Cô giáo dạy thêm tiểu học ngay giữa trung tâm Sài Gòn
Ngay giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 có tồn tại một điểm dạy thêm tiểu học từ lâu.
Lớp dạy thêm cho học sinh tiểu học của cô L. ghi được vào tối ngày 10/1 (ảnh: T.P)
Báo nhận thông tin phản ánh từ người dân địa phương cho biết, tại hẻm 25 đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có một điểm dạy thêm dành cho học sinh tiểu học tồn tại cũng lâu rồi.
Qua tiến hành thực tế vào chiều ngày 10/1, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận thấy, đây đúng là điểm dạy thêm cho các em học sinh ở cấp tiểu học như người dân phản ánh.
Mỗi buổi chiều, cứ sau giờ học (khoảng 16h30) thì có rất đông học sinh được phụ huynh đưa đến đây, để tiếp tục giờ học thêm của mình.
Theo lời kể lại của phụ huynh đứng đón con học thêm về, đây là lớp dạy của cô L., cô giáo trước đây dạy ở Trường tiểu học Chương Dương, quận 1.
Phụ huynh nói rằng, cô L. dạy với học phí 600.000 đồng/tháng, tuần học 3 buổi. Học sinh theo học thêm cô L. khá đông, ước chừng mỗi buổi học có hàng chục em học.
Học sinh theo học đa phần là các em đang học ở Trường tiểu học Chương Dương, cùng với một số học sinh của nhiều trường tiểu học khác lân cận ở quận 1.
Sáng ngày 12/1, cô Trương Thị Bạch Vân – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương, quận 1 xác nhận với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, trong trường có 2 cô giáo tên L. gồm 1 cô dạy lớp 3 và 1 cô dạy lớp 4.
Video đang HOT
Trường hợp dạy thêm như phụ huynh phản ánh, sau khi xem lại video clip mà phóng viên ghi lại được, cô Bạch Vân khẳng định, đây là cô L. dạy lớp 3, nhưng cô đã nghỉ hưu từ gần 1 năm nay.
Đại diện lãnh đạo Trường tiểu học Chương Dương khẳng định rằng, các văn bản quy định về việc dạy thêm học thêm nhà trường đã phổ biến rất kỹ cho giáo viên, trong các buổi họp hội đồng sư phạm, đại hội công nhân viên chức, tuyên truyền pháp luật cho giáo viên hiểu, nắm được.
Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện việc cho giáo viên ký cam kết không vi phạm các quy định về dạy thêm của ngành.
Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Nam – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 thông tin với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, các điểm dạy thêm học thêm trên địa bàn phường tiến hành rà soát, kiểm tra rất kỹ, chỉ có 1 trung tâm được cấp phép.
Ghi nhận thông tin do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp, ông Nguyễn Đình Nam cho biết, sẽ yêu cầu tổ dân phố, khu phố kiểm tra lại việc này, và sẽ động viên cô giáo ngừng việc dạy thêm không đúng với quy định.
Theo Giaoduc.net
Cô giáo có 33 năm kinh nghiệm khuyên học sinh tiểu học không cần học thêm
Thừa nhận có chuyện số ít giáo viên vi phạm quy định, cô Xuân khẳng định rằng, học sinh tiểu học không cần phải đi học thêm làm gì cả, mà học ở trường cũng đủ.
Năm 1984, cô Huỳnh Thị Xuân (Hiệu phó Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố.
Cô được chuyển về dạy tại Trường trung học cơ sở Bà Điểm, huyện Hóc Môn, một vùng sâu vùng xa, cách trung tâm thành phố hàng chục km. Hàng ngày đến lớp phải đi xe đạp.
Cô Xuân vẫn còn nhớ rất rõ cơ duyên đã đưa đẩy mình đến với nghề giáo cao quý.
Cô Huỳnh Thị Xuân cho biết: "Tôi yêu nghề giáo khi còn tấm bé, chỉ là một học sinh ngang với cấp trung học cơ sở bây giờ. Hình ảnh thầy cô giáo khi đó đối với tôi y như là một thần tượng, luôn thương yêu và chăm lo cho học sinh từng chút một. Tôi thương thầy cô lúc đó giống như ba mẹ ở nhà của mình".
Gia đình không ai theo ngành Sư phạm, nhưng khi biết được nguyện vọng muốn theo nghề giáo của cô Xuân, ba mẹ cô đã động viên rất nhiều, và luôn nhắc nhở rằng "nghề giáo luôn là một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý".
Cô Huỳnh Thị Xuân - Hiệu phó Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình (ảnh: NVCC)
Thời đó, cô Xuân nói rằng, nhà ai có con theo ngành Sư phạm thì gia đình, người thân rất hãnh diện, nên quan điểm và động lực này càng thôi thúc cô theo nghề giáo nhiều hơn nữa.
Lớn lên, khi đã trở thành một giáo viên bậc trung học cơ sở, bằng một tình yêu nghề, yêu học trò, cô Xuân đã vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, để làm sao mang đến cho học sinh nhiều bài học thật hay, tiếp sức cho các em hoàn thành được những ước mơ của mình.
Nói về những kỷ niệm ngày xưa, khi còn dạy ở những vùng khó khăn, xa trung tâm thành phố, cô Huỳnh Thị Xuân nhớ lại: Học sinh ở vùng nông thôn lúc nào cũng còn rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, các em lúc nào cũng yêu và quý mến thầy cô.
"Các em rất hay mời thầy cô về nhà, thậm chí là dẫn về mình để biết. Có những lúc, về nhà các em mà đến cái ghế cũng không có cái để ngồi. Như thế mà tình thầy trò khi đó lúc nào cũng đong đầy tình cảm. Phụ huynh thì lúc nào cũng quý trọng người thầy, cô giáo" - cô Xuân bồi hồi nhớ lại.
Ngoài ra, khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14/11, cô Xuân còn nói luôn nhớ rõ mồn một về một học sinh nữ rất cá tính ở huyện Hóc Môn.
Học sinh này không có cố gắng học, trong lớp thì hay phá phách, mất trật tự. Bằng một tình yêu nghề, yêu học trò vô bờ bến, từng ngày từng ngày trôi qua, chính cô Xuân đã tận tình giúp, cảm hóa học sinh này học ngày càng tiến bộ rõ rệt.
Cuối cùng, học sinh này cũng đã thay đổi. Sức học tốt lên , em đã biết thích học hơn.
Vào cái ngày mà cô Huỳnh Thị Xuân cầm quyết định chuyển đi quận khác giảng dạy, cũng chính em học sinh này đã đến bên cô, khóc nức nở, khiến cho cô giáo này vô cùng cảm động, và biết rằng mình đã thành công trong việc cảm hóa thành công học sinh.
"Nghề giáo như là một người đưa đò. Không phải ai qua sông cũng quay mặt đi, mà vẫn có những người "khách" quay trở lại tìm người đưa đò".
Chính vì vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm luôn là những thời gian mà tôi bồi hồi, nhớ lại quãng đường 33 năm kinh nghiệm giảng dạy của mình" - nữ giáo viên nói tiếp.
Trong cuộc trò chuyện, cô Huỳnh Thị Xuân chia sẻ: Trong bất cứ hoàn cảnh, thời điểm nào, "Tôn sư trọng đạo" luôn có giá trị trường tồn mãi mãi.
Cho dù, ngày nay, khi nền kinh tế của đất nước đã hội nhập sâu hơn với thế giới, cuộc sống của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng vẫn còn rất đông những người theo ngành Sư phạm sẵn sàng làm thêm mọi thứ để có thể bám trường, bám lớp, bám nghề, truyền đạt kiến thức đến với học sinh.
Ví dụ như tại Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, nơi cô Xuân đang làm công tác lãnh đạo, giáo viên nào thu nhập eo hẹp, nhà trường sẽ sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất, hết sức giúp đỡ để cải thiện đời sống anh em, nhằm giúp giáo viên có thể yên tâm bám trụ với nghề.
Bày tỏ quan điểm quan điểm của mình về tình trạng giáo viên dạy thêm tràn lan, không đúng quy định để có thêm thu nhập, cô Huỳnh Thị Xuân bày tỏ quan điểm: Đúng là có một bộ phận nhỏ giáo viên như vậy, giống như hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh", nên mới có chuyện phải siết chặt việc này.
Dưới góc độ của một nhà quản lý giáo dục, cô Huỳnh Thị Xuân khuyên: "Học sinh tiểu học hoàn toàn không cần phải đi học thêm, khi mà các em đã học 2 buổi ở trường. Phụ huynh không cần phải chạy theo xu hướng, tâm lý chung mà bắt các em học quá nhiều, không cần biết kết quả như thế nào".
Cô giáo đoạt giải thưởng Võ Trường Toản (một giải thưởng tôn vinh nhà giáo tiêu biểu) năm 2017 của Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, có lẽ do tâm lý phụ huynh bận rộn nhiều việc, nên nhiều khi nghĩ cứ gửi các em cho giáo viên dạy là sẽ yên tâm, nhưng như vậy là không cần thiết chút nào.
Theo GDVN
Một địa chỉ có 2 cô giáo cùng dạy thêm tiểu học trái phép Tại số 62/37 đường Trần Mai Ninh có 2 giáo viên của Trường tiểu học Nguyễn Khuyến, quận Tân Bình thuê phòng dạy thêm cho khối 3, 4. Ban biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận phản ánh từ người dân sinh sống tại địa phương cho biết, tại số 62/37 đường Trần Mai Ninh, phường 12, quận Tân Bình...