Cô giáo kêu cứu vì bị “tranh suất ưu tiên”
Đang trực tiếp nuôi bố của liệt sĩ, giáo viên Lê Thị Hòa ở thị trấn Nông Cống (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) vẫn bị đẩy đi dạy xa trường gần chục cây số.
Theo phản ánh của chị Lê Thị Hòa, giáo viên trường THPT Triệu Thị Trinh (thị trấn Nông Cống), kết thúc năm học 2018 – 2019 trường chị dạy bị sáp nhập trường theo chủ trương của UBND tỉnh.
Để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, ngày 22/7/2019, UBND tỉnh có văn bản số 9343 về việc sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính các trường THPT và THCS công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2019 – 2020.
Cô Hòa đang mang thai và nuôi bố liệt sĩ nhưng lại không được ưu tiên chọn trường
Theo đó, nội dung văn bản của tỉnh Thanh Hóa nêu rõ tiêu chí để bố trí, sắp xếp, điều động xét ưu tiên theo thứ tự (từ mục 1 đến mục 16).
Chị Hòa cho biết, theo văn bản hướng trên, hội đồng xét duyệt nhà trường đã xác định 4 người thuộc diện ưu tiên để chọn trường cho phù hợp. Theo danh sách của nhà trường gửi Sở GD-ĐT thì chị Hòa thuộc diện ưu ở mục 5 “là người trực tiếp nuôi dưỡng bố của liệt sĩ đã già yếu ở chung nhà có tên trong sổ hộ khẩu từ 6 tháng trở lên”.
Video đang HOT
Hướng dẫn mục ưu tiên của UBND tỉnh, nhưng Sở Giáo dục cố tình làm trái
Cô Nguyễn Thị Thủy thuộc trường hợp ở mục 10 “phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi”.
Tuy nhiên, khi danh sách gửi lên SởGD-ĐT thì Hội đồng xét duyệt của Sở lại loại bỏ tên của chị Hòa, thay vào đó là đưa chị Thủy vào thuộc diện ưu tiên được chọn trường.
Cô Hòa đang nuôi bố của liệt sĩ là ông Lê Văn Cao. Điều này được thể hiện trong sổ hộ khẩu của gia đình
“Đáng lẽ trường hợp của tôi theo thứ tự mục 5 sẽ được ưu tiên trước mục 10 của cô Thủy. Không những thế, hiện tôi đang mang bầu tháng thứ 7, nhưng không hiểu lý do gì tôi lại bị loại và được phân công ở trường khác cách xa nhà gần 10km. Tôi cũng đã kiến nghị tới lãnh đạo Sở GD-ĐT, UBND tỉnh nhưng vẫn chưa có câu trả lời”, chị Hòa cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chị Thủy là người nhà của một lãnh đạo tỉnh.
Để làm rõ cho việc ưu bất thường trên, VietNamNet đã đăng ký làm việc với Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhiều lần nhưng chưa nhận được sự phối hợp.
Lê Dương
Theo vietnamnet
Thanh Hóa: Thiếu hơn 5.000 giáo viên, nhân viên ở nhiều cấp học
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu hơn 5.000 giáo viên và nhân viên hành chính ở nhiều cấp học.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa, trong thời gian qua, toàn ngành đã từng bước khắc phục bước đầu về tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế trong ngành giáo dục theo Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Thanh Hóa còn thiếu hơn 5.000 giáo viên, nhân viên nhiều cấp học trong năm học 2019 - 2020.
Đến nay, ngành giáo dục Thanh Hóa đã thực hiện tinh giản biên chế được 227 người; trong đó Mầm non 27 người, Tiểu học 119 người, THCS 72 người và THPT 9 người.
Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Cụ thể, khối trường trực thuộc UBND huyện quản lý thiếu 2.783 giáo viên Mầm non; thiếu 1.753 giáo viên Tiểu học; khối trường THPT thiếu 280 giáo viên và hơn 200 nhân viên hành chính; riêng khối THCS dư 948 giáo viên.
Như vậy, trước thềm năm học mới 2019 - 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu 5.016 giáo viên, nhân viên hành chính các cấp học so với quy định.
Năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định phê duyệt đề án nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
Để bổ sung đội ngũ giáo viên tiếng Anh vào giảng dạy, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong các trường Tiểu học, THCS, đã có 104 giáo viên tiếng Anh được UBND tỉnh cho phép các huyện tuyển dụng bổ sung.
Trong năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc đảm bảo các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo, các chuẩn được ban hành; phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
Theo đó, sẽ sắp xếp, điều chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên từ nơi thừa sang nơi thiếu để khắc phục tình trạng thừa, thiếu hiện nay đối với các trường Tiểu học, THCS; bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính của 8 trường THPT giải thể, sáp nhập năm 2019, hoàn thành trong tháng 8/2019.
Trên cơ sở rà soát thực tế, ngành giáo dục sẽ tham mưu với UBND tỉnh Thanh Hóa kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên hiện còn thiếu so với quy định.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Sẽ giải thể, sáp nhập 8 trường THPT trong năm học mới Trong năm học 2019 - 2020, tỉnh Thanh Hóa và ngành giáo dục tiếp tục thực hiện giải thể, sáp nhập 8 trường THPT trên địa bàn. Sau 3 năm thực hiện việc sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học, địa phương này đã giảm được 65 trường. Ông Hoàng Văn Thi, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)...