Cô giáo giàu nghị lực
Cô giáo Nguyễn Thị Hạ, Trường THCS Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trên đường đi làm không may bị tai nạn giao thông, mất một chân.
Tưởng rằng, sau đó cô sẽ bị sốc, không thể tiếp tục với sự nghiệp “trồng người”, nhưng với nghị lực, lòng yêu nghề, cô đã vượt qua mọi khó khăn, vất vả, không chỉ làm tốt công tác dạy học mà còn làm nhiều việc tốt, được các thầy giáo, cô giáo và học sinh ngày càng tin yêu, quý mến, ngưỡng mộ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hạ trong giờ dạy môn Toán.
Đến Trường THCS Phúc Diễn, chúng tôi được biết, năm 2013, trên đường đi dự tiết chuyên đề Toán ở trường bạn, cô giáo Nguyễn Thị Hạ không may gặp tai nạn, mất chân phải. Tuy nhiên, cô đã vượt qua khó khăn, cố gắng đến lớp với đôi chân không lành lặn, tiếp tục dạy học với lòng yêu nghề và nhiệt huyết tràn đầy.
Nhớ lại ngày bị tai nạn, cô giáo Nguyễn Thị Hạ cho biết, cảm giác khi đó rất sốc vì bị cưa mất một chân. Lúc đó nghĩ đời mình như vậy là chấm hết, sẽ là gánh nặng cho gia đình, nhà trường, nhưng nếu không tập đi chân giả, không tiếp tục giảng dạy thì không chỉ bản thân, gia đình suy nghĩ khổ tâm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Sau một năm nghỉ dạy học để điều trị, hồi phục và tập đi, khi đến trường, cô được học trò, đồng nghiệp chào đón, quan tâm trở thành động lực để bản thân cô cố gắng. “Đến nay, việc đi lại của tôi còn khó khăn, nếu không để ý vẫn ngã. Những ngày đầu đi làm, tôi được chồng chở đi, sau đó tập đi xe đạp điện. Mới đây, tôi đã mua chiếc xe ba bánh, việc đến trường vì thế cũng thuận tiện hơn, không bị ngã như trước. Tuy nhiên, nhiều khi thay đổi thời tiết, việc đi lại cũng khó khăn do đau nhức chân, nhưng nghĩ đến niềm vui trong công việc thì mọi vất vả, đau đớn cũng bị xua tan”, cô Hạ giãi bày.
Học sinh Nguyễn Minh Thu, lớp 9A4 tâm sự: “Cô Hạ là người rất quan tâm học sinh. Mỗi lần em hoặc các bạn học tăng cường (ôn thi) ở trường về muộn, cô thường gọi điện cho gia đình hỏi em đã về đến nhà an toàn chưa, rồi kiểm tra việc học hành của em như thế nào.
Em học được ở cô nghị lực vượt qua khó khăn, từ đó thường xuyên giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để tất cả cùng tiến bộ”. Chia sẻ về đồng nghiệp của mình, cô giáo Nguyễn Thị Vi Dân, giáo viên môn Sinh học cho biết: “Những người có hoàn cảnh như cô giáo Hạ tôi nghĩ chỉ “gặp” được trên sách, báo, vậy mà chúng tôi lại gặp ở đời thường, ngay trong “ngôi nhà” chung là Trường THCS Phúc Diễn.
Chị là giáo viên dạy Toán, đại diện cho mẫu người thật thà, chất phác, cần cù và tốt bụng”.
Cô Nguyễn Thị Loan, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Diễn cho biết: “Giai đoạn đầu, các thầy cô cũng sốc, nhưng sau một thời gian cô Hạ đã chứng minh được nghị lực, phấn đấu vượt qua hoàn cảnh khó khăn và làm rất tốt công việc. Chân bị như thế nhưng cô chưa bao giờ xin phép nghỉ vì bất cứ lý do gì. Những công việc gia đình cô sắp xếp chu toàn, luôn bảo đảm tốt công việc chuyên môn. Là cán bộ quản lý, tôi cảm nhận được từng anh, chị em về các mặt khác nhau. Có người khi có công việc gia đình thì xin phép nghỉ. Nhưng với cô Hạ, có việc thì tự sắp xếp. Đó là nghị lực mà bản thân tôi và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường học được rất nhiều. Mặc dù việc đi lại gặp nhiều khó khăn, nhưng cô không quản ngại sớm tối, luôn sát cánh đồng hành với các em học sinh trong thời gian ôn thi căng thẳng, mệt mỏi. Không những thế, hằng năm cô đều sắp xếp thời gian dạy tăng cường miễn phí cho học sinh. Chỉ tính riêng năm học 2018 – 2019, cô đã dạy phụ đạo ngoài giờ miễn phí cho 27 học sinh yếu kém với 105 buổi (210 tiết); tăng cường miễn phí ôn thi vào lớp 10 ngoài giờ cho 52 học sinh với 180 tiết. Nhiều lần cô đến tận nhà những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động các em tiếp tục đến lớp; động viên gia đình không để con bỏ học giữa chừng. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, cô được thành phố Hà Nội vinh danh danh hiệu “Người tốt, việc tốt năm 2019″.
LONG THÀNH
Video đang HOT
Theo nhandan
Trần Trí Thức - chàng trai chỉ có hai ngón tay với nghị lực phi thường: 'Chưa bao giờ xem khiếm khuyết là rào cản giao tiếp'
Số phận đã cho Thức một đôi tay không lành lặn nhưng điều đó chẳng là gì khi nghị lực của cậu mạnh mẽ đến mức đủ sức để tạo cho mình một cuộc đời mới, tương lai mới.
Không ai có quyền chọn cho mình cha mẹ, ngoại hình cũng như hoàn cảnh sống khi được sinh ra. Nhưng ai cũng có quyền quyết định cách sống của bản thân, hình mẫu mà mình khao khát trở thành.
Sinh ra từ sỏi đá, không đồng nghĩa với việc tâm hồn bạn cũng phải cằn khô tựa cát bụi. Càng đối diện với bão giông, càng phải mạnh mẽ hơn những trận cuồng phong. Đó cũng là cách sống của Trần Trí Thức (SN 2001) - một sinh viên khiếm khuyết đôi bàn tay nhưng dòng chảy của nghị lực, niềm tin và sự lạc quan chưa bao giờ ngơi nghỉ trong tâm hồn chàng trai trẻ.
Kể từ khi sinh ra, Trần Trí Thức đã bị khuyết tật ở tay. Cả đôi tay của Thức chỉ có vỏn vẹn hai ngón, nhưng các ngón cũng không được bình thường như bao người. Nhìn vào khiếm khuyết này, người ta khó hình dung được cậu đã cầm viết và sinh hoạt như thế nào.
Thức thừa nhận mình không nhớ đã tập viết ra sao, chỉ biết rằng, đến hiện tại, việc cầm bút đã không còn là khó khăn. Thậm chí, Thức còn viết rất nhanh và đẹp. Các thao tác cũng rất linh hoạt, nhanh gọn và chính xác ở mỗi con chữ.
Một số hoạt động thường ngày Thức đều hoàn toàn có thể tự làm được, tuy nhiên, những việc đòi hỏi sự linh hoạt của ngón tay như gài nút, xắn tay áo,... Thức phải nhờ đến cha mẹ nếu ở nhà, còn khi vào ký túc xá, bạn bè sẽ làm giúp.
Những ngày đầu khi bước chân vào trường Đại học Công nghệ thông tin TP HCM, Thức phải đối diện với những cái nhìn lạ lẫm của mọi người. Dù rằng bạn bè không hề có ý trêu chọc nhưng thời gian đầu, cậu cũng thoáng buồn.
Sau một thời gian thích nghi với môi trường mới, Thức cũng quen dần với cuộc sống xa gia đình. Trước khi vào đại học, ba của cậu từng sợ con trai gặp khó khăn trong sinh hoạt, tuy nhiên, Thức lại hoàn toàn tự chăm sóc tốt được cho bản thân.
Gia đình nhà Thức cũng không thuộc dạng khá giả. Ba chạy xe ôm, mẹ là giáo viên tiểu học. Dù cuộc sống vẫn còn nhiều cực khổ nhưng ba mẹ luôn quyết tâm cho Thức ăn học đến nơi đến chốn. Cái tên Trần Trí Thức chứa đựng nhiều kỳ vọng của bậc sinh thành.
Những người tiếp xúc lần đầu với Thức đều nhận xét cậu là một người sống khép kín, thậm chí là nhút nhát. Người ta cho rằng chính những khiếm khuyết trên đôi tay đã khiến cậu ngại giao tiếp, tuy nhiên, Thức cho biết đó không phải là nguyên nhân.
" Tính mình vốn ít nói chứ thật sự mình chưa bao giờ xem những khiếm khuyết là rào cản giao tiếp cả. Với người lạ, mình không biết nói gì với họ nhưng với bạn bè, mình vẫn nói chuyện rất vui vẻ, thậm chí nói hơi nhiều nữa", Thức chia sẻ.
Ngại trò chuyện với người lạ nhưng ẩn sâu trong chàng trai trẻ là một sự lạc quan đến phi thường. " Mình không quan tâm đến đôi tay khiếm khuyết, hiện tại, mọi thứ đều hết sức bình thường. Mình chưa bao giờ tự ti hay bi quan, sợ hãi. May mắn là bên cạnh mình có những người bạn luôn nhiệt tình giúp đỡ mỗi khi mình khó khăn".
Không chỉ lạc quan trong suy nghĩ, Thức còn chứng minh bằng hành động. Trong mọi hoạt động của trường lớp, cậu đều hăng hái tham gia vì không muốn bản thân trở thành một người thừa, phụ thuộc vào người khác. Từ việc lau bảng, lau cửa đến việc giữ chổi trực nhật, Thức không từ chối chuyện gì. " Không ai làm thì mình làm. Mình không muốn ý lại vào ai hết. Bàn tay không lành lặn không có nghĩa là mình vô dụng".
Là con một trong nhà, Thức cho biết mình luôn quyết tâm trở thành trụ cột gia đình và chỗ dựa tinh thần cho ba mẹ, nhất là khi họ cũng đã có tuổi. Tuy nhiên, cậu lại chưa bao giờ đặt nặng hay áp lực về chuyện này. " Nỗ lực hết mình thì tương lai nhất định sẽ tốt hơn, lúc ấy, việc là trụ cột gia đình sẽ không còn là áp lực nữa".
Thường trực trên môi cậu sinh viên vẫn luôn là nụ cười. Sau năm đầu vào đại học, Thức cho biết khả năng giao tiếp của bản thân đã cải thiện rất nhiều, tự tin hơn và ít khi đi vào "ngõ cụt" trong những cuộc trò chuyện.
Đúng như người ta thường nói, ông trời không lấy hết của ai mọi thứ. Đôi tay không lành lặn nhưng bù lại, Thức có thừa nghị lực và trí tuệ. Nhìn bảng thành tích của cậu sinh viên năm nhất, ai nấy cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Suốt 12 năm học, Thức luôn là học sinh giỏi với điểm trung bình qua các năm chưa bao giờ dưới 9. Trong những buổi lễ tổng kết, cậu học sinh với thân hình nhỏ bé luôn là một trong số những người đứng trên bục cao nhất để nhận thưởng.
Năm học 2016 - 2017, Trí Thức đã tham gia cuộc thi Olympic 30/4 và đạt Huy chương đồng môn Vật lý. Một năm sau, cũng tại cuộc thi này, cậu tiếp tục đạt Huy chương vàng (Olympic 30/4 là cuộc thi học sinh giỏi do Sở GD-ĐT TP.HCM đăng cai tổ chức dành cho tất cả các Trường THPT ở khu vực phía Nam).
Chưa dừng lại ở đó, Thức còn đạt được giải Nhì và giải Ba môn Vật lý cấp tỉnh Sóc Trăng trong hai lần thi. Trong đợt thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, điểm số của Thức cũng nằm trong top đầu của tỉnh. Khi xét tuyển vào đại học, trong 5 nguyện vọng ký, Thức đã trúng tuyển ngay nguyện vọng đầu tiên để vào Trường ĐH Công nghệ thông tin TP HCM với số điểm 25,6. Trong đó, Toán 9,6 điểm,Lý 8 điểm và Hóa 7,25 điểm.
Không chỉ học giỏi, cậu còn là một người chơi thể thao khá cừ. Thức có thể chơi được cầu lông, bóng chuyền, bơi lội. Riêng võ thuật, năm lớp 8, Thức đã lấy được đai đỏ của môn võ Taekwondo.
Hiện tại, Thức đang học tại khoa Kỹ thuật phần mềm trường Đại học Công nghệ thông tin đúng như ước mơ từ thời THPT. Nói về nguyên nhân lựa chọn ngôi trường này, Thức cho biết: "Một phần vì khiếm khuyết ở tay nên mình muốn làm những việc liên quan đến máy tính để dễ dàng hơn. Nhưng mình cũng thật sự đam mê với việc tạo ra những ứng dụng tiện ích cho mọi người".
Nghị lực vươn lên của Thức không cho phép cậu hài lòng với những thứ đang có. " Ở đại học, mình sẽ tiếp tục tham gia những cuộc thi khác chứ không chỉ dừng lại ở việc học kiến thức. Hiện tại, mình vẫn chưa tìm thấy một cuộc thi phù hợp nhưng nếu có cơ hội, mình sẽ không để lỡ".
Nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt trên bàn phím máy tính và ánh mắt đầy hy vọng của Thức cũng đủ hiểu rằng cậu đã tìm được niềm đam mê và mục tiêu của cuộc đời mình.
Số phận đã cho Thức một đôi tay không lành lặn nhưng điều đó chẳng là gì khi nghị lực của cậu mạnh mẽ đến mức đủ sức để tạo cho mình một số phận, một tương lai mới. Có thể Thức khiếm khuyết bàn tay nhưng ý chí vẫn luôn có thừa.
Theo saostar
Chàng trai Mường vượt khó học giỏi Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại miền quê cũng còn nhiều khó khăn (xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội) nhưng bằng nghị lực của mình, Đinh Xuân Trường đã xuất sắc trúng tuyển Học viện Kỹ thuật quân sự. Chàng trai người Mường ấy là một trong 10 tân sinh viên có...