Cô giáo giúp “tránh thất học” xứ cù lao
13 năm theo nghề, cô Phạm Minh Thùy, GV Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung ( Sóc Trăng) đã giúp không biết bao nhiêu em nhỏ tránh “thất học”. Để làm được vậy, cô cho rằng phải không ngừng yêu thương học sinh.
Cô Thùy đang hướng dẫn học sinh làm bài.
Muốn có học sinh phải vận động trẻ đến trường
Đến nay, cô Phạm Minh Thùy đã có hơn 13 năm gắn bó với ngành Giáo dục xứ cù lao còn lắm khó khăn, vất vả. Bằng lòng nhiệt huyết và yêu nghề, cô không quản ngại khó khăn, vất vả, dành trọn tình yêu cho nghề, cho học sinh thân yêu.
Năm 2007, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, cô Thùy được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung. Được dạy học là niềm vui, niềm hạnh phúc của cô giáo trẻ Minh Thùy dù đồng lương nhà giáo mới vào nghề lúc đó còn eo hẹp. Khó khăn vất vả là vậy nhưng cô giáo trẻ đã vượt qua tất cả.
Cô Minh Thùy kể: “Nơi tôi công tác là một trường thuộc vùng cù lao sông nước, điều kiện đặc biệt khó khăn do cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu thốn. Học sinh đa số là con em nông dân nghèo, năng lực học không đồng đều. Những năm đầu về công tác, tôi được phân công phụ trách lớp phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Đặc thù của lớp phổ cập là các em có nhiều độ tuổi, khả năng học tập và hoàn cảnh gia đình khác nhau. Do điều kiện đi lại của một số em rất khó khăn, nên một buổi dạy trên lớp, buổi còn lại tôi phải đi bộ để vận động học sinh đến trường”.
Khi các em trở lại lớp, cô Thùy cố gắng nhiều hơn để vừa dạy những học sinh đi học đều, những học sinh học còn chậm và giúp các em thường xuyên nghỉ học có đủ kiến thức để theo kịp bạn. Đối với các em chưa theo kịp, cô phải mở lớp phụ đạo riêng tại nơi ở trọ. Do phòng trọ có diện tích nhỏ mà học trò ngày càng đông, không đủ chỗ ngồi.
Có hôm cô đưa các em đến chùa xin được ngồi nhờ bàn ghế bên hiên để học… Sự cố gắng và tình thương yêu của cô Thùy dần được gia đình học sinh và các em đón nhận. “Kết quả vào cuối mỗi năm học, các lớp tôi dạy đều duy trì tốt sĩ số, đủ điều kiện lên lớp, số học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện đạt tỷ lệ cao”, cô Thùy vui vẻ.
Để việc dạy học đạt kết quả tốt, cô Thùy luôn đặt tình yêu thương học sinh lên hàng đầu. Theo cô, khi được yêu thương các em sẽ giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc tìm các biện pháp giúp đỡ các em. Khi học sinh cảm nhận được tình yêu thương của cô sẽ giúp các em có động lực học tốt hơn.
Ngoài việc dạy học sinh học tập và rèn luyện tốt, cô còn tích cực hướng dẫn các em tham gia tốt các phong trào do nhà trường phát động. Qua từng năm học, lớp học do cô chủ nhiệm có nhiều em đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Nhiều em cũng đạt giải cao trong các hội thi Viết chữ đẹp, An toàn giao thông, Văn nghệ, Thể thao, Kể chuyện Bác Hồ… do huyện và tỉnh tổ chức.
Video đang HOT
Cô Thùy bên học trò.
Khó khăn không phải lý do để lùi bước
Cô Thùy kể, để nâng cao trình độ, cô vừa đi dạy, vừa chăm lo cho gia đình và đi học. Ròng rã suốt 2 năm, cứ đến ngày cuối tuần, cô vượt hơn 280km để học Thạc sĩ Giáo dục Tiểu học. Sau bao cố gắng, kết quả bảo vệ luận văn xếp loại xuất sắc. Cô Thùy cũng là Thạc sĩ ngành Giáo dục Tiểu học đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.
Chia sẻ về nghề giáo, cô Thùy tâm sự: “Đối với tôi khi đã chọn nghề giáo, đã ý thức phải luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Đem tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nhiệm có được để giúp đỡ học sinh, nhất là học sinh hoàn cảnh khó khăn. Tôi không ngừng rèn luyện đạo đức và cập nhật thêm kiến thức để phục vụ vào cuộc sống và công tác giảng dạy”.
Cô Thùy chia sẻ rằng, còn biết bao người có hoàn cảnh khó khăn hơn cô, họ vẫn cố gắng vươn lên từng ngày để đem lại nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống. Chính vì vậy, cô không cho phép mình dừng lại trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đã 13 năm gắn bó với ngành Giáo dục, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, cô Thùy đã đạt được nhiều giải thưởng tại các Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Ngoài ra, cô còn đoạt giải Nhất thực hành tiết dạy An toàn giao thông cấp tỉnh; giải Khuyến khích Hội thi Kể chuyện Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh trong Công nhân viên chức lao động tỉnh.
Được Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện ủy tặng Giấy khen giáo viên, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cô cũng được Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học…
Năm 2019, với sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 2″ được Hội đồng Khoa học tỉnh Sóc Trăng công nhận là sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Vừa qua, cô Thùy được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào giáo dục. Vinh dự hơn, cô là một trong 13 đại biểu của tỉnh Sóc Trăng dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12/2020 sắp tới.
Thầy Trần Cẩm Mẫn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung cho biết: “Cô Phạm Minh Thùy là tấm gương sáng của đơn vị. Cô có kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học chu đáo, khoa học. Bản thân cô không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.
Cô Thùy có tác phong sư phạm chuẩn mực, giản dị, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ học sinh hoàn cảnh khó khăn. Sống hòa đồng với mọi người, được mọi người quý mến. Nhiều năm liền cô đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lớp do cô phụ trách đều có tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%”.
Cô giáo Minh Thùy: "Tôi luôn đặt tình yêu thương học sinh lên hàng đầu"
"Khi được yêu thương, học sinh sẽ giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc tìm các biện pháp để giúp đỡ các em"-tâm sự của cô Phạm Minh Thùy, thạc sĩ ngành GD Tiểu học đầu tiên của Sóc Trăng.
Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, cô Phạm Minh Thùy (SN 1984) được phân công về giảng dạy ở trường Tiểu học Thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).
Được trở về công tác ở nơi mình đã sinh ra, lớn lên là niềm vui của cô giáo trẻ này, dù đồng lương nhà giáo mới vào nghề còn eo hẹp, lại phải thuê nhà trọ để ở. Khó khăn là vậy nhưng cô giáo trẻ đã vượt qua tất cả.
Cô Phạm Minh Thùy đang hướng dẫn học sinh làm bài.
Cô Thùy kể, trường thuộc vùng cù lao sông nước, học sinh đa số là con em nông dân nghèo, năng lực học không đồng đều. Bên cạnh điều kiện đi lại của một số em rất khó khăn, nên có khi một buổi dạy trên lớp, buổi còn lại cô phải đi bộ vào khu vực sâu trong dân cư để vận động học sinh đi học.
Đối với các em chưa theo kịp bạn, cô mở lớp phụ đạo riêng tại nơi trọ. Do phòng trọ có diện tích nhỏ mà học trò ngày càng đông, có hôm cô phải đưa các em đến chùa xin được ngồi nhờ bàn ghế bên hiên chùa để học.
Sự cố gắng và tình thương yêu của cô dần dần được gia đình học sinh và các em đón nhận. Kết quả vào cuối mỗi năm học, các lớp cô Thùy dạy đều duy trì tốt sĩ số, đủ điều kiện lên lớp, số học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện đạt tỉ lệ cao.
"Tôi luôn đặt tình yêu thương học sinh lên hàng đầu. Khi được yêu thương, các em sẽ giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc tìm các biện pháp để giúp đỡ các em, và khi học sinh cảm nhận được tình yêu thương của cô giáo sẽ giúp các em có động lực học tốt hơn", cô Thùy chia sẻ quan điểm.
Ngoài việc dạy học sinh học tập và rèn luyện tốt, cô Thùy còn tích cực hướng dẫn các em tham gia tốt các phong trào do nhà trường và cấp trên phát động, như: Viết chữ đẹp, an toàn giao thông, văn nghệ, thể thao, kể chuyện về Bác Hồ,...
Cô Thùy và các em học sinh.
Cô Thùy chia sẻ một kỷ niệm khó quên về thời gian dạy học: "Vào năm học 2014 - 2015, lớp tôi được phân công phụ trách có một học sinh không nói được, khả năng chú ý cũng không tốt, em chỉ ú ớ trong miệng mỗi khi em phản ứng điều gì, nhưng có điều em có khả năng nghe được.
Trước hoàn cảnh đó, tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm phương pháp hướng dẫn riêng cho em về cách đánh vần nhận diện từ con chữ cái, từng vần, làm mẫu rồi yêu cầu em quan sát, dần dần tôi giúp em nhận diện cách đánh vần theo mẫu, bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn em biết cách tính toán. Với kết quả đó đã giúp em thu hẹp khoảng cách với các bạn, hòa nhập tốt với bạn bè cùng trang lứa. Nhìn em thành công, tôi vui đến rơi nước mắt".
Theo cô Thùy, khi đã chọn nghề giáo, cô đã ý thức mình phải luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh, luôn đem tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nhiệm có được để giúp đỡ học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
"Chưa bao giờ tôi nhận thấy mình biết được bao nhiêu là đủ và thành công hơn mọi người, bởi mỗi một nơi, một môi trường giáo dục và học sinh khác nhau. Còn biết bao người có hoàn cảnh khó khăn hơn tôi, họ vẫn cố gắng vươn lên từng ngày để đem lại nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.
Chính vì vậy, tôi không cho phép mình dừng lại trong bất kì hoàn cảnh nào. Thời gian tới bản thân tiếp tục nghiên cứu, học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành tấm gương tốt cho học sinh, cống hiến công sức cho quê hương", cô Thùy bày tỏ.
Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ vào công tác giảng dạy, cô Phạm Minh Thùy vừa chăm lo cho gia đình, vừa đi học cao hơn. Cô đã phải vừa dạy vừa làm thêm việc giữ trẻ, bán rau cải và cuối tuần vượt qua hơn 280km trong hơn 2 năm để học xong thạc sĩ Giáo dục Tiểu học.
Được biết, cô Thùy là thạc sĩ ngành Giáo dục Tiểu học đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.
Cô Phạm Minh Thùy tại lễ tuyên dương điển hình tiên tiến trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Sóc Trăng năm 2020.
Chỉ mới 13 năm gắn bó với ngành Giáo dục, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, cô Phạm Minh Thùy đã đạt được rất nhiều giải thưởng ở các cuộc thi và khen thưởng của các cấp, các ngành ở tỉnh và trung ương.
Vinh dự hơn, cô Thùy là một trong 13 đại biểu của tỉnh Sóc Trăng được chọn dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, diễn ra sắp tới đây.
Thầy Trần Cẩm Mẫn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Cô Phạm Minh Thùy là một tấm gương sáng của đơn vị. Cô có tác phong sư phạm chuẩn mực, giản dị, gần gũi với học sinh, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sống hòa đồng với mọi người, được mọi người quý mến. Nhiều năm liền cô đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 'truyền lửa' cho các thầy cô tương lai Chia sẻ với các sinh viên sư phạm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nghề giáo là nghề cao quý nhất nhưng các nghề khác cũng rất cao quý. Đòi hỏi của xã hội đối với ngành sư phạm, đối với thầy cô giáo rất cao. Dù còn những khó khăn, vất vả trong cuộc sống thường nhật, nhưng các sinh...