Cô giáo làm phim hoạt hình, sáng tạo phần mềm hỗ trợ học sinh khó hòa nhập
Trong ngày xét duyệt thứ hai Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm nay, 30 nhà giáo đã trình bày những sáng kiến trong phương pháp truyền thụ kiến thức và ươm mầm lối sống tốt đẹp ở học sinh tiểu học – lứa tuổi bắt đầu chuyển từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng.
Nhàm chán với những bài giảng giấy trắng, bảng đen đơn điệu trên lớp, nhiều nhà giáo khối tiểu học đã thay đổi phương pháp giảng dạy bằng những sáng kiến công nghệ nhằm cuốn hút, hấp dẫn học sinh. Trong đó, sáng kiến độc đáo của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa (Trường Tiểu học Việt Nam – Cu Ba, quận Ba Đình) đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ Hội đồng xét duyệt và các đồng nghiệp.
Cuốn học sinh vào bài giảng với phần mềm công nghệ
Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3.
Cụ thể, cô Hoa đã tự tay làm những đoạn phim hoạt hình ngắn để cuốn hút học sinh vào giờ học. Trong những đoạn phim ấy, cô Hoa xây dựng 2 nhân vật hoạt hình là anh Bong Bóng và bạn Ếch Cốm như hai người bạn đồng hành cùng các học sinh khám phá các kiến thức địa lý và ngôn ngữ.
Để hoàn thành những đoạn phim hoạt hình này, cô Hoa đã tự tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các phần mềm làm phim. Cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và chính các em học sinh, cô Hoa cũng có thêm tư liệu để thu âm, lồng tiếng cho các nhân vật hoạt hình thật sinh động. Những đoạn phim hoạt hình ngắn của cô Hoa được học sinh háo hức đón nhận và đã giúp các em nắm bắt bài học rất nhanh và ghi nhớ rất lâu.
Ngoài ra, Hội đồng xét duyệt cũng ghi nhận tâm huyết của cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp (Trường Tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai) trong giáo dục trẻ em khó hòa nhập. Cô Diệp đã lựa chọn một con đường chông gai hơn nhiều đồng nghiệp khác – đó là chăm sóc, dạy dỗ trẻ em tự kỷ, trẻ mắc chứng tăng động, giảm tập trung.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp trình bày trước Hội đồng xét duyệt.
Để làm được điều này, cô Diệp tự nghiên cứu và tạo ra phần mềm hỗ trợ cho trẻ khó hòa nhập. Đặc biệt, cô Diệp cũng hướng dẫn cho học sinh bình thường sử dụng phần mềm và nhờ các em hướng dẫn lại cho các bạn tự kỷ, tăng động trong lớp. Sự tận tâm của cô Diệp đã đạt được những thành quả đáng mừng khi các em hào hứng chia sẻ giúp đỡ nhau, tạo nên những lớp học hạnh phúc, không còn khoảng cách giữa học sinh đặc biệt và học sinh bình thường.
“Phải có sự nỗ lực và tâm huyết thực sự với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công việc giảng dạy cho trẻ em khó hòa nhập mới có thể nghiên cứu và tạo nên một phần mềm độc đáo và nhân văn như vậy” – ông Nguyễn Ngọc Ân (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam, thành viên Hội đồng xét duyệt) đã bày tỏ cảm xúc đặc biệt đối với sáng tạo của cô Diệp.
Chú trọng phát triển kỹ năng và ươm mầm những tình cảm tốt đẹp cho học sinh
Bên cạnh việc chú trọng truyền thụ kiến thức, các nhà giáo khối Tiểu học còn hướng đến phát triển cho học sinh các kỹ năng sống, văn hóa đọc và ý thức trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và mọi người xung quanh.
Cô giáo Nguyễn Thị Bình Minh (Trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm)
Mong muốn phát triển văn hóa đọc cho học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Bình Minh (Trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm) đã tổ chức Ngày hội “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”. Đồng thời cô còn hiến kế và giúp đỡ cho nhiều trường trong thành phố và các trường vùng cao xây dựng, trang trí thư viện thân thiện và đáng yêu cho học sinh, để các em luôn được đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Phương Hoa (Trường Tiểu học Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng) lại có những sáng kiến giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất như tổ chức lễ phát động “Học sinh Thủ đô chung tay bảo vệ tê giác” hay tạo ra Góc tái chế trưng bày những sản phẩm do học sinh làm ra; cô giáo Nguyễn Thị Trà My (Trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân) đã xây dựng phong trào “Giỏ hoa em chăm, trường em thêm đẹp”.
Sau buổi xét duyệt khối Tiểu học , ông Đặng Bảo Linh (Chuyên gia Công nghệ giáo dục tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, thành viên Hội đồng xét duyệt) chia sẻ: Tôi vô cùng khâm phục tinh thần dám nghĩ dám làm của các cô giáo Tiểu học. Trong tình hình hiện nay, với số lượng lớp học quá đông và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhiều trường còn yếu, các cô vẫn tự tìm tòi học hỏi, khắc phục khó khăn và tạo nên những thay đổi thực sự trong phương pháp giảng dạy. Tâm huyết và sáng tạo của các cô chắc chắn sẽ tạo nên những biến chuyển tích cực trong thái độ học tập và cảm nhận của học sinh.G
Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” do Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức nhằm động viên, khuyến khích và tôn vinh những nhà giáo Hà Nội tận tâm với nghề dạy học, mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt giải thưởng năm nay còn hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
Theo laodongthudo
Review Na Tra Ma Đồng Giáng Thế: Định nghĩa lại dòng phim thần thoại dân gian, kĩ xảo không còn 3 xu nữa!
Hơn 15 năm sau lần ra mắt trên sóng truyền hình, niềm tự hào vĩ đại của Trung Hoa - Na Tra đã trở lại với dấu ấn cực kỳ đậm nét trên màn ảnh.
(Cảnh báo: Bài viết tiết lộ nội dung Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế)
Chưa một bộ phim hoạt hình Trung Quốc nào lại có thành tích đáng gờm như Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế. Đánh bật vị trí số một doanh thu phòng vé của Lưu Lạc Địa Cầu - bộ phim khoa học viễn tưởng tết Nguyên Đán 2019 - Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế chính thức trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao nhất năm nay. Điều đó khiến bộ phim được khán giả Việt Nam ngóng đợi từng ngày. Không phụ sự kì vọng, Na Tra thực sự là siêu phẩm.
1. Đầu tư mạnh tay về đồ họa
Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm hoạt hình 3D đầu tiên của Trung Quốc lại trở thành cột mốc điện ảnh có doanh thu vượt qua cả gã khổng lồ Avengers: Endgame (Biệt Đội Siêu Anh Hùng: Hồi Kết) tại thị trường tỉ dân này. Từng chi tiết nhỏ của bộ phim được chăm chút rất tỉ mỉ, về cả cảnh vật, hiệu ứng và biểu cảm con người. Với nỗ lực của 1600 con người cho dự án 5 năm, đạo diễn Giảo Tử đã cho thấy tâm huyết và sự nghiêm túc của ông cho sự trở lại hoành tráng của Na Tra lần này.
Bên cạnh đó, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế còn khắc họa cực kỳ rõ nét về hình tượng của một bộ phim hoạt hình. Rất nhiều phim hoạt hình 3D bị cuốn vào việc xây dựng hình ảnh quá chân thật khiến chúng trông giống những bản live-action hơn là một bộ phim hoạt hình, nhưng, khá tinh tế và khéo léo, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế đã tránh được vết xe đổ này và giữ được những chuyển động sinh động của một chất phim hoạt hình.
2. Xây dựng nội dung và nhân vật có chiều sâu
Thay đổi không quá nhiều so với nguyên tác, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế vẫn giữ được sự logic trong nội dung với mạch truyện thống nhất với mạch cảm xúc của nhân vật. Diễn biến tâm lý của Na Tra được thể hiện rất rõ ràng, đem đến sự thấu cảm cho khán giả.
Hình tượng của từng nhân vật, đặc biệt là Na Tra, cũng đã có chút thay đổi so với những lần xuất hiện gần nhất trên màn ảnh, và cũng tập trung xoay quanh Na Tra nhiều hơn. Đây là ưu điểm mà các tiền bối phim ảnh Na Tra trước đó làm chưa tốt bằng Ma Đồng Giáng Thế. Với thời lượng chỉ gần 2 tiếng, phim đã đánh rất đúng trọng tâm vào Na Tra, không bị đi quá xa, lan man hay có chi tiết thừa nào, đồng thời nhịp phim cũng vừa phải, khán giả có thể theo kịp và nắm bắt thông tin đầy đủ, dễ dàng.
3. Đan xen yếu tố hài hước và hiện đại
Có một điều chắc chắn rằng, yếu tố hài hước trong Ma Đồng Giáng Thế xuất hiện với tần suất nhiều hơn hết thảy tất cả các phim Na Tra đã từng được ra mắt. Dù cho có đôi chỗ hơi lạm dụng thì về tổng thể, sự hài hước trong một số tình tiết đem đến không khí thoải mái cho người xem rất nhiều. Đây nhìn chung vẫn là cách truyền tải nội dung mà hầu hết các phim hoạt hình bom tấn hiện nay đang áp dụng.
Không chỉ khác với các phim "anh em bà con" cùng về vị thần nhỏ tuổi này, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế còn có một nét tươi mới so với các phim hoạt hình thần thoại dân gian khác, đó là sự kết hợp nhẹ nhàng giữa hiện đại và cổ tích. Các tình tiết mang "dáng dấp" của thế kỷ 21 đem đến sự thích thú cho người xem khi những thế hệ trẻ ngày nay, những người chưa sinh ra đời vào những phiên bản đời đầu của Na Tra, tìm thấy được sự đồng cảm.
4. Âm thanh và ánh sáng đậm chất thần thoại
Điểm sáng lớn nhất của Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế, có thể nói là về kỹ xảo. Phần âm nhạc rất được đầu tư khi những giai điệu và những bản nhạc nền trong phim đều toát lên chất cổ tích và thần thoại dân gian Trung Hoa. Sự kết hợp các nhạc cụ như sáo, trống và đàn dây cũng đem lại cảm giác đậm nét văn hóa phương Đông.
Bên cạnh sự tinh tế về âm nhạc thì ánh sáng và âm thanh cho thấy được sự xuất sắc khi thay đổi hài hòa theo tình tiết của phim. Những màu sắc sáng vàng và hiệu ứng mờ ảo rất được tận dụng trong những phân cảnh tươi vui, lạc quan và tượng trưng cho sự thánh thiện. Khi chuyển sang những tình tiết trầm hơn, các gam màu tối lại bao phủ toàn cảnh như tượng trưng cho sự trỗi dậy của bóng tối. Hai thái cực sáng - tối đan xen cũng được tô điểm bởi âm thanh sống động, nhanh và dồn dập ở những trận chiến long trời lở đất, hay nhẹ nhàng tình cảm ở những phân cảnh gia đình.
Dẹp tan những hoài nghi về việc những câu chuyện thần thoại dân gian có còn được chú ý trong thời hiện đại nữa hay không, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế đã cho thấy sự xuất sắc của mình khi khơi dậy được niềm tự hào dân gian và vẫn không bị mất đi giá trị hiện tại của mình. Với kỹ xảo và đồ họa xuất sắc, cùng cách diễn giải nội dung tươi mới, cô đọng và giàu cảm xúc, không khó để hiểu vì sao Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế lại công phá ngoạn mục thị trường điện ảnh Trung Hoa đến như vậy! Sẽ khá đáng tiếc nếu như bạn bỏ qua siêu phẩm hoạt hình 3D đầu tiên này của Trung Quốc đấy.
Trailer Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế
Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế sẽ chính thức được chiếu tại các rạp ở Việt Nam từ ngày 20/9.
Theo helino
REVIEW Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế (Ne Zha) hoàn toàn làm hài lòng khán giả với một nội dung hấp dẫn được thể hiện qua từng thước phim mãn nhãn trên màn ảnh rộng. Là bom tấn hoạt hình đến từ Trung Quốc, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế (Ne Zha) hoàn toàn làm hài lòng khán giả với một nội dung hấp...