Cô giáo giao bài tập về nhà “Hãy vẽ mẹ của em”, mở bức tranh đầu tiên của bé 5 tuổi liền giật mình gọi cho phụ huynh
Khi nhìn thấy bức tranh của cậu bé 5 tuổi, cô giáo đã rất ngỡ ngàng. Sau đó, cô lập tức gọi điện trao đổi với phụ huynh.
Rất nhiều trẻ em có niềm đam mê với vẽ vời, hội họa. Thế nhưng, khả năng mỹ thuật chưa hoàn thiện nên thành phẩm đôi khi là những bức tranh với đường nét nguệch ngoạc, hài hước hoặc khó hiểu.
Các bậc phụ huynh, thầy cô thường nghĩ rằng những hình ảnh đó hoàn toàn vô nghĩa, chỉ là xuất phát từ trí tưởng tượng của trẻ thôi. Nhưng thực tế, theo tâm lý học thì những gì trẻ thể hiện qua bức tranh lại phản ánh được rất nhiều về suy nghĩ, quan điểm, mối quan hệ hoặc thậm chí vấn đề trẻ đang gặp phải.
Đó chính là lý do mà cô giáo Trung Quốc đã vô cùng lo lắng khi nhìn thấy bức tranh vẽ mẹ của học sinh 5 tuổi.
Cụ thể, vào 1 buổi chiều thứ 6, cô dạy các bé lớp 5 tuổi tập vẽ. Sau khi kết thúc bài học, cô đưa ra yêu cầu về nhà cho các học sinh: “Hãy vẽ mẹ của em”.
Tới khi thu bài, đập vào mắt cô giáo là bức tranh vẽ mẹ nguệch ngoạc, không tô màu và có chút kì lạ của cậu bé 5 tuổi.
Bức tranh vẽ mẹ nguệch ngoạc nhưng rất đáng lưu tâm của cậu bé 5 tuổi.
Cụ thể bức tranh này đứa trẻ vẽ mẹ của mình trong bộ quần áo hoa, đang nằm vắt chân xem điện thoại. Để cho giáo viên hiểu được suy nghĩ của mình, cậu bé cũng nhờ anh trai chú thích giúp: Điện thoại, thân thể, 2 chân. Đặc biệt, cậu còn khẳng định là mẹ nhìn điện thoại chăm chú, say mê không rời.
Video đang HOT
Hóa ra, người mẹ của cậu bé này rất thích nằm trên sofa nghịch điện thoại trước khi đi ngủ. Hình ảnh này quá quen thuộc tới mức khắc sâu vào tâm trí cậu bé 5 tuổi. Cậu còn không có cách nào khiến mẹ rời mắt khỏi chiếc điện thoại và tập trung vào mình. Mặc dù khả năng viết và vẽ còn hạn chế, nhưng cậu đã cố gắng thể hiện nó qua bức tranh nộp cho cô giáo.
Ngay sau khi xem được bức tranh này, cô giáo cảm thấy rõ ràng cậu bé đã có những buổi tối không mấy thoải mái, vui vẻ. Và hành động của người mẹ sẽ khiến đứa trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc.
Bằng lương tâm của một người làm nghề nuôi dạy trẻ, cô giáo đã lập tức gọi điện thoại và trao đổi với mẹ của cậu học trò. Cô hy vọng những góp ý của mình sẽ khiến phụ huynh này thay đổi và quan tâm tới con cái nhiều hơn!
Bố mẹ nghiện điện thoại, con trẻ cảm thấy bị bỏ rơi
Trong tình huống cha mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại mà không quan tâm con trẻ, thông thường chúng sẽ cảm thấy thất vọng, thậm chí là tức giận.
Không ít trẻ sẽ cố gắng bày trò, nghịch ngợm hay phá phách để gây sự chú ý của cha mẹ. Những đứa trẻ như thế, khi lớn hơn có thể sẽ hành động tiêu cực hơn như đánh nhau, bỏ học,…
Cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ sau khi nhận diện được vấn đề thì cần điều chỉnh cho phù hợp. Hãy hiểu mong muốn của trẻ, đó được nhận sự quan tâm, chia sẻ từ cha mẹ. Do đó, phụ huynh nên có sắp xếp thời gian dành cho con mỗi tối. Nếu như công việc bận rộn, chỉ cần 20 – 30 phút ở bên con là đủ. Nhưng khi đó, phải dẹp tất cả công việc, tâm trạng không vui và điện thoại, máy tính sang một bên. Thời gian này, chỉ dành cho trẻ, lắng nghe, chia sẻ mà thôi!
Nguồn: Sina
Theo Helino
Bạn đọc viết: Phụ huynh đồng ý, giáo viên mới phạt học trò
Buổi trưa hôm vừa rồi, vừa về tới nhà, con trai tôi đã rối rít hỏi xem mẹ có đồng ý để cô giáo phạt các con không.
Nói rồi, con rút trong cặp ra đưa mẹ bản cam kết giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) về việc có đồng ý cho thầy cô được xử phạt học trò. Con bảo nếu mẹ đồng ý thì kí vào để con mang tới nộp cho cô giáo của mình.
Ảnh minh họa
Sau khi đọc hết bản cam kết, tôi hoàn toàn nhất trí với cách xử phạt của cô. Các hình phạt này nói chung là nhẹ nhàng với các em: phạt lao động, phạt trực nhật, phạt chép bài, phạt hạ hạnh kiểm... Kết quả này sẽ được thông báo đến gia đình hàng tháng trên sổ liên lạc điện tử.
Sáng hôm sau khi đưa con đến lớp, tôi nấn ná ở lại để hỏi han cô vài điều. Tuy nhiên, tôi chưa kịp nói gì, cô đã nói ngay với tôi: "Nếu em không bằng lòng thì không phải kí. Chị chỉ phạt những học trò mà phụ huynh đồng ý thôi".
Rôi cứ thế, cô kể về nỗi khổ của người GVCN bây giờ. Các cô đang phải chịu rất nhiều áp lực từ nhà trường, phụ huynh và xã hội. Trong khí đó chủ trương của nhà trường hiện nay là không cho phạt học trò. Ban giám trường sợ nhất là phụ huynh thưa gửi rồi lằng nhằng. Nhưng học trò thì thời nào mà chả hiếu động và nghịch ngợm. Nếu GV dễ, các em thường lờn mặt rồi nề nếp lớp sẽ đi xuống. Khi ấy, GV bộ môn lại xúm vào mắng GVCN. Chưa kể, bây giờ công tác trừ điểm thi đua rất gắt gao. Cuối cùng, GV mới phải khó với các em. Nhưng để phụ huynh không làm khó khi phạt học trò, GV muốn cam kết trước cho chắc ăn.
Bản thân cũng là một GV nên tôi hiểu những áp lực của GVCN bây giờ. Thầy cô nào may mắn được chủ nhiệm ở lớp ngoan còn đỡ, chứ gặp phải lớp quậy, không phạt là không sao nói nổi các em. Có em còn tưởng thầy cô đang sợ mình và cần mình nên còn tỏ thái độ coi thường thầy cô. Thành thử, cực chẳng đã GV mới phải phạt học trò mà thôi.
Tuy nhiên, nếu phạt trò chẳng may bị thưa gửi thì lãnh đủ sự buồn tủi. Nào là hạ thi đua, luân chuyển công tác. Khi ấy, thầy cô là người "đơn thương độc mã", "đứng mũi chịu sào". Búa rìu dư luận cứ thế mà chĩa vào. Vì vậy mà giờ một bộ phận thầy cô chọn giải pháp an toàn cho mình. Thầy cô thường "né" phạt các em. Họ chỉ làm đúng phận sự của mình. Lên lớp chỉ nhắc nhở các em thôi. Trò nào nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Con người ta chứ có phải con mình đâu mà lo. Tư tưởng của họ là "thương trò rồi ai thương lại mình đây".
Trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm của con, tôi biết cô rất thương học trò. Chẳng qua để an toàn cho mình nên cô buộc phải xin ý kiến phụ huynh. Cô mong muốn tất cả phụ huynh cùng hợp tác để giáo dục các con.
Trên cương vị là một phụ huynh, tôi thật sự biết ơn cô. Tôi chỉ mong sao cô nghiêm khắc nhưng vẫn đủ yêu thương để bọn trẻ được nên người. Xin chúc cô và tất cả quý thầy cô sức khỏe tốt, luôn vững tay chèo để đưa thế hệ học trò cập bến bờ tri thức.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Tôi đã xin lỗi trong buổi họp phụ huynh khi cô giáo rơi nước mắt Tôi kể câu chuyện này mong cô - trò - phụ huynh bớt "cái tôi" để biết lắng nghe, để bớt các vụ bạo lực học đường, giáo viên cũng không phải rơi lệ vì những hành động nóng nảy không nên có. Ảnh minh họa "Lớp con lại đổi giáo viên", "Lớp con nóng nhưng không được bật điều hòa" "Lớp con...