Cô giáo hợp đồng và 22 năm bám bản
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, đường sá đi lại hết sức khó khăn, cách trở, nguy hiểm, nhưng cô Lê Thị Bích Chi, giáo viên hợp đồng Trường Mầm non Trấm (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) vẫn hằng ngày gắn bó với các em nhỏ suốt 22 năm qua. Với cô Bích Chi, sự trưởng thành của con trẻ chính là niềm vui, lẽ sống của mình…
Cô Lê Thị Bích Chi và học sinh của mình trong ngày đầu năm học 2017-2018.
Hết lòng vì trẻ thơ
“Trường của em be bé, nằm ở giữa rừng cây/ Cô giáo em tre trẻ, dạy em hát rất hay…”. Từ xa đã nghe văng vẳng tiếng hát của cô và trò làm chúng tôi không khỏi tò mò về ngôi trường “be bé” nằm nép mình bên dòng Thạch Hãn. Đó là Trường Mầm non Trấm. Một trong những người “cắm bản” ở đây lâu nhất (đã 22 năm) là cô giáo Lê Thị Bích Chi. Những năm tháng dạy học khó khăn, vất vả gắn bó với vùng Trấm là quãng thời gian khó quên với cô.
Năm 1996, cô giáo Lê Thị Bích Chi lên vùng Trấm dạy học và trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho đến bây giờ. Việc một cô giáo trẻ, xinh xắn như Bích Chi tình nguyện lên “cắm bản” để dạy học cho những đứa trẻ thôn Trấm khiến người thân trong gia đình và bạn bè hết sức phản đối vì nhiều lý do. Nhưng cô đã quyết tâm, vì nghĩ rằng đây là cơ hội thực hiện ước mơ của mình.
Video đang HOT
Tới đây, tận mắt chứng kiến “trường là gian nhà tranh tre nứa lá, mưa gió tạt vào ướt cả phòng học, không có điện, phải đi lấy nước sông về tắm rửa, tôi tưởng chừng sẽ phải bỏ cuộc”, cô Bích Chi . Vùng Trấm là địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của huyện Triệu Phong. Ngày đó, với nhiều người, vùng Trấm được ví như “thung lũng hoang vắng”, khó khăn trăm bề.
Kỷ niệm những ngày đầu chân ướt chân ráo lên vùng Trấm với cô Chi vẫn như tươi mới, dẫu thời gian đã thấm thoắt trôi qua 22 năm. Ngày ấy, cô Chi cùng nhiều cô giáo, bằng sức trẻ và lòng nhiệt huyết của mình đã băng rừng, vượt sông để đến với Trấm. Trường lúc đó chỉ có một lớp mẫu giáo với nhiều đứa trẻ khác độ tuổi, ghép lại học với nhau. Ngoài giờ dạy, cô Chi còn vận động bà con đóng góp và được Ban từ thiện Phật giáo Quảng Trị hỗ trợ 5 triệu đồng xây dựng phòng học tạm, có diện tích 35m, xung quanh che bằng cót ép. Đến năm 2007, tổ chức phi chính phủ “Đông Tây hội ngộ” và Ban từ thiện Phật giáo Quảng Trị tài trợ xây dựng phòng học cấp 4 ở thôn Trấm, thay cho nhà tranh tre tạm bợ đã xuống cấp.
Có được lớp học tạm ổn định, cô Chi cùng các cô giáo lại tiếp tục “hành trình” vận động học sinh đi học. Ở vùng Trấm trước đây, học sinh bỏ học như “cơm bữa”. Nguyên nhân chủ yếu là do đường sá đi lại quá khó khăn, nhất là về mùa mưa. Thêm vào đó, cuộc sống nghèo khó, người dân luôn phải lo từng miếng ăn, manh áo, nên việc học hành của con cái ít được cha mẹ quan tâm. Do vậy, cô Chi nghĩ, người thầy rất cần làm công tác “dân vận”. Ngoài giờ lên lớp, các cô về từng thôn, xóm để vận động, tuyên truyền, phân tích cho bà con hiểu việc học tập của con em là rất quan trọng. Dần dần, bà con hiểu và cho con em đi học khá đầy đủ. “Nếu mình không yêu nghề, thương học sinh thì chắc không theo nổi. Mỗi lần vận động thành công một học sinh đến trường, thì bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến. Đó cũng như một động lực giúp tôi cùng nhiều đồng nghiệp gắn bó với nghề và mảnh đất này. Quả thật, có những lúc tưởng chừng mình phải bỏ lớp, bỏ học sinh vì gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng nhìn những cặp mắt thơ ngây của các em, nghe các em tập hát, tôi lại gắng hết sức để bám lớp, bám trường”, cô Chi tâm sự.
Gian khó và niềm vui “gieo chữ”…
Không quản đường sá khó khăn, với phương tiện chính là chiếc xe máy, cô Chi đã miệt mài 22 năm lên Trấm bám trường, bám lớp. Đường đi lên Trấm không dễ dàng. Đồng hành đến lớp với cô vào một buổi sáng, ngồi sau xe máy, tôi thấy hầu hết quãng đường, cô đều phải đi số 1 hoặc số 2. Cô bảo: “Em ngồi sau, ôm chị cho chắc, vì đường dài, quanh co, gập ghềnh toàn sỏi đá, liên tục lên dốc, xuống dốc, nên nguy hiểm lắm”.
Quả thực, phải là “tay lái kiệt xuất”, có kinh nghiệm mới đi được trên con đường này, nếu không rất dễ bị ngã và tai nạn. Nói là “đường” cho “oai” chứ đó chỉ là con đường mòn do người dân tự mở. “Đường” rộng khoảng 80cm, đủ cho một chiếc xe máy chạy. Nếu hai xe gặp nhau, một xe phải dừng lại, nghiêng về một bên để xe kia đi qua. Phải mất hơn một tiếng đồng hồ đi xe máy từ thị xã Quảng Trị, chúng tôi mới lên được thôn Trấm. Cô Chi nói: “Dù sao có đường đi như thế này là đỡ hơn thời trước nhiều rồi. Vào mùa khô còn thuận lợi, chứ mùa mưa thì vất vả hơn nhiều, đường ngập nên phải đi đò”.
Rồi cô Bích Chi kể: Những ngày mưa gió, muốn lên Trấm dạy học, các cô phải đi bằng đò. Bến đò nằm ở xã Hải Lệ (thị xã Quảng Trị). Trời mưa, đường đất lầy lội, trơn trượt nên các cô không ít lần bị ngã. Mỗi lần đi như vậy, các cô phải mang theo vài bộ quần áo. Việc lên trường Trấm công tác, dù vô cùng khó khăn, nhưng bù lại là sự chân thành, gần gũi của người dân, của các em học sinh khiến cô Chi và các đồng nghiệp càng thêm gắn bó.
Giờ đây, dù được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho điểm trường Trấm có điều kiện dạy và học tốt hơn, nhưng nhà trường vẫn còn thiếu nhiều hạng mục, như sân chơi cho các cháu, đồ dùng học tập… Toàn trường có gần 100 cháu, chia làm 3 điểm trường: Thượng Phước, Tân Xuân, Trấm. Các điểm trường cách nhau khá xa, đường sá đi lại vẫn khó khăn. Vì vậy, chúng tôi rất mong chính quyền địa phương, ngành giáo dục và các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ hơn nữa về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với các cô giáo ở đây.
Không hoa tươi, không quà tặng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những đứa trẻ thôn Trấm chỉ có tấm lòng và niềm khát khao sự học để hứa hẹn tương lai tươi sáng, chính là món quà lớn mà cô giáo Lê Thị Bích Chi nhận được hằng ngày, dẫu chỉ là giáo viên hợp đồng trong suốt 22 năm qua.
Chia tay lớp học ra về, tiếng bi bô của trẻ từ lớp học mầm non Trấm cứ vang vọng giữa non nước mây trời Thạch Hãn. Tôi thầm khâm phục nghị lực của cô giáo Lê Thị Bích Chi, người đã gắn bó với nơi đây suốt 22 năm qua, lặng lẽ dạy chữ, dạy người, dìu dắt bao thế hệ học sinh khôn lớn, trưởng thành. Bằng nhiệt huyết của một nhà giáo yêu nghề, mến trẻ, cô Chi và các đồng nghiệp ở đây đã ươm mầm ước mơ, gieo hy vọng cho những mùa trái ngọt đối với bao đứa trẻ nơi vùng quê nghèo khó, xa xôi này…
Theo Qdnd.vn
Gia Lai có 52 thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia 2018
Sáng 11/1, kỳ thi học sinh giỏi THPT Quốc gia năm học 2017-2018 diễn ra tại tất cả các địa phương trên cả nước. Tại Gia Lai có 52 thí sinh tham gia với 9 môn thi.
ảnh minh họa
Theo đó, 52 thí sinh tham gia ở 9 môn thi, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh (mỗi môn 6 thí sinh, riêng môn Tin học có 4 thí sinh).
Được biết, trong số 52 học sinh tham gia kỳ thi năm nay, có 47 học sinh của Trường THPT Chuyên Hùng Vương, 5 học sinh còn lại của các trường THPT: Pleiku, Phan Bội Châu (TP. Pleiku), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Chư Sê), Quang Trung (thị xã An Khê) và Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh.
Tại Gia Lai, kỳ thi được tổ chức tại hội đồng thi Trường THPT Chuyên Hùng Vương, do các thầy-cô giáo đến từ tỉnh Quảng Trị và Vĩnh Phúc coi thi.
Theo Moitruong.net
Quảng Bình: Gần 11 ngàn học sinh, sinh viên nghèo được trao học bổng trong năm 2017 Trong năm 2017, Hội Khuyến học các cấp, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình đã vận động và trao học bổng cho gần 11 ngàn em học sinh, sinh viên nghèo trên địa bàn với số tiền hơn 7,8 tỷ đồng. Hội Khuyến học Quảng Bình tổ chức trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm học 2017-2018 Sáng 12/1, tại TP Đồng...