Cô giáo Hà không ngại khó khi đồng hành cùng những học sinh “đặc biệt”
Thấu hiểu, yêu thương và nỗ lực đồng hành cùng những học sinh “đặc biệt”, cô giáo Đoàn Thị Thu Hà giúp các em trở nên tự tin vui chơi và học tập khi tới trường.
Là một giáo viên trẻ những có phong cách làm việc chững chạc và tự tin, ngay khi chuyển công tác về trường Tiểu học An Dương ( huyện An Dương, Hải Phòng) cô giáo Đoàn Thị Thu Hà (sinh năm 1994) đã được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ đón lớp 1.
Cô giáo Hà còn nhận được sự đánh giá cao bởi phương pháp dạy học gọn mà sắc. Cô tổ chức tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả cao.
Mỗi tiết học, cô và học trò luôn phối hợp nhịp nhàng để nắm bắt, vận dụng tốt kiến thức mà không căng thẳng hay áp lực.
Khi nhắc tới cô giáo Đoàn Thị Thu Hà, phụ huynh đều chia sẻ ấn tượng về nghệ thuật giao tiếp tinh tế và cách đối xử công bằng với tất cả học sinh,
Không chỉ vậy, cô còn nỗ lực không ngừng nghỉ để giúp những học sinh có khiếm khuyết về cơ thể, trí tuệ để các em không thiệt thòi và dần trở nên tự tin, hòa đồng cùng các bạn khi tới trường.
Cô giáo Hà tổ chức tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả cao (Ảnh: Phương Linh)
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Hà cho biết, gắn bó với học sinh lớp 1, lứa tuổi ngây thơ và còn nhiều bỡ ngỡ khi vừa rời bậc học mầm non, đòi hỏi ở giáo viên sự nhẫn nại và luôn đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học.
Đây cũng là bước ngoặt quan trọng khi trẻ có nhiều thay đổi mặt tâm lý, cảm xúc và phát triển tư duy, logic của bản thân.
Video đang HOT
Khi chuyển sang môi trường học tập mới, đa số học sinh đều gặp khó khăn nhất định như về khả năng đọc, viết hay cách tiếp thu kiến thức.
Theo đó, học sinh rất cần sự giúp đỡ, đồng hành của giáo viên cũng như gia đình xuyên suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, đối với những em học sinh có khiếm khuyết về cơ thể hay trí tuệ mọi nỗ lực của giáo viên và gia đình đều phải nhân đôi.
Cô giáo Hà hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức mới (Ảnh: Phương Linh)
Nhớ lại năm cô đón lớp 1 trong đó có một bạn học sinh “đặc biệt”, cô giáo Hà chia sẻ: “Ngay từ đầu năm học khi tiếp xúc với em Gia Khánh, tôi đã cảm thấy con là một học sinh đặc biệt.
Khi trao đổi cùng gia đình, tôi được biết em có một khối u ở phần má chèn vào dây thần kinh khiến cho việc phát âm của em gặp khó khăn. Em phát âm không chuẩn và bị ngọng phần âm đầu.
Khó khăn hơn nữa, em từ nhỏ đã thiếu thốn sự quan tâm và tình yêu thương của mẹ. Dù đã lên lớp 1 nhưng em chưa thể tự làm việc vệ sinh cá nhân.
Thấu hiểu hoàn cảnh của Gia Khánh, tôi thường xuyên trao đổi để nắm được tâm tư nguyện vọng của gia đình để kịp thời động viên, giúp đỡ em hòa nhập với các bạn.
Tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để đưa ra phương pháp học tốt nhất cho Gia Khánh và giúp em không gặp trở ngại khi giao tiếp, học tập cùng các bạn”.
Cô giáo Hà đặc biệt quan tâm và giúp đỡ nhiều học sinh có khiếm khuyết hòa đồng khi tới trường (Ảnh: Phương Linh
Để giúp đỡ Gia Khánh hòa nhập, cô giáo Hà từ những giờ buổi đầu tiên đã truyền tải tới các bạn khác trong lớp những thông điệp, câu chuyện về tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Từ đó, các bạn trong lớp hiểu được những khó khăn, thiệt thòi của bạn rồi dần quan tâm, giúp đỡ Gia Khánh chứ không phân biệt hay xa lánh.
Ngay cả khi Gia Khánh đọc bài trước lớp, dù còn ngọng nhưng các bạn chấp nhận khiếm khuyết đó, không nhận xét cách phát âm mà tập trung vào các tiêu chí khác như tốc độ đọc, cách ngắt nghỉ hơi,…
Tới hiện tại, Gia Khánh đã lên lớp 3 nhưng cô giáo Hà vẫn giữ liên hệ với gia đình để em biết rằng mình luôn có một người bạn, người mẹ thứ hai cùng đồng hành.
“Thấy em Gia Khánh dần tự tin hơn, biết nỗ lực để có tiến bộ rõ rệt trong học tập, hăng hái tham gia các hoạt động tập thể cùng các bạn tôi rất xúc động, hạnh phúc.
Bản thân tôi không ngại khó khăn hay vất vả mà chỉ mong có thể giúp học sinh của mình đặc biệt là những bạn không may mắn bị khiếm khuyết được vui vẻ, học tập những điều tốt nhất.
Những trải nghiệm cùng vô vàn kỷ niệm đặc biệt như câu chuyện của Gia Khánh sẽ trở thành động lực để tôi nỗ lực nhiều hơn nữa!” cô giáo Hà chia sẻ.
Bước vào năm học mới 2021 – 2022, lớp 1 do cô giáo Hà chủ nhiệm đón một bạn học sinh không may mắn khi có khối u khiến khả năng nghe của em khó khăn hơn.
Cô giáo Đoàn Thị Thu Hà và học trò của mình lại bắt đầu một hành trình mới dù chông gai nhưng đặc biệt ý nghĩa!
Thế chân kiềng bền vững
Một trong những phân tích chi tiết kết quả khảo sát của Chương trình đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) tại Việt Nam cho thấy:
Ảnh minh họa/INT
Trình độ học vấn của cha mẹ càng cao thì kết quả học tập của con cái càng tốt. Bên cạnh đó, nghề nghiệp của cha mẹ, điều kiện học tập ở gia đình cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập của học sinh.
Với phương thức giáo dục sớm, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, con đường học vấn của trẻ bắt đầu tại nhà. Cha mẹ là những giáo viên đầu tiên đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng tính cách của trẻ. Giáo dục cân bằng giữa nhà trường và gia đình giúp hình thành nên thói quen học tập thực tế. Thái độ tích cực của phụ huynh với trường học sẽ góp phần truyền cảm hứng tích cực cho trẻ trong học tập.
Học hòa nhập là xu hướng giúp học sinh khuyết tật, chậm phát triển trí tuệ có được những kỹ năng xã hội khác ngoài việc tiếp thu kiến thức căn bản. Những em có hồ sơ khuyết tật được học tập với chương trình giảm thiểu và tinh giản kiến thức ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều giáo viên có học sinh học hòa nhập, để các em hình thành được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán ở mức độ thấp, ngoài sự nỗ lực của thầy cô, rất cần sự hỗ trợ của phụ huynh. Những kỹ năng tưởng như đơn giản nhưng làm được là rất khó, đòi hỏi sự nỗ lực của cả nhà trường và gia đình. Đây cũng là cách để phụ huynh cùng tham gia với nhà trường theo đúng tinh thần của mô hình trường học mới.
Phân tích chi tiết kết quả khảo sát SEA PLM 2019 tại Việt Nam cũng cho thấy, học sinh vùng sâu, vùng xa còn khoảng cách khá xa so với các vùng khác về kết quả ở 3 lĩnh vực trên. Kết quả giáo dục gần như chỉ có sự đầu tư của Nhà nước và tâm huyết của thầy cô giáo.
Phụ huynh ít tham gia vào quá trình học tập của con. Năm nào, tỉnh Quảng Nam cũng trích vài tỉ đồng từ tiền ngân sách để "giữ chân" học sinh lớp 12 người dân tộc ở huyện miền núi ở lại trường cho đến tận ngày thi để ôn tập. Trong khi đó, với vùng đồng bằng, đặc biệt là các đô thị lớn, phụ huynh đầu tư rất nhiều để con cái có được kết quả tốt trong học tập.
Chính vì vậy, muốn xã hội hóa giáo dục, ở các vùng khó, trước hết phải bắt đầu từ xã hội hóa nhận thức. Phải làm sao để phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con, ít nhất phải hình thành cho con động cơ, hứng thú học tập. Nhà trường và giáo viên phải động viên, hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em, ít nhất phải biết chuyện học hành, đạo đức của con em để phối hợp giáo dục; biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trường để tham gia hỗ trợ.
Cách phụ huynh nói về trường lớp, giáo viên, các môn học và giá trị của giáo dục có ảnh hưởng đến thái độ của trẻ đối với trường học. Phụ huynh và nhà trường có vai trò khác nhau nhưng cùng bổ trợ cho nhau, góp phần hình thành kiến thức, phẩm chất cũng như kỹ năng của trẻ. Sự quan tâm của xã hội, những nỗ lực từ phía thầy cô giáo và nhà trường cùng với sự đầu tư của gia đình sẽ tạo được thế chân kiềng vững chắc để giáo dục phát triển theo hướng bền vững.
Gần 40 năm đứng lớp, cô Mùi tâm niệm, không trau dồi chuyên môn sẽ bị thụt lùi "Công tác chuyên môn là xương sống của mỗi nhà trường nên hàng năm, hàng tháng tôi đều trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân" cô giáo Mùi chia sẻ. Yêu và mơ ước được trở thành giáo viên từ nhỏ, cô giáo Trần Thị Mùi (sinh năm 1967) không ngừng nỗ lực học tập để theo đuổi...