sáng tạo phương pháp giảng dạy môn học Lịch sử nhằm giúp các em học sinh dễ tiếp cận kiến thức.

Theo Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sơn, chính sự đổi mới trong cách thức giảng dạy, sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ lên lớp của cô Hoàn mà những tiết học về môn Lịch sử vốn khô khan đã trở nên cuốn hút các em học sinh.

"Hàng năm, cô Đinh Thúy Hoàn đã phát hiện, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường đi thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Cô là giáo viên luôn kiên trì, tâm huyết với bộ môn này, trở thành người truyền lửa tình yêu lịch sử cho học sinh của trường", thầy Hà Ngọc Quỳnh nhận xét

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng

Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng

Sao việt

13:29:54 22/12/2024
1 năm sau khi kết hôn, Phương Lan và Phan Đạt trở thành tâm điểm trên mạng xã hội vì những bài đăng gây xôn xao.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

Phim châu á

12:43:29 22/12/2024
Tập 8 Khi điện thoại đổ chuông chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.