Cô giáo mầm non xinh như hotgirl, giấy khen kín tường với tâm niệm nhất mực ‘yêu nghề mến trẻ’
“Mình luôn tạo sân chơi cho trẻ, chơi, học, ngủ cùng trẻ, cố gắng gần gũi để tạo sợi dây niềm tin giữa trẻ và cô”, cô giáo Mai Thương chia sẻ.
Kể từ khi về công tác tại Trường Mầm non thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cô giáo trẻ Chế Thị Mai Thương (sinh năm 1998) luôn nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía lãnh đạo trường cũng như học sinh và phụ huynh. Bởi lẽ, cô không chỉ giỏi chuyên môn mà còn vô cùng tận tụy, yêu nghề và mến trẻ.
Cô giáo trẻ xinh đẹp Chế Thị Mai Thương
Chia sẻ với Infonet, cô Mai Thương tự hào chia sẻ mình từng theo học tại Khoa Giáo dục Mầm non – Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viện Múa Việt Nam.
Trong thời gian qua, cô giáo 9X này từng giành nhiều thành tích như: Giấy khen sinh viên Giỏi trong 2 năm học là 2018-2019 và 2019-2020 của trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Giấy khen có thành tích trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ nghề nghiệp năm 2017-2018; Giải tiềm năng trong cuộc thi DANCE STORM năm 2019-2020,…
Cô giáo Mai Thương bên các học trò của mình
Cô mai Thương đạt được nhiều giấy khen, thành tích đáng ngưỡng mộ.
Chia sẻ về lý do lựa chọn nghề giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non cô Mai Thương cho rằng, nhiều người cũng từng ngăn cản cô vì công việc này khá vất vả. Thế nhưng, cô gái trẻ này luôn muốn theo nghề vì bản thân cảm thấy yêu nghề mến trẻ và mong muốn truyền dạy cho các con những kiến thức thuở mới chập chững đi học, dạy các con những điều hay lẽ phải, nhân văn và tử tế.
“Mình cảm thấy dù ngoài cổng trường có bon chen hay vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, với lời ca tiếng hát, với câu thơ tình cảm, với tâm hồn ngây thơ của trẻ… đích thực là nơi khiến những người thầy, người cô bình yên để sống đẹp hơn và ý nghĩa hơn”, cô giáo trẻ nói.
Nhan sắc xinh đẹp của cô gái xứ Nghệ
Video đang HOT
Cô giáo Mai Thương nêu quan điểm: “Bí quyết dạy tốt là không ngừng học hỏi”
Kể về công việc hằng ngày của một giáo viên mầm non, cô Mai Thương cho hay bản thân mình cũng giống như nhiều đồng nghiệp khác, ban ngày phải đến trường vừa dạy học vừa dỗ dành các trò. Sau khi rời trường, tối về còn phải soạn thêm giáo án.
Cô giáo trẻ tâm sự: “Mình luôn cố gắng thiết kế những bài giảng trong chương trình có tính ứng dụng thực tế và sáng tạo nhất. Đồng thời, bản thân luôn tìm tòi, học hỏi, xem nhiều thông tin, cập nhật kiến thức mới.
Qua nghiệp vụ nghề giáo, mình truyền đạt và giảng dạy kiến thức cho các bạn nhỏ một cách tốt nhất, đầy đủ nhất và chính xác nhất”.
Bày tỏ về quan điểm trong nghề dạy học, cô giáo 9X tâm sự, để có công việc “đẹp trong mắt người đâu phải dễ. Muốn đẹp thì ta phải có lòng yêu nghề và say mê với nghề. Để đứng vững được, có khi người ta đánh đổi cả cuộc đời mình, đánh đổi bằng sự hy sinh, dành toàn bộ “Tâm và Trí” vào công việc.
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nếu không vững chí, vững tâm thì khó có thể dạy được, một sơ suất nhỏ hay nông nổi nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường cho cả một thế hệ.
Bên cạnh đó, nghề trồng người dù có vinh dự nhưng cũng thật khó khăn. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào vị trí học trò mà dạy dỗ.
Cái khó của dạy học là tác động vào con người vào tâm trí. Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp những cái quý giá thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có”, cô giáo Mai Thương tâm sự với Infonet.
Cô giáo Mai Thương (ở giữa, hàng dưới) luôn là biên đạo múa trong tất cả các chương tình văn nghệ của trường.
Bên cạnh công việc giảng dạy tại Trường Mầm non thị trấn Quán Hành, cô giáo Mai Thương còn là một biên đạo múa tài năng, bởi trước đó cô từng theo học tại Học viện Múa Việt Nam.
“Mình nghĩ trước tiên bản thân cần là một giáo viên công tác tại trường tốt, còn những công việc ở bên ngoài giúp mình có thêm một chút thu nhập cũng như thỏa niềm đam mê, sở trường của mình”, cô giáo 9X chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Học ngành mới Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật có dễ xin việc, lương cao?
Hiện nay số lượng nhân viên Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật vẫn còn khan hiếm trong khi nhu cầu của xã hội cần sự trợ giúp cho người khuyết tật tăng cao...
Xã hội phát triển, nhu cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội, được giáo dục và hoà nhập cộng đồng của cộng đồng người khuyết tật ngày càng tăng cao. Chính từ nhu cầu của thị trường, một ngành học mang tên Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã ra đời năm 2020.
Với người mong muốn học ngành này sẽ dược ưu tiên trong xét tuyển đầu vào, tỉ lệ cạnh tranh việc làm thấp, nhu cầu của xã hội cao, mức thu nhập ổn định.
Sinh viên ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật cùng thầy cô hưởng ứng Ngày hội chứng Down thế giới. Ảnh: Khoa cung cấp
Chương trình học tập có gì đặc biệt?
Chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo, Phó trưởng Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: "Với vai trò là người kết nối cộng đồng, công việc của sinh viên tốt nghiệp Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sẽ hướng đến đối tượng là người khuyết tật, các trường, lớp hòa nhập và gia đình người khuyết tật".
Với trẻ khuyết tật và người khuyết tật: Các em sẽ là người đồng hành lâu dài, là cầu nối của người khuyết tật với cộng đồng.
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ hỗ trợ trực tiếp việc học tập của trẻ khuyết tật (dạy học, can thiệp, trị liệu) tại nhà, tại trường học, tại các cơ sở giáo dục... tham gia, thực hiện các hoạt động trong cộng đồng và xã hội, tiếp cận các chính sách, nguồn trợ cấp của xã hội và đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng các quyền lợi, được đồng cảm, được yêu thương, được đối xử công bằng, được sống độc lập.
Trong trường, lớp hòa nhập thì lại là người tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên nắm bắt tình hình học sinh, xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật, đảm bảo chất lượng dạy học cho mọi học sinh trong lớp hòa nhập, thúc đẩy, hướng dẫn giáo viên và nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, các chức năng hòa nhập, đảm bảo chất lượng giáo dục cho người khuyết tật.
Với gia đình người khuyết tật và cộng đồng, các bạn sẽ là người tư vấn, hỗ trợ gia đình tìm kiếm các cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc sức khỏe, y tế, phúc lợi xã hội, việc làm cho người khuyết tật, kết nối gia đình người khuyết tật tiếp cận với chính sách, nguồn trợ cấp của xã hội, các lực lượng giáo dục trong cộng đồng, tuyên truyền về chính sách, chế độ, nguồn trợ cấp của người khuyết tật.
Để có thể trở thành một nhân viên Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật chuyên nghiệp, có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo, sinh viên sẽ phải trải qua chương trình đào tạo gồm hơn 200 tín chỉ và gần 4000 tiết học giảng dạy có nội dung và kiến thức thiết kế đảm bảo tính liên thông về nội dung và kiến thức với kết cấu phù hợp cho định hướng đào tạo của ngành giáo dục và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đối với đội ngũ giáo viên, chuyên gia, cán bộ quản lý về giáo dục đặc biệt đang công tác trong và ngoài ngành giáo dục.
Theo đó, chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức cơ bản của ngành và chuyên ngành.
Bao gồm, khối kiến thức cơ sở chung phát triển năng lực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm: Xây dựng môi trường giáo dục, giao tiếp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, phát triển chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, chính sách đối với người khuyết tật, phát triển cộng đồng trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật...
Khối kiến thức chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm: Lập kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và an toàn người khuyết tật, giao tiếp thay thế và tăng cường, chữ nổi Braille và định hướng di chuyển, ngôn ngữ kí hiệu thực hành, hỗ trợ phát triển giác quan và thể chất cho người khuyết tật...
Theo Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo, chương trình đào tạo trên được thiết kế đáp ứng những đòi hỏi về kiến thức chuyên ngành hỗ trợ người khuyết tật, hiểu biết về năng lực, nhu cầu của người khuyết tật, kĩ năng hỗ trợ người khuyết tật trong các môi trường và điều kiện khác nhau.
Sinh viên ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tậ và Giáo dục đặc biệt tham gia hỗ trợ giảng dạy trẻ tự kỷ. Ảnh: Khoa cung cấp
Với đội ngũ cán bộ, giảng viên gồm 20 giảng viên, trong đó có 1 Giáo sư, 1 Phó Giáo sư, 10 tiến sĩ, 12 thạc sĩ và 2 cử nhân, các em sinh viên sẽ được học tập và rèn luyện trong một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp bởi một đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao về giáo dục cho người khuyết tật tại Việt Nam và các nước tiên tiến trên toàn thế giới.
Các em cũng sẽ được trang bị những kiến thức lí luận nền tảng, những học thuyết và quan điểm giáo dục tiến bộ và những kiến thức thực tiễn về giáo dục người khuyết tật và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phù hợp.
Do ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thuộc vào nhóm ngành ngoài sư phạm nên sinh viên của ngành sẽ không được hỗ trợ miễn học phí, tuy nhiên mức học phí của trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn nằm ở mức thấp so với mặt bằng chung các trường.
Khoa và trường luôn có những suất học bổng hỗ trợ học phí cho các em sinh viên chăm chỉ, cơ hội nghề nghiệp của ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sau khi ra trường cũng tương đối rộng mở.
Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo, Phó trưởng Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
"Cơ hội việc làm rộng mở với việc được quy định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hiện nay số lượng nhân viên Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật vẫn còn khan hiếm trong khi nhu cầu của xã hội cần sự trợ giúp cho người khuyết tật tăng cao là những ưu thế của ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Sau khi tốt nghiệp, các em có thể làm việc trong các trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cho phép học sinh là người khuyết tật nhập học, các trung tâm giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các cơ sở nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu)....
Ngoài ra, nếu lựa chọn học tiếp để nâng cao trình độ thì sinh viên có thể học nâng cao ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước. Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng rất thuận lợi do ngành học Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là ngành học có mã nghề và quy định biên chế trong trường công lập ở các bậc học, tiếp cận theo đúng hướng đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo xu hướng giáo dục hòa nhập hiện nay trên thế giới.
Mức lương khởi điểm của ngành nghề này dao động từ 6,5 - 8 triệu/ tháng. Đây là mức thu nhập được đánh giá ổn và cao cho sinh viên mới ra trường.
Khoa Giáo dục đặc biệt cũng tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ các em sinh viên trong việc liên kết với các tổ chức giáo dục về cộng đồng người khuyết tật. Nhiều em sinh viên năm 2, năm 3 của ngành và khoa Giáo dục đặc biệt đã có cơ hội được làm việc trong các tổ chức NGO, hoạt động xã hội.
Ngoài ra, sinh viên ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật có nhiều cơ hội tham gia các khóa bồi dưỡng/ tập huấn của các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm ở trong nước ở các hình thức Online và Offline cập nhật và nâng cao kiến thức để áp dụng vào thực tiễn. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường của khoa cũng đạt hơn 90% ", Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo cho biết.
Được biết năm nay, ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật dự kiến thi tuyển qua các khối thi: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và D01,D02,D03 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ).
Thí sinh địa phương gặp khó với quy định không tuyển nói ngọng Theo công bố dự thảo Đề án tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một số ngành sư phạm không tuyển những thí sinh bị nói ngọng, nói lắp. Thông tin này khiến nhiều thí sinh phải cân nhắc lại lựa chọn, khi thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học,...