Cô giáo ở Đắk Lắk mượn bằng THPT để đi học, đi dạy suốt 25 năm
Một cô giáo ở Đắk Lắk mới học hết lớp 8 nhưng mượn bằng tốt nghiệp THPT của hàng xóm để đi học và công tác trong ngành giáo dục suốt 25 năm.
Nguồn tin từ UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hôm nay cho biết, đã có văn bản yêu cầu Trường THCS Lương Thế Vinh tổ chức họp kiểm điểm đối với bà Lê Thị Ngọc Ch. (SN 1972, giáo viên âm nhạc) về việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để học tập, công tác.
Sau khi họp kiểm điểm, Trường THCS Lương Thế Vinh phải báo cáo kết quả về Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT để tham mưu UBND TP xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
Trường THCS Lương Thế Vinh nơi bà Lê Thị Ngọc Châu (có tên thật là Lê Thị Nga) đang công tác
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền đơn tố cáo bà Lê Thị Ngọc Ch. (SN 1972, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh) đã mượn bằng THPT của người khác để ‘hợp thức hoá hồ sơ’ đi học, đi làm.
Vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng xác định, bà Lê Thị Ngọc Ch. có tên thật là Lê Thị N. (SN 1975, quê quán thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh, Thiệu Hoá, Thanh Hoá).
Vào năm 1989, sau khi học hết lớp 8/12, bà N. nghỉ học. Năm 1992, bà N. mượn bằng của bà Lê Thị Ngọc Ch. (hàng xóm) rồi ‘thay tên, đổi tuổi”, nộp hồ sơ, theo học tại Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá. Bà N. cầm bằng này xin việc và được tuyển dụng vào làm giáo viên âm nhạc tại Trường THCS Dân Lực (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) vào năm 1996.
Video đang HOT
Tiếp đó, bà N. nộp hồ sơ vào Trường Cao đẳng Nhạc Hoạ Trung ương (hệ tại chức) và đến năm 1997 thì tốt nghiệp. Năm 2000, bà N. xin chuyển công tác theo chồng vào Đắk Lắk và được phân công về dạy tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn.
Từ năm 2009-2013, bà N. tiếp tục sử dụng bằng tốt nghiệp THPT mang tên bà Ch. để học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân âm nhạc hệ tại chức tại trường này.
Từ năm 2013 đến nay, bà N. chuyển về dạy âm nhạc tại Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Buôn Ma Thuột).
Bà N. đã có báo cáo giải trình. Trong đó, bà cho biết đã có 25 năm làm giáo viên và mong muốn tiếp tục được công tác, cống hiến cho ngành giáo dục.
Văn bằng, chứng chỉ - Thực lực hay "giấy thông hành"?
Chứng chỉ, văn bằng đang trở thành gánh nặng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Việc rà soát lại những giấy tờ này là hết sức cần thiết, nhằm tiến tới loại bỏ dần "giấy phép con" trong công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước.
"Loạn" chứng chỉ, văn bằng
Thời gian gần đây, chị Huỳnh Thị Ngọc Anh (43 tuổi), công tác tại một bệnh viện ở TPHCM hàng ngày phải sắp xếp công việc để đi học Tin học, Ngoại ngữ, nhằm đáp ứng quy định của ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn mới.
Cụ thể là Thông tư 01 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Chị Anh cho biết, các nội dung bồi dưỡng thi Tin học cũng chỉ ở trình độ cơ bản, nhưng phải cố gắng học đủ số ngày thì mới đủ điều kiện dự thi.
"Theo tôi nên bỏ quy định cán bộ, công chức viên chức phải nộp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, bởi vì khi tuyển dụng vào làm thì phải kiểm tra trình độ đạt yêu cầu mới nhận vào. Ngoài ra, đã đi làm mà còn phải sắp xếp đi học các môn đó thì rất bất tiện, trong khi việc học này nặng về hình thức và không đảm bảo chất lượng"- chị Anh chia sẻ.
PGS.TS Phạm Văn Tất (đứng) đang hướng dẫn triển khai Đề án Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hoa Sen TPHCM.
Anh Lê Nhựt Duy, sinh năm 1983, công tác hơn chục năm qua tại một đơn vị sự nghiệp ở quận 1, TPHCM cũng từng có chứng chỉ A Tin học, nhưng "không còn phù hợp với chuẩn quy định hiện tại". Buộc lòng anh phải đi học lại để lấy bằng, trong khi công việc hàng ngày gần như không sử dụng vi tính.
"Đối với những người làm công việc ít liên quan hoặc không liên quan Tin học văn phòng nhưng vẫn đòi hỏi, yêu cầu chứng chỉ thì điều này vô tình gây khó khăn cho người lao động. Đồng thời gây lãng phí về thời gian công sức khi mà phải quay lại học lấy chứng chỉ Tin học A, trong khi trước đây tôi đã có chứng chỉ này"- anh Duy nói.
Liên quan đến các loại văn bằng, chứng chỉ, những người công tác trong lĩnh vực báo chí cũng gặp phải khá nhiều phiền toái. Theo Thông tư liên tịch số 11 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các biên tập viên, phóng viên..., các phóng viên hạng 3 phải có 5 loại giấy tờ. Đó là bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành báo chí, xuất bản; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học không phải là chuyên ngành báo chí, xuất bản thì phải qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản từ 8 tuần trở lên. Ngoài ra, phải đạt trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời phải đạt sơ cấp lý luận chính trị trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Biên tập viên hạng 3.
Theo quy định này, nhiều nhà báo thâm niên nhiều năm công tác, có tác phẩm đạt giải thưởng về báo chí vẫn phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho đủ thủ tục, chỉ vì tốt nghiệp đại học không đúng chuyên ngành báo chí. Anh Công Trường, một phóng viên ở TPHCM cho hay: các nhà báo dù thường xuyên làm việc trên máy tính vẫn phải đi học, đi thi lấy chứng chỉ tin học văn phòng, chưa kể một số nội dung để thi lấy chứng chỉ này không cần thiết đối với vị trí việc làm hiện tại.
"Nếu một người đang làm việc tốt ở vị trí của mình thì việc đòi hỏi thêm những văn bằng nào đó thì cũng không cần thiết. Thứ hai là chưa chắc những người có văn bằng đó sẽ làm được việc. Thành ra phải xem xét cụ thể, chứ không thể bắt buộc mọi công chức, viên chức phải theo quy định cứng nhắc như vậy"- anh Trường cho hay.
Rà soát, loại bỏ các "thủ tục" không cần thiết
Không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà còn nhiều loại chứng chỉ, giấy tờ khác khiến cán bộ, công chức, viên chức bất bình, mệt mỏi vì sự phi lý. PGS.TS Phạm Văn Tất, công tác tại Đại học Hoa Sen TPHCM rất bức xúc vì ông đã từng giảng dạy suốt 30 năm qua cho sinh viên Cao đẳng, Đại học và đào tạo cả bậc Tiến sĩ; các học trò của ông cũng đã trở thành Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Nhưng giờ đây thầy và trò phải ngồi cùng lớp, để học chứng chỉ "phương pháp sư phạm giảng dạy đại học" theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. PGS.TS Phạm Văn Tất cho biết đây cũng là tình cảnh của rất nhiều giảng viên ở các trường đại học khác, kể cả những giảng viên chính sắp nghỉ hưu.
"Chứng chỉ này chỉ phù hợp với những giảng viên trẻ, chưa bao giờ kinh qua việc giảng dạy. Còn tôi đã đi dạy và đã học chứng chỉ về phương pháp giảng dạy ở nước ngoài 3-4 tháng. Bây giờ bắt tôi trở lại học một chứng chỉ, tôi không học. Bởi vì tôi đã là Phó Giáo sư, giảng viên cao cấp mà lại đi học lớp phương pháp giảng dạy nghiệp vụ sư phạm"- PGS Phạm Văn Tất cho biết.
Thực trạng phải đi học để có văn bằng chứng chỉ theo quy định thực chất chỉ làm mất thời gian, tốn tiền của công chức, viên chức. Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc buộc phải có văn bằng này, chứng chỉ kia dễ dẫn đến "lợi ích nhóm", tạo điều kiện cho các học viện, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng có thêm lợi nhuận, mà không tính đến lợi ích chung của xã hội. Do đó cần phải xem xét lại những quy định liên quan xem có thực sự cần thiết hay không, nếu đã lỗi thời cần điều chỉnh phù hợp, thậm chí xóa bỏ. Bởi cơ man các loại văn bằng, chứng chỉ như vậy liệu có chứng minh được năng lực thực sự không, hay chỉ là hình thức?
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã nỗ lực dẹp bỏ các chứng chỉ, văn bằng không cần thiết gây khó khăn cho công chức, viên chức, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế... Mới đây Bộ GD-ĐT thống nhất được với Bộ Nội vụ sẽ bỏ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho giáo viên các trường công lập, dự kiến từ tháng 2/2021. Đây quả là một tin vui.
Nếu như vậy thì hơn 1 triệu giáo viên công lập trên cả nước sẽ thoát cảnh lo chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho đủ chuẩn, vừa đỡ hao tốn công sức, vừa đỡ hẳn một khoản tiền nong. Việc bãi bỏ các văn bằng, chứng chỉ không cần thiết cần sớm được thực thi, giúp công chức, viên chức giảm bớt gánh nặng bằng cấp, an tâm công tác, nhất là giảm chi phí xã hội./.
Tập đoàn KIDO dự kiến phát hành hơn 23 triệu cổ phiếu ra công chúng Công ty CP Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán: KDC) dự kiến sẽ phát hành 23,08 triệu cổ phiếu ra công chúng, tương ứng với giá trị 230,88 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Mục đích đợt phát hành này là để hoán đổi cổ phiếu của Công ty CP Thực phẩm Đông lạnh KIDO theo phương án phát hành đã được thông...