Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ

Theo dõi VGT trên

Hơn 20 năm trong nghề, cô Lương Thị Bé đã đi hết mọi điểm lẻ của Trường Mầm non Bảo Nam (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), bản xa nhất cách điểm chính 65km.

Khi cô Lương Thị Bé (SN 1979) tốt nghiệp sư phạm, lên huyện biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An nhận công tác thì Trường Mầm non Bảo Nam cũng vừa thành lập. Ngày đầu tiên đặt chân đến Bảo Nam, ngôi trường mới đang đào móng, dựng cột, rồi sau đó mấy gian nhà gỗ lợp tranh tre cũng hoàn thành. Từ đó đến nay, cô Bé “dần quen với cái khổ”, kiên trì bám bản, bám trường, kéo những em bé người Khơ Mú, người Thái đến lớp.

Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ - Hình 1

Giáo viên Trường Mầm non Bảo Nam (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) vượt suối đến trường sau lũ.

Vượt lũ vào trường với trẻ

Hơn 20 năm là giáo viên cắm bản, nhưng chưa năm học nào bắt đầu vất vả, cực nhọc và cả nguy hiểm đối với cô Lương Thị Bé như những ngày vừa qua. Khi cô và đồng nghiệp đã chuẩn bị trường lớp sạch đẹp cho ngày hội đưa trẻ tới trường, thì trận mưa lũ đêm trước khai giảng chia cắt hoàn toàn con đường vào xã Bảo Nam cũng như bản Huồi Hốc.

Nhà cô ở thị trấn Mường Xén, cách xã Bảo Nam hơn 20km, nhưng qua đoạn sạt lở, cầu tràn nước chảy xiết đành để xe máy lại. Nhất là qua cầu Xốp Thặp ở xã Hữu Lập (giáp Bảo Nam), cô và đồng nghiệp phải đợi và nhờ lực lượng địa phương dắt lội qua nước lũ đang chảy mạnh.

Vào được điểm trường chính, thì nghe tin đường vào bản lẻ sạt lở nặng. Năm nay, cô Lương Thị Bé cùng với cô Lô Thị Mai nhận nhiệm vụ phụ trách điểm bản Huồi Hốc – một trong những điểm khó khăn nhất xã. Những ngày sau đó, mưa vẫn tiếp tục, lũ về cuồn cuộn, khiến các cô không tiếp cận được điểm lẻ. Sau đó 1 tuần, ngày 11/9, cô Bé và các giáo viên điểm lẻ khác mới chia nhau lên đường vào bản.

Gắn bó với vùng cao lâu năm, cô Bé biết đến trường vào mùa mưa phải xác định ở lại trong bản rất lâu mới ra ngoài thị trấn được. Vì vậy, khi lên đường, hành trang của cô mang theo là cá khô, mắm, muối, mì tôm…

Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ - Hình 2

Cô Lương Thị Bé cùng giáo viên điểm lẻ mang theo gạo, thực phẩm vượt rừng vào bản với học trò.

Từ điểm trường chính ở bản Nam Tiến 1 lên bản Huồi Hốc khoảng 10km, ngày thường vốn đã rất khó đi vì đường đất, dốc đá, đầy ổ voi, ổ gà. “Mưa lũ khiến con đường bị sạt lở hầu hết. Có đoạn trơn trượt, bùn đất nhão nhoét lún sâu tới nửa bắp chân. Có đoạn bị đất đá vùi lấp không còn đường nữa, sườn núi cũng bị toác xuống mảng lớn. Tôi cùng cô Mai bám nhau trèo lên cao để đi qua đoạn sạt lở. Lối đi sát sườn núi cheo leo, bên dưới vực sâu hun hút. Nhưng chỉ còn cách tiến về phía trước”, cô Bé kể.

Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ - Hình 3

Phút dừng chân bên đường của cô Lương Thị Bé trong hành trình băng rừng vào điểm bản Huồi Hốc.

Sau 7 tiếng leo bộ vượt rừng, cô Bé và đồng nghiệp vào tới Huồi Hốc. Không dám nghỉ lâu, cô và cô Lô Thị Mai bắt tay vào quét dọn, đẩy bùn đất ra khỏi sân trường, lau chùi bàn ghế, đồ dùng đồ chơi để đón trẻ. Già làng Ven Phò Vên bảo, từ năm 1999 đến nay mới thấy trận lũ, sạt lở lớn như vậy.

“Từ khi vào được Huồi Hốc đến nay, mưa vẫn tiếp tục. Cứ dọn dẹp sạch sẽ xong, bùn đất trên núi lại theo mưa lũ trôi xuống đầy sân trường. Chúng tôi phải cho trẻ nghỉ, rồi lại quét dọn. Cả tuần bị cô lập không thể ra ngoài, tôi và cô Mai chỉ còn mì tôm, hái thêm rau rừng làm thức ăn. Rồi xin mua gạo dùng nấu rượu của bà con để nấu cơm”, cô Bé kể.

Gắn bó với trẻ bản xa

“Đến giờ, tôi là người có thâm niên nhất của Trường Mầm non Bảo Nam, cũng đã đi khắp 10 bản lẻ, từ Huồi Hốc, Khe Nạp, Khe Khoáng, Khe Lau… rồi lần lượt quay vòng. Ở lại trong điểm trường, với dân bản, với các cháu hàng tuần mới về nhà, là chuyện bình thường suốt hơn 20 năm qua”, cô Bé nói.

Video đang HOT

Cô Lương Thị Bé là người Thái, học Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, chuyên ngành Sư phạm mầm non theo diện cử tuyển. Tốt nghiệp năm 2001, cô được phân công nhận công tác về xã Bảo Nam (huyện Kỳ Sơn) cho đến giờ. “Năm học đầu tiên trong nghề của tôi cũng bắt đầu vào mùa mưa.

Tuy không sạt lở nặng, nhưng nước khe suối dâng cao, chỉ có thể đi bộ vào trường. Vào đến nơi mới biết, trường mầm non chỉ vừa thành lập, vẫn chưa có phòng học, chính quyền địa phương và người dân đang đào đất, dựng cột để làm trường”, cô Bé nhớ lại.

Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ - Hình 4

Cô Lương Thị Bé và cô Lô Thị Mai vệ sinh dọn dẹp điểm Trường Mầm non bản Huồi Hốc, xã Bảo Nam.

Sau thời gian ở nhờ trong nhà dân, trường mầm non Bảo Nam với mấy phòng học tạm cũng đã dựng xong, đón trẻ đi học. Áp lực chuyên môn thời điểm ấy không lớn, vì đặc thù trẻ dân tộc thiểu số khác so với trường lớp ở xuôi. Nhưng vất vả nhất chính là huy động trẻ ra lớp thay vì theo bố mẹ lên rẫy hoặc ở nhà chơi, vì bà con cho rằng các cháu tuổi còn nhỏ quá, chưa cần đi học. Cái khó nữa là tập cho trẻ làm quen với Tiếng Việt, vì độ tuổi mầm non, các cháu chỉ quen với tiếng mẹ đẻ (dân tộc Khơ mú), và sinh sống trong bản, ít tiếp xúc với bên ngoài.

Còn vất vả của giáo viên thì không biết kể từ đâu. Riêng đường đi đã nhọc nhằn, nơi ăn chốn ở tạm bợ, thiếu thốn. Mùa mưa không thể ra ngoài, ở lại trong bản, kể cả có tiền cũng không mua được thực phẩm, bà con cũng khó khăn.

Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ - Hình 5

Các cháu điểm bản Huồi Hốc, Trường Mầm non Bảo Nam, nơi cô Lương Thị Bé phụ trách năm học 2022-2023.

Trong số 10 bản mà cô từng dạy học, thì Khe Nạp là điểm bản đặc biệt, cách trường chính đến 65km. Từ trung tâm xã Bảo Nam, phải đi vòng ra thị trấn Mường Xén, rồi qua các xã Phà Đánh, Huồi Tụ, Mường Lống… mới vào tới Khe Nạp. Cô Bé kể: “Tôi có 5 năm cắm bản Khe Nạp, đầu tuần đi, cuối tuần về. Cũng vì khoảng cách quá xa, nên chỉ những dịp họp hành quan trọng mới về trường chính. Còn lại tôi từ nhà vào thẳng nơi dạy học”.

Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ - Hình 6

Trong hơn 20 năm nghề giáo, cô Lương Thị Bé (ngoài cùng bên phải) đã dạy học qua hết 10 bản của Trường Mầm non Bảo Nam.

Cô Bé quê ở xã Hữu Dương, huyện Tương Dương, nhưng nay đã chìm sâu dưới lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Người thân chuyển về tái định cư ở huyện Thanh Chương cách quê cũ hơn 150km. Còn cô lại lập gia đình, ở tại thị trấn của huyện biên giới Kỳ Sơn. Những năm đi dạy xa cả nhà lẫn quê, vất vả, nhớ con, nhưng cô vẫn chưa khi nào có ý định từ bỏ nghề. Vẫn bám bản, bám trẻ, huy động và duy trì sỹ số trẻ đến lớp. Và để giữ một lời hẹn với với phụ huynh, bà con dân bản, rằng mỗi năm học mới đến, sẽ luôn có cô giáo đến trường chào đón lũ trẻ.

Cô Phạm Thị Tuyết – Hiệu trưởng Trường Mầm non Bảo Nam cho biết, đặc thù của mầm non, trường không có thầy giáo, nên dù là bản xa xôi, vất vả nhưng các cô giáo trong trường luân phiên nhau đến các điểm lẻ. Riêng cô Lương Thị Bé là giáo viên thâm niên nhất trường. Cô cũng là người rất yêu trẻ, trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ kể cả ở những bản khó khăn nhất. Hiện điều nhà trường mong mỏi là có nhà công vụ cho giáo viên các bản. Vì hiện các điểm trường lẻ như Khe Nạp, Huồi Hốc, Huồi Khoáng… các cô đang phải ở các gian phòng tạm cắm bản đi dạy rất vất vả.

Nghị lực cô giáo mầm non vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng tay trái

Lờ đi những lời lẽ không hay về khiếm khuyết trên cơ thể, cô giáo người Thái vẫn ngày ngày viết chữ đẹp bằng tay trái, dạy chữ miễn phí cho trẻ tại nhà.

Đeo găng tay suốt 4 năm để tránh ánh mắt kỳ thị

Mới đây, câu chuyện về cô giáo mầm non người dân tộc Thái - Lê Thị Sen (sinh năm 1994, xóm Đồng Cạn, xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) viết chữ bằng tay trái đã khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Suốt nhiều năm qua, chỉ bằng một bàn tay, nữ giáo viên ấy vẫn nỗ lực đem niềm say mê luyện chữ, truyền cảm hứng cho học trò.

Sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh, song, tai nạn ập đến khiến cô phải mang một bàn tay khuyết và tước đi nhiều hy vọng về tương lai từ khi tuổi chưa đến đôi mươi.

Nghị lực cô giáo mầm non vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng tay trái - Hình 1

Cô giáo trẻ Lê Thị Sen viết chữ đẹp bằng tay trái. (Ảnh: NVCC).

Thương cảnh bố đau ốm liên miên, một mình mẹ gồng gánh nuôi bốn chị em ăn học, khi vừa kết thúc năm học lớp 9, Sen quyết định xin mẹ đi làm thêm.

Mùa hè năm ấy, khi tiếng ve còn râm ran khắp sân trường, cô nữ sinh 16 tuổi hăm hở theo bạn bè ra Hà Nội, xin làm việc tại một công ty tư nhân chuyên sản xuất đồ nhựa tái chế. Với mong muốn kiếm tiền giúp mẹ nuôi em ăn học, hai tháng hè đối với nữ sinh chỉ trôi nhanh tựa "cái chớp mắt".

Cô nhớ lại: "Trong lòng tôi khi ấy đang nghĩ đến viễn cảnh sắp được về quê, khoe thành quả với mẹ: Năm học tới, mẹ sẽ không phải lo tiền mua sách vở cho con. Con sẽ tự sắm cho mình xe đạp mới - chiếc xe màu bạc mà con hằng mơ ước, để chở em đến trường...".

Vậy mà trớ trêu thay, tai nạn ập đến với nữ sinh ngay ngày cuối cùng đi làm, bàn tay phải của cô bị máy nghiền nát 4 ngón. Mặc dù được đưa đến bệnh viện để điều trị trong cả tháng trời, trải qua ba lần phẫu thuật cấy ghép xương, ghép da nhưng đều không mang lại kết quả.

"Nhìn từng ngón tay hoại tử bị cắt bỏ, lòng tôi đau như cắt. Tôi sợ mình sẽ không thể đến trường, không thể cầm bút như các bạn. Nghĩ đến nỗi vất vả của bố mẹ, tôi không cho phép mình gục ngã. Thế là tôi bắt đầu chuỗi ngày luyện viết bằng tay trái ngay trong những ngày còn đang nằm viện, để tiếp tục con đường học vấn đang dang dở", cô Sen nhớ lại.

Nghị lực cô giáo mầm non vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng tay trái - Hình 2

Cô Sen cùng học sinh tại trường mầm non nơi cô công tác (Nghệ An). (Ảnh: NVCC).

Ra viện và trở lại với trường lớp, nữ sinh người Thái lại gặp phải những lời xì xèo bàn tán không hay về bàn tay bị khuyết tật. Cô trở nên tự ti, đeo găng tay suốt 4 năm liền để che đi khuyết điểm, bất kể mùa đông cũng như mùa hè. Giai đoạn đó, Sen cũng không thể học kịp các bạn, kết quả học tập dần sa sút. Mỗi ngày đạp xe đi học hơn 10km khiến cô vô cùng mệt mỏi, chỉ mong sớm kết thúc chuỗi ngày ngồi trên ghế nhà trường.

Viết lên cuộc đời mới từ bàn tay trái

Ngày tốt nghiệp trung học phổ thông cũng đã đến, mẹ ngày càng già đi, bố vẫn phải điều trị bệnh hàng ngày, ước mơ học đại học càng trở nên xa xỉ. Cô quyết định một lần nữa rời quê đi làm, tự mình bắt xe ra Bắc và va chạm với đủ thứ nghề, từ bán hàng, trông em bé đến bưng bê quán ăn...

"Trong một lần bán hàng ở chùa Hương Tích, có người đã nói sau lưng tôi rằng: " Một tay thì làm được gì cho đời"... Câu nói đầy định kiến ấy đã khiến tôi ám ảnh đến tận bây giờ, nhưng cũng chính điều đó đã thôi thúc tôi nhận ra, mình muốn làm nghề gì. Tôi chợt nghĩ, mình phải bỏ qua những lời lẽ không hay ấy để tự tạo nên tương lai cho bản thân và góp phần mang đến những điều tích cực cho đời.

Ở chùa Hương Tích, hình ảnh những em bé theo mẹ bán hàng rong, hay phải đi xin từng bữa cơm qua ngày cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí... Tôi tự nhủ, mình còn may mắn hơn nhiều người. Nhìn những đứa trẻ mà đáng ra chúng phải được ngồi trên ghế nhà trường, tôi thương lắm. Tôi biết mình muốn làm một giáo viên mầm non để yêu thương, chăm sóc các bạn nhỏ" - đó là động lực để cô gái ấy từ bỏ công việc bán hàng, về quê và làm hồ sơ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

"Ngày nhận giấy báo trúng tuyển, tôi như vỡ òa. Tôi mừng vì mình có thể theo đuổi ước mơ... Những năm tháng ấy đã rèn cho tôi tính tự lập, tuy vất vả. Tôi làm thêm để tự trang trải cuộc sống" - cô kể.

Cô giáo tương lai bắt đầu luyện viết chữ đẹp từ những tháng ngày đang học trên giảng đường. Mê mẩn những nét chữ đều tăm tắp của bạn cùng phòng được đi luyện chữ ở trung tâm, lại không có tiền để đi học ở bên ngoài, cô mượn vở của bạn để nhìn từng nét chữ và viết theo.

Nghị lực cô giáo mầm non vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng tay trái - Hình 3

Nét bút của cô giáo Lê Thị Sen. (Ảnh: NVCC).

Làm quen với bút mực, nhưng với cô, viết bằng tay trái không dễ dàng như khi dùng bút bi. Bút đi không đều, đôi khi mực xuống làm rách hết nguyên trang vở. Nhưng cô không bỏ cuộc, hành trình luyện chữ diễn ra suốt cả ngày đêm.

Tốt nghiệp sư phạm, cô giáo trẻ vừa mừng vừa lo vì phân vân không biết xin việc ở đâu, trường nào sẽ nhận mình. Sau khi nộp hồ sơ tới nhiều trường, cơ sở mầm non, vẫn chưa nhận được hồi âm, cô lặn lội xuống Bắc Ninh, xin làm nhân viên bán quần áo thuê. Ngày nhận được thông báo trúng tuyển, cũng là ngày trời mưa rất to, cô vui mừng, chạy xe từ Bắc Ninh ra Hà Nội để phỏng vấn, nhưng vừa gặp, họ đã từ chối cô chỉ vì bàn tay khiếm khuyết.

Một lần nữa, Lê Thị Sen lại vấp phải định kiến: " Làm cô giáo mà viết bằng tay trái thì làm sao có thể dạy trẻ viết bằng tay phải?". Trong cơn mưa nặng hạt, cô lại hoài nghi về lựa chọn của mình.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, cô gái với vóc dáng nhỏ bé lại nộp hồ sơ vào một trường khác và mạnh dạn chia sẻ về điểm mạnh cũng như thẳng thắn đề cập đến khiếm khuyết của mình. Lần này, cô được nhận, niềm vui hóa thành dòng nước mắt vỡ òa.

Gắn bó với Hà Nội được một thời gian, người con xứ Nghệ quyết định chuyển về trường mầm non ở quê để tiện chăm sóc bố và gia đình. Được phân công dạy các bé 5 tuổi luyện viết và làm quen với chữ cái, cô giáo trẻ tìm tới trung tâm luyện chữ học thêm để trau dồi kiến thức tiểu học. Ban ngày đi dạy trên lớp, chiều về lại tranh thủ đi học cách trường 15km.

Với tâm niệm " Nét chữ nết người. Việc trau chuốt từng nét chữ cũng giúp các con rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, là nền tảng cho những đức tính tốt đẹp được hình thành", cô giáo Sen dành toàn bộ tâm tư cho những đứa trẻ đang chập chững học từng nét chữ đầu đời.

Nghị lực cô giáo mầm non vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng tay trái - Hình 4

Không chỉ giỏi chuyên môn, cô Sen còn được học sinh yêu quý vì luôn đồng hành trên mọi phương diện. (Ảnh: NVCC).

Dạy chữ miễn phí cho trẻ

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại quê nhà, chứng kiến cảnh những đứa trẻ đang tuổi bước vào lớp 1 lại không thể đến trường, cô giáo Sen không khỏi xót xa: "Dịch bệnh đã khiến các con phải nghỉ ở nhà. Nhất là khi, ở nơi tôi sinh sống, phần nhiều là học sinh dân tộc thiểu số, có trẻ thậm chí còn chưa sõi tiếng phổ thông, chứ đừng nói đến chuyện biết cầm bút viết... thế nên, tôi nảy ra ý định, mở một lớp "tiền lớp 1", hỗ trợ các con những kỹ năng cơ bản nhất".

Ngay khi dịch Covid-19 quanh khu vực đã dần được kiểm soát, cô giáo Sen mở lớp và vận động trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đến học miễn phí.

Vùng quê miền núi nhiều khó khăn với đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, nên hầu hết các bé chỉ hào hứng học thêm lúc đầu. Đến khi chuyển qua giai đoạn học cầm bút luyện chữ, đòi hỏi sự tập trung và khéo léo, không ít trẻ bắt đầu nản chí, xao nhãng dần rồi đi học "buổi đực buổi cái".

"Lúc này, tôi nghĩ tới, tìm lời khuyên và kinh nghiệm từ thầy giáo cũ của mình. Sau đó, tôi bắt đầu vận động học sinh đi học trở lại, cho các con vừa học vừa chơi để tạo hứng thú học tập. Vì các con đang chập chững bước vào lớp 1, nên thời gian rèn luyện cho các con chỉ vỏn vẹn 2 giờ mỗi buổi để các con vừa học vừa giải lao. Tôi hiểu, nếu mình tập trung dạy liên tục thì sẽ gây áp lực khiến các con cảm thấy nhàm chán" - cô Sen tiết lộ.

Nghị lực cô giáo mầm non vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng tay trái - Hình 5

Lớp học "tiền lớp 1" tại nhà của cô giáo người Thái. (Ảnh: NVCC).

Từ đó, học sinh đi học đều hơn, tiếng cười rộn vang khắp một khoảnh sân. Ngày càng có nhiều phụ huynh tin tưởng gửi gắm con cho cô giáo Sen, với mong muốn con mình viết chữ phải đẹp như chữ cô Sen.

Cô Sen tâm sự: "Người ta vẫn thường ví nghề giáo viên mầm non của tôi giống như "làm dâu trăm họ", khó khăn rất nhiều. Đặc biệt, khi đôi tay của tôi còn mang khiếm khuyết, cũng có những phụ huynh, hay thậm chí cả đồng nghiệp cũng e ngại, không muốn trao cho tôi đứng lớp.

Thế nhưng, cho dù được chọn lại, tôi vẫn lựa chọn nghề này. Được chăm sóc cho các con, tôi như thấy mình được trẻ lại, vậy nên, tôi vẫn đang ngày ngày dùng nỗ lực của mình để chứng minh, bản thân dù có bàn tay phải không toàn vẹn, tôi vẫn có thể viết và uốn nắn từng nét chữ cho các mầm xanh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
22:17:19 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
22:38:07 19/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Độc đạo - Tập 35: Long còn sống, Phùng bị điều tra về sai phạm

Phim việt

07:54:47 20/11/2024
Trong khi vận chuyển chuyến hàng cuối cho Quân già , Hồng gặp lại Long, hoá ra anh chưa chết, đây chỉ là kế hoạch để dụ hổ ra khỏi hang.

Dùng phương pháp "loại trừ", game thủ Việt tìm ra luôn Game of the Year, Black Myth: Wukong không "cửa"

Mọt game

07:54:32 20/11/2024
The Game Awards vừa công bố các đề cử cho những hạng mục của mình và tất nhiên, điều mà các fan Việt quan tâm bậc nhất vẫn là danh hiệu Game of the Year - nơi chứng kiến sự đua tài của Black Myth

Cặp nam nữ chính viral nhất cõi mạng hiện nay tình đến mức... làm 1 tài tử hạng A bị chỉ trích dữ dội

Sao châu á

07:44:58 20/11/2024
Thái độ ứng xử của 2 nam diễn viên này với cùng 1 bạn diễn nữ khi ở trong cùng 1 hoàn cảnh đang được cư dân mạng đặt lên bàn cân so sánh.

Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"

Sao việt

07:34:26 20/11/2024
Theo đó, người đẹp sinh năm 1995 cho biết cô bị nhiều bên lấy lại clip của chính mình và đánh bản quyền ngược lại.

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

Góc tâm tình

06:00:06 20/11/2024
Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

Người đẹp

05:48:13 20/11/2024
Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.