Cô giáo mầm non đâm ghim giấy vào chân trẻ
Cô giáo sinh năm 1994 đã dọa “kiến đốt” bằng cách đâm ghim giấy vào chân trẻ. Sự việc xảy ra tại trường mầm non Tuổi Thần Tiên (Thanh Trì, Hà Nội).
Thông tin trên bắt nguồn từ việc phụ huynh đăng tải lên mạng xã hội, nhằm cảnh báo gia đình nên có biện pháp bảo vệ trẻ em. Nhiều người lên án vì hành vi phản giáo dục của giáo viên này.
Ngày 27/3, bà Vũ Thị Bích Ngọc – hiệu phó trường mầm non Tuổi Thần Tiên – xác nhận sự việc xảy ra ngày 17/3.
Trường mầm non Tuổi Thần Tiên. Ảnh: Website nhà trường.
Cụ thể, cô giáo Trà My (sinh năm 1994, phụ trách lớp Star 1M) đã dọa một số học sinh: “Nếu bạn nào không ngủ thì cô sẽ cho kiến đốt”. Sau đó cô giáo dùng ghim bấm vào chân 3 trẻ mầm non, giả làm kiến cắn.
Những vết bầm tím trên chân con trẻ đã tố cáo hành động này. Phó hiệu trưởng chia sẻ: “Chúng tôi không đồng ý với hành động của cô giáo Trà My. Bộ phận y tế của trường đã chăm sóc những nốt đỏ của các em”.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 18/3, ban giám hiệu nhà trường nhận được bản kiến nghị của phụ huynh học. Hai cuộc họp diễn ra giữa giáo viên và gia đình. Cô giáo đã làm bản tường trình, nhận lỗi.
Ngày 19/3, trường mầm non Tuổi Thần Tiên chính thức cho nghỉ việc đối với Trà My. Học sinh trong lớp quay trở lại học bình thường.
Sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã có biện pháp chấn chỉnh lại giáo viên, tăng cường phương pháp giáo dục, tổ chức họp phụ huynh để ổn định tâm lý.
Theo Zing
Học sinh quá sợ hãi bạo lực học đường
Trong buổi đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM ngày 25/3, nhiều học sinh thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại trước nạn bạo lực học đường.
Chửi bậy, mang dao đến lớp: Không hiếm
Em Trần Nguyễn Thụy Khanh (lớp 6/1, trường THCS Lạc Hồng) chia sẻ: "Bạo lực học đường hiện nay đang xảy ra quá nhiều. Em mới xem clip bạn học sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh và hết sức hoang mang, lo sợ. Trường em cũng có bạo lực, cũng có đánh nhau, mặc dù không nhiều. Vừa hôm qua các bạn lớp em còn mang dao lam đến lớp để đánh nhau với các bạn trường khác. Em rất sợ và rất mong Sở GD-ĐT có biện pháp để xử lý vấn đề này".
Cùng với bạo lực học đường là vấn nạn nói tục, chửi thề đang ngày một lan rộng trong học sinh. Em Trịnh Thu Phương (lớp 7/3, trường THCS Nguyễn Gia Thiều) cho biết: "Nhiều bạn học sinh nói tục, chửi thề như một thói quen là vì bị nhiễm từ người lớn. Em từng hỏi một bạn vì sao lúc nào cũng chửi thề, bạn nói: Không biết vì sao, cứ tự nhiên nói như vậy thôi. Người lớn không tự cấm mình nói tục chửi thề thì làm sao cấm được con nít?".
Em Nguyễn Kim Oanh chia sẻ về những thiếu hụt kỹ năng sống mà học sinh hiện nay đang phải đối diện.
Cùng chung quan điểm này, em Nguyễn Hồng Hạnh (lớp 8A1 Trường THCS Trần Bội Cơ) chia sẻ: "Em thường xuyên đi học bằng xe bus và thật sự bến xe bus là một chỗ khủng khiếp: Người lớn xả rác tràn lan, chửi thề mọi chỗ. Như thế tránh làm sao được chuyện học sinh không bị ảnh hưởng?"
Nguyên nhân của những vấn nạn này, một phần là do công tác tư vấn tâm lý trong trường học chưa thật sự hiệu quả. Trịnh Thu Phương (THCS Nguyễn Gia Thiều) bày tỏ: "Phòng tư vấn tâm lý trong nhiều trường chưa được đầu tư kỹ lưỡng, thiếu những người chuyên nghiệp về tư vấn trong khi áp lực của học sinh hiện nay rất nhiều, chúng em không biết chia sẻ và tìm lời khuyên từ đâu".
Võ Ngọc Nguyên Thảo (lớp 11A2, trường THPT Đào Sơn Tây) đề xuất Sở nên thành lập trang tư vấn tâm lý trực tuyến để những học sinh không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với chuyên viên tâm lý vẫn có thể tìm được những lời khuyên đúng đắn.
Mong có một ngày trong tuần học kỹ năng sống
Thiếu hụt kỹ năng sống cũng là vấn đề mà học sinh TP HCM đang phải đối mặt. Em Nguyễn Kim Oanh (lớp 11D1, trường THPT Lê Quý Đôn) chia sẻ: "Hè vừa rồi em có đi làm thêm công việc thu ngân tại siêu thị thì mới nhận thấy mình thiếu hụt rất nhiều kỹ năng như giao tiếp, ứng xử... Những điều này chúng em không được dạy trong trường phổ thông".
Phạm Thị Thu Cúc (lớp 12A15, trường THPT Hiệp Bình) cho biết: "Việc tập huấn kỹ năng cho học sinh chưa được triển khai ở trường học khiến chúng em bị bạn chế rất nhiều khi tham gia các trại rèn luyện. Đơn giản như kỹ năng cắm trại tụi em cũng không biết vì không có ai dạy".
Em Đỗ Nguyễn Thị Thái Minh (lớp 10A1, trường THPT Phú Nhuận) đề xuất nên thay đổi hình thức bài kiểm tra 15 phút bằng việc để học sinh thuyết trình về bài học. Sau đó giáo viên sẽ đánh giá, nhận xét để học sinh rút kinh nghiệm. Việc thuyết trình này không chỉ giúp học sinh có được kỹ năng nói trước đám đông mà còn biết cách làm việc theo nhóm, làm quen với các kỹ năng mềm khác.
Từ thực tế được học trong trường, Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh viên năm 2, trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn) cho biết, mỗi tuần nhà trường dành nguyên một ngày để đào tạo kỹ năng sống cho học sinh. Trong những ngày đó, các em được học những kỹ năng về cấp cứu, phòng chống thiên tai, kỹ năng sống sót.
Linh chia sẻ: "Chúng em được học những kỹ năng vô cùng cần thiết cho bản thân như chiên trứng trên một tờ giấy hay làm thế nào để luộc trứng chín trong túi... Em nghĩ các trường nên dành một ngày cho học sinh học kỹ năng sống".
Theo Bạch Dương/Báo Infonet
Nữ sinh bị đánh hội đồng vì lý do từ trên trời rơi xuống "Chảnh", "nhìn đểu" là lý do mà nhiều nữ sinh bị chính nhóm bạn trong lớp đánh hội đồng, thậm chí có em phải bỏ mạng. Đánh nhau vì trêu đùa, nhìn thấy đã ghét Những ngày qua, clip 7 học sinh, trong đó có lớp trưởng ở Trà Vinh dùng ghế đánh bạn được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, sau 2...