Cô giáo Chăm hết lòng vì trẻ
Sinh ra trong một gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm nghèo, quanh năm chỉ quanh quẩn bên khung cửi, cô Saly Ha khao khát được đến trường để có thể thay đổi cuộc sống và trở thành “ kỹ sư tâm hồn” của những đứa trẻ làng Chăm và ước mơ đó nay đã thành hiện thực.
Cô Sa Ly Ha
Cô Sa Ly Ha tâm sự, cô xuất thân từ một gia đình đông anh em, chỉ riêng chuyện “cơm áo gạo tiền” đã là gánh nặng rất lớn. Cả gia đình chỉ biết sống nương nhờ vào khung cửi. Vất vả sớm hôm nhưng đồng tiền kiếm được chẳng là bao.
Trong suy nghĩ của một bộ phận đồng bào DTTS Chăm thời đó, ít ai coi trọng việc học hành. Con cái chỉ cần biết cái chữ, tính con số là đủ để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chính nhận thức đó đã khiến cô Sa Ly Ha lo sợ. Năm tháng còn ngồi ghế nhà trường, nhìn ba mẹ tảo tần sớm hôm cô càng quyết tâm học thật giỏi.
Cô Sa Ly Ha cho biết: “Ngoài những giờ trên lớp, cuộc sống của em gắn liền với khung dệt của gia đình. Từ 4 giờ sáng, em chong đèn vừa ngồi dệt sà rong, khăn choàng, vừa ôn bài, làm bài tập về nhà. Vất vả là vậy nhưng em luôn mơ ước trở thành giáo viên mầm non, mang kiến thức của mình truyền đạt cho con em đồng bào mình”.
Video đang HOT
Tốt nghiệp THPT, Sa Ly Ha chọn hình thức vừa học, vừa làm, theo học lớp trung cấp sư phạm mẫu giáo công đoạn 12 2. Sau lớp học này, Sa Ly Ha theo học liên thông lớp đại học từ xa ngành sư phạm mầm non. Từ sự phấn đấu, Sa Ly Ha thực hiện được ước mơ của mình. Năm 2004, cô trở thành cô giáo và về công tác tại Trường Mầm non Dân tộc Chăm xã Châu Phong. Sa Ly Ha kể, một số đồng bào Chăm không đặt nặng việc cho con em đến trường.
Hơn ai hết, cô thấu hiểu vai trò của việc học, quan trọng như thế nào đối với tương lai của mỗi người. Vì vậy, dù trời nắng hay mưa cô cũng đến từng nhà vận động con em đồng bào DTTS Chăm đến trường. Có những trường hợp cô phải đến thuyết phục cho các em trở lại trường rất nhiều lần. Nhiều trường hợp do hoàn cảnh quá khó khăn, cô vận động tập vở, sách giáo khoa hỗ trợ cho các em được đến trường.
Sau một thời gian công tác, Sa Ly Ha được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non dân tộc Chăm xã Châu Phong năm 2009. Được cất nhắc lên vai trò quản lý, Sa Ly Ha càng phấn đấu nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Cùng tập thể giáo viên làm nhiều đồ chơi ở góc mở, tổ chức nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động giảng dạy mang tính khám phá, trải nghiệm giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia học tập, vui chơi và nuôi dưỡng ở trẻ lòng ham muốn đến trường, đến lớp mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cô thường xuyên theo dõi công tác giảng dạy, dự giờ giáo viên, kiểm tra đánh giá theo kế hoạch đề ra nhằm nâng cao tay nghề giáo viên, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra, cô còn gương mẫu thực hiện tốt quy chế, quy định của ngành, có tinh thần tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý chỉ đạo tốt hoạt động chuyên môn của giáo viên theo Điều lệ trường mầm non. Tham gia các hoạt động phong trào, hội thi do ngành phát động đạt giải cao; bản thân luôn nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nói về Sa Ly Ha, cô Nguyễn Thị Than (Hiệu trưởng Trường Mầm non dân tộc Chăm) cho biết: “Bên cạnh việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, cô Sa Ly Ha còn gặt hái cho trường rất nhiều thành tích nổi bật trong hoạt động phong trào văn hóa- văn nghệ. Trong suốt quá trình giảng dạy và công tác, cô là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”. Những nỗ lực của cô trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã được đánh giá, ghi nhận. Cô Sa Ly Ha là giáo viên 5 năm liền được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng bằng khen vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm học liên tục.
Vượt qua bao khó khăn để nuôi dưỡng giấc mơ đến trường và trở thành cô giáo, cô Saly Ha đã trở thành tấm gương để những gia đình đồng bào DTTS Chăm khác vượt khó vươn lên nuôi con ăn học thành tài.
Dạy học SGK dân tộc theo chương trình mới bắt đầu từ học kì II
Các tiếng dân tộc Khmer, Chăm, Êđê, Bahnar, Jrai, M'Nông, Mông, Thái, triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới bắt đầu từ học kì II năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó quy định việc thực hiện việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu của học sinh.
Đối với các tiếng dân tộc Khmer, Chăm, Êđê, Bahnar, Jrai, M'Nông, Mông, Thái, triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới bắt đầu từ học kì II năm học 2020-2021 đối với lớp 1. Các lớp còn lại (từ lớp 2 đến lớp 9), tiếp tục tổ chức thực hiện dạy học theo các chương trình và sách giáo khoa đã ban hành.
Đối với các thứ tiếng dân tộc chưa đủ điều kiện ban hành chương trình và sách giáo khoa mới thì vẫn tiếp tục thực hiện dạy học theo các chương trình và sách giáo khoa đã ban hành. Các địa phương thực hiện việc rà soát đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng DTTS chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
Tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS thực hiện chươngtrình và sách giáo khoa mới. Ưu tiên lựa chọn giáo viên tiếng DTTS có năng lực vàchuẩn chuyên môn nghiệp vụ để dạy chương trình và sách giáo khoa mới.
Bố trí ngân sách để mua sách giáo khoa tiếng DTTS và thực hiện cung cấp đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng DTTS cho học sinh. Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách đối với người dạy, người học tiếng DTTS theo quy định.
Ngoài 8 chương trình, sách giáo khoa tiếng dân tộc đã ban hành, các địa phương có đông người DTTS sinh sống, Sở GD&ĐT cần chủ động, tích cực tham mưu với UBND cấp tỉnh trong xây dựng kế hoạch, đề án dạy học tiếng DTTS và thực hiện đúng quy trình, thủ tục đưa tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh vào dạy học trong trường phổ thông theo quy định.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan như Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Đài phát thanh và truyền hình, các báo địa phương để xây dựng các sản phẩm sách, báo bằng tiếng nói, chữ viết DTTS nhằm cung cấp nhiều tài liệu tham khảo tiếng DTTS cho giáo viên và học sinh trong dạy và học tiếng DTTS ở trường phổ thông.
Tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở thôn, xã đặc biệt khó khăn; chính sách đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên; chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non...
Bộ Giáo dục yêu cầu kiểm tra trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội Bộ Giáo dục yêu cầu Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội làm rõ một số nội dung mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh, đăng tải trong các ngày 7 và 8/9/2020. Những ngày qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải loạt bài phản ánh về tình trạng đào tạo bát nháo tại...