Cô giáo cắm bản và hành trình ‘gieo chữ’ đầy gian nan nơi biên giới

Theo dõi VGT trên

Gian nan vất vả, thế nhưng với sự nhiệt huyết, yêu nghề, tình thương dành cho học sinh dân tộc, cô giáo Phạm Thị Liên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, dành trọn t.uổi trẻ để cống hiến cho sự nghiệp ‘trồng người’ nơi rẻo cao, biên giới.

Hơn 10 năm gắn bó với học sinh Bru – Vân Kiều

Bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), là một bản nghèo nằm sát biên giới Việt – Lào. Từ trung tâm xã Lâm Thủy vào bản Bạch Đàn khoảng chừng 10km nhưng đường đi thì hết sức khó khăn vì bùn đất lầy lội, sạt lở luôn rình rập.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 1

Con đường vào bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, nơi nhiều cô giáo công tác bùn lầy, thường xuyên gặp sạt lở

Giao thông cách trở, đời sống bà con người Bru – Vân Kiều ở bản Bạch Đàn cũng khó khăn, vất vả trăm bề. Nơi bản nghèo này hiện có 1 điểm trường tiểu học, thuộc Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy với 2 giáo viên và 18 em học sinh.

Trong số 2 giáo viên cắm bản Bạch Đàn thì cô Phạm Thị Liên (SN 1989) là người đã có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với học sinh dân tộc tại các bản làng Bru-Vân Kiều của xã Lâm Thủy. Từ bản Eo Bù – Chút Mút, Xà Khía, Tân Ly và nay là Bạch Đàn, nơi nào cũng có dấu chân của cô giáo Liên.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 2

Dù còn nhiều gian nan, vất vả, nhưng cô Liên vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày, mang tri thức về với các em học sinh vùng sâu, vùng xa

Theo chia sẻ của cô Liên, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quảng Bình vào năm 2011, cô đã bén duyên với mảnh đất Lâm Thủy và công tác tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy từ đó đến nay.

Nhớ lại những ngày đầu về công tác ở vùng biên giới, cô Liên bùi ngùi cho cho biết, cách đây 10 năm, các điểm trường ở Lâm Thủy chưa có điện, không sóng điện thoái, muốn vào bản cũng phải trèo đèo lội suối. Khó khăn chồng chất lại sống giữa núi rừng hoang vu, đã không ít lần cô giáo trẻ phải bật khóc vì nhớ nhà và tính đến chuyện bỏ nghề.

Thế nhưng, được sự động viên của các thầy cô giáo đi trước, sự nhiệt huyết, yêu nghề trong cô Liên lại trỗi dậy, tình thương đối với các cô, cậu học trò dân tộc dần giúp cô giáo trẻ chiến thắng những khó khăn, thử thách. Với những giáo viên cắm bản như cô Liên, bên cạnh việc học trên lớp, các cô giáo cũng thường xuyên phải gõ cửa từng nhà vận động phụ huynh và động viên các em không bỏ học lên rẫy, rồi đón từng em về lớp theo đuổi con chữ.

“Sau mỗi dịp nghỉ lễ, Tết hay nghỉ hè, tâm lý các em là không chịu đến lớp nên cô giáo phải đến tận nơi để vận động các em đến lớp. Có những lần các em theo bố mẹ vào rừng, lên rẫy, thầy cô cũng phải lên tận nơi khuyên bảo rồi đưa các em trở lại trường. Tôi chọn nghề giáo bởi vì muốn được đứng trên bục giảng, dạy học cho các em học sinh. Với tôi, được nhìn thấy các em tới trường mỗi ngày là món quà tinh thần lớn nhất”, cô Liên chia sẻ.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 3

Cô giáo Liên đến tận nhà, đón các em học sinh đến lớp

Những hi sinh thầm lặng

Video đang HOT

Đồng hành cùng cô Liên tại điểm trường bản Bạch Đàn còn có một nữ giáo viên khác. Cứ vào thứ 2 đầu tuần, 2 cô giáo lại “tay xách nách mang” vào bản, cuối tuần mới ra lại trung tâm. Ở điểm trường Bạch Đàn, vì không có nhà nội trú nên lớp học cũng là nơi ngủ lại qua đêm của các giáo viên cắm bản với nhiều bất cập, thiếu thốn.

Cô giáo Liên cũng cho biết, nhà cô cách nơi công tác đến 130km, do đó vài ba tuần cô mới có dịp về thăm nhà. Cả 2 vợ chồng đều là giáo viên, công tác xa nên điều băn khoăn lớn nhất vẫn là 2 đứa con nhỏ đang gửi gắm bà nội trông nom. Nếu như những ngày còn trẻ là nỗi nhớ nhà, thì giờ đây trong cô Liên lại “cồn cào” nỗi nhớ con nhỏ.

“Dạy ở bản đến cuối tuần mới có thể về xuôi, những khi gặp thời tiết xấu phải ở lại bản, nghĩ đến việc con ở nhà ngóng mẹ tôi lại tủi thân mà khóc. Thế nhưng cũng không biết phải làm thế nào vì công việc của mình như vậy đành chấp nhận. Cũng rất may là ở bản, chúng tôi được bà con thương mến, quan tâm nên cũng đỡ buồn”, cô Liên tâm sự thêm.

Với những người giáo viên cắm bản nơi biên cương Tổ quốc, để đưa được “con chữ” đến cho các em học sinh vùng sâu vùng xa, thực hiện phổ cập giáo dục, các cô giáo đã phải hy sinh t.uổi trẻ, đời sống tinh thần, vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thậm chí nhường cơm sẻ áo, đồng hành với học sinh.

Sự cống hiến của các giáo viên vùng biên viễn nói chung và ở xã Lâm Thủy nói riêng không thể kể hết bằng lời, chỉ có tận mắt chứng kiến, thì mới cảm nhận hết được những gian khổ và cả sự hi sinh vì sự nghiệp “trồng người” ở những nơi vùng cao, biên giới đầy gian khó.

Thầy Trương Như Thuần, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy cho biết, toàn trường hiện có nhà trường có 227 học sinh, 18 lớp và học sinh học ở 4 điểm trường (có 3 điểm trường lẻ).

Học sinh ở đây chủ yếu là đồng bào Bru – Vân Kiều, cuộc sống gia đình các em còn nhiều khó khăn nên hầu như việc học, phụ huynh đều “khoán trắng” cho nhà trường. Hiện trường có 120 em học sinh ở lại nội trú và được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 4

Cô Liên đã có hơn 10 năm cắm bản, đồng hành cùng học sinh Vân Kiều nơi biên giới

Theo thầy Thuần, ở các bản làng thuộc xã Lâm Thủy, đói nghèo cùng những hủ tục lạc hậu khiến nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn diễn ra, nhất là sau những ngày lễ, Tết, nghỉ hè. Do vậy, để duy trì sĩ số, các thầy, cô giáo phải đến từng bản, đi từng nhà gặp gỡ và thuyết phục gia đình cho các em trở lại trường.

Nhờ những nỗ lực của thầy cô nhà trường, năm học vừa qua, tỷ lệ huy động học sinh đến Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy của đạt 99,7% ở cả 2 cấp học.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới

Tại điểm trường Bạch Đàn, cuộc sống của các nữ giáo viên cắm bản vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Vào mùa mưa, đường vào bản thường xuyên sạt lở, chia cắt nhưng họ vẫn quyết tâm bán bản, đưa con chữ đến cho các em học sinh Bru-Vân Kiều.

Giữa tháng 11, chúng tôi có dịp đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Lâm Thủy nằm trên địa bàn biên giới xã Lâm Thủy, cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng hơn 80km.

Trường có 327 em học sinh (hầu hết là người đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều) theo học tại bốn điểm trường, gồm: Điểm trường trung tâm ở bản Xà Khía và ba điểm trường lẻ ở các bản Bạch Đàn, Eo Bù-Chút Mút và bản Tân Ly. Trong đó, điểm trường tại bản Bạch Đàn là điểm trường khó khăn nhất.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 1

Những ngày mưa, cô Phạm Thị Liên phải đi từng nhà vận động phụ huynh, đưa các em học sinh đến điểm trường. Ảnh: BT

Nhật ký t.uổi thanh xuân!

Nằm cách điểm trường trung tâm khoảng 10km đường rừng núi, đường đi vào bản Bạch Đàn vẫn khó khăn như ngày nào. Những con dốc sỏi dựng đứng lầy lội sau cơn mưa, cách một đoạn lại có vài điểm đất đá "âm ỉ" sạt lở hay khe suối cắt ngang như muốn níu chân chúng tôi vào bản.

Đến nơi, tận mắt chứng kiến những khó khăn, thiếu thốn của các nữ giáo viên nơi đây càng khiến chúng tôi cảm phục hơn ý chí và sự hi sinh thầm lặng mà họ dành cho các thế hệ học trò.

Tại điểm trường bản Bạch Đàn, hiện có tất cả 18 em học sinh gồm: 6 học sinh lớp 1 và 12 học sinh lớp 2. Hai nữ giáo viên được phân công cắm bản là cô Phạm Thị Liên (SN 1988, trú tại xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch) và cô Hoàng Thị Thúy Vân (SN 1991, trú tại xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 2

Những con dốc sỏi dựng đứng, sình lầy sau cơn mưa. Ảnh: BT

Với cô Phạm Thị Liên, đây là năm thứ 11 mà cô gắn bó với các em học sinh Bru-Vân Kiều trong vai trò giáo viên cắm bản.

Giữa bốn bề rừng xanh vùng biên viễn, cô đã gửi hết t.uổi thanh xuân của bản thân vào các thế hệ học trò, cùng không ít kỉ niệm về những lần bị ngã xe hay người lấm lem bùn sỏi.

"Năm 2011, tôi đến với các bản làng và các em học sinh theo học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Lâm Thủy, đến nay cũng đã 11 năm. So với các điểm trường khác thì bản Bạch Đàn là điểm trường khó khăn nhất, bởi vào mùa mưa đường sá đi lại rất khó khăn. Chúng tôi phải thường xuyên vượt qua những đoạn đường sạt lở, bùn lầy rất nguy hiểm mới có thể đến với điểm trường. Nhiều lần đi ra đi vào bị ngã xe, lấm lem bùn đất, nhưng đi nhiều, ngã nhiều rồi cũng quen", cô Phạm Thị Liên tâm sự.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 3

Cô Hoàng Thị Thúy Vân ân cần dạy dỗ các em học sinh Bru-Vân Kiều ở điểm trường Bạch Đàn. Ảnh: BT

Cũng tại điểm trường bản Bạch Đàn, cô Hoàng Thị Thúy Vân đến nay đã ngót nghét gần bảy năm gửi t.uổi thanh xuân cho các cô cậu học trò ở miền biên giới Lâm Thủy.

Vượt qua những khó khăn, nỗi niềm để thực hiện nhiệm vụ "trồng người" cao cả, cô Vân cùng đồng nghiệp vẫn đang ngày đêm miệt mài bám bản, bám lớp dạy con chữ cho các em học sinh Bru-Vân Kiều.

"Những năm đầu cắm bản, khung cảnh rừng núi thăm thẳm bao quanh trước mắt khác xa với những gì tôi mường tượng về một ngôi trường khang trang, đủ đầy tiện nghi khi còn ngồi trên giảng đường đại học. So với bản Eo Bù-Chút Mút, bản Tân Ly thì giảng dạy ở bản Bạch Đàn khó khăn hơn nhiều, nhất là vào mùa mưa.

Vì mùa này hay bị sạt lở, những dòng suối cuồn cuộn khiến tôi thực sự chẳng dám sang bờ bên kia. Nhưng rồi vượt qua tất cả những khó khăn thiếu thốn đó, chị em chúng tôi luôn động viên nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ 'trồng người'", cô Vân bộc bạch.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 4

Điểm trường Bạch Đàn hiện có 18 học sinh và hai giáo viên cắm bản. Ảnh: BT

Vì điều kiện đường sá đi lại khó khăn và quãng đường về nhà xa hơn 100km nên cô Liên, cô Vân thường xuyên phải ở lại tại điểm trường. Căn phòng học giảng dạy các em ban ngày cũng chính là nơi mà các giáo viên sinh hoạt, ăn ngủ sau mỗi buổi chiều muộn.

"Với những giáo viên cắm bản như chúng tôi thì chuyện ăn ở đều "tự cung tự cấp". Bữa cơm hàng ngày, đôi khi được các phụ huynh ở bản giúp cho con cá, nắm rau rừng mà quý hơn cả. Mỗi lần vượt rừng ra điểm trường trung tâm, chúng tôi đều tranh thủ mua gạo, mắm muối để dự trữ. Còn chỗ ngủ thì dùng tạm một góc của phòng học để nghỉ ngơi vì nhà ai cũng xa tận cả trăm cây số", cô Liên nói.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 5

Một đoạn đường nối vào điểm trường Bạch Đàn. Ảnh: BT

Nỗi niềm của người cô, người mẹ

Đều là người ở địa phương khác đến công tác nên những bữa cơm sum vầy cùng gia đình sau mỗi ngày làm việc đối với cô Liên và cô Vân luôn một điều xa xỉ. Để sứ mệnh "gieo chữ" cho các em học sinh nơi đây được trọn vẹn, các cô đã không ít lần phải gạt đi những giọt nước mắt nhớ nhà, thương con.

"Chồng tôi hiện cũng đang công tác tại điểm trường trung tâm Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Lâm Thủy. Do điều kiện công tác xa nên chúng tôi cũng ít có điều kiện về thăm nhà thường xuyên, hai con nhỏ đều phải trông cậy và bà nội đỡ đần từ khi con còn đỏ hỏn. Từ điểm trường Bạch Đàn về nhà hơn 100km nên vợ chồng chúng tôi cũng chỉ sắp xếp về vào ngày cuối tuần. Còn vào mùa mưa, đường sá sình lầy và sạt lở thì có khi hơn cả tháng mới được gặp các con. Nhiều lúc nhớ cũng chỉ biết ngắm con qua điện thoại", cô Phạm Thị Liên tâm sự.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 6

Tranh thủ ngày cuối tuần, vợ chồng cô Phạm Thị Liên vượt hơn 100km từ trường về nhà để thăm con. Ảnh: BT

Tương tự, đứa con đầu lòng của cô Hoàng Thị Thúy Vân năm nay cũng vừa bước vào lớp 1. Điểm trường Bạch Đàn cách nhà vợ chồng cô Vân hơn 70km nên cô cũng ít khi có dịp gần con, việc chăm sóc, dạy dỗ dường như "khoán" hết cho chồng và ông bà nội.

"Công tác xa nhà mà mỗi lần gọi về cho ông bà, nghe tiếng khóc ngặt nghẽo của con đúng thực sự tôi chỉ mong sớm đến hè để được ở gần với con. Chứ ở đây thiếu thốn trăm bề, nhiều khi muốn gọi video để ngắm con cũng khó vì sóng chập chờn. Nhưng dần dần với sự động viên, khích lệ của gia đình cùng tình cảm dành cho các em học sinh nơi đây nên tôi cũng dần làm quen", cô Vân tâm sự.

Nỗi niềm của những giáo viên gửi t.uổi thanh xuân nơi biên giới - Hình 7

Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các giáo viên cắm bản nơi đây vẫn luôn quyết tâm bám trụ để thực hiện sứ mệnh "trồng người". Ảnh: BT

"Bạch Đàn là một bản có điều kiện kinh tế rất khó khăn và thường xuyên xảy ra sạt lở gây chia cắt bản. Nên điều mà chúng tôi quan tâm nhất vẫn là mong muốn những đoạn đường xung yếu vào bản sẽ sớm được giải phóng, xây dựng để tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh đi lại, tránh những rủi ro vào mùa mưa bão.

Ngoài ra, nhà trường cũng rất mong muốn các cấp, các ngành tạo điều kiện xây dựng một nhà ở nội trú cho các giáo viên cắm bản nơi đây." thầy Ngô Mậu Tình, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Lâm Thủy mong mỏi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Lương Mỹ Kỳ bể nợ khóc sưng mắt, CĐM mắng nhiều hơn thương, Hoàng Thuỳ có giúp?
16:23:39 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Vợ Đức Tiến bức xúc khi bị nói ở ác với mẹ chồng, ngăn cản sang Mỹ thăm con trai
16:15:55 20/09/2024
Thùy Tiên đuối sức ngất xỉu, đội quân y cấp cứu khẩn cấp, ai cũng "xanh mặt"
17:05:59 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024
NTK Thái Công công bố chính thức kết hôn với bạn trai Huy Yves sau 10 năm đồng hành
19:09:08 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam phim Việt giờ vàng b.ị c.hê tơi tả vì diễn quá đơ, thoại như đọc thua cả diễn viên quần chúng

Hậu trường phim

21:45:28 20/09/2024
Bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ sau giai đoạn nhận cơn bão lời khen với hàng tá thành tích khủng thì thời gian gần đây, sức hút đã giảm rõ rệt một cách đáng buồn.

Jennie (BLACKPINK) tâm cơ "hạ bệ" Lisa, tham vọng soán ngôi em út trong nhóm?

Sao châu á

21:40:27 20/09/2024
Mới đây, Jennie đã có buổi phỏng vấn cùng Tạp chí danh tiếng Harper s Bazaar. Tại đây, nữ ca sĩ thu hút đông đảo sự chú ý từ người hâm mộ khi đ.ánh tiếng về sản phẩm âm nhạc sắp được trình làng

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

Độc lạ: Tặng váy ngủ xuyên thấu, tất lưới và áo cô dâu cho vùng lũ, CĐM cạn lời

Netizen

21:29:52 20/09/2024
Những ngày qua, người dân khắp nơi đều đang hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Bên cạnh quyên góp t.iền mặt, nhu yếu phẩm thì một số cá nhân còn ủng hộ cả những bộ trang phục.

Thượng úy cảnh sát hình sự ở Hà Nội bị 2 thanh niên đi xe máy tông nhập viện

Pháp luật

21:27:44 20/09/2024
Công an thị xã Sơn Tây đã triệu tập 8 đối tượng đi xe máy giải quyết mâu thuẫn, trong đó 2 đối tượng đã tông thượng úy Nguyễn Ngọc Khánh phải nhập viện cấp cứu.

Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội

Sao việt

21:20:53 20/09/2024
Quế Vân đăng ảnh bà con sống tại khu vực xóm trọ dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội để làm rõ vụ bị nói từ thiện chưa đúng nơi, đúng thời điểm. Tuy nhiên, thái độ sau đó khiến cư dân mạng tranh cãi.

Một nữ NSND 55 t.uổi khiến đàn em bất ngờ vì "vô cùng liều"

Tv show

21:12:31 20/09/2024
Mới đây, tại chương trình Our Song Việt Nam 2024, NSND Thanh Lam đã khiến toàn bộ đồng nghiệp và khán giả phải bất ngờ khi lần đầu nhảy rất sung trên sân khấu trong màn song ca bài hit Bùa yêu với đàn em Orange.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

Thế giới

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Vũ Ngọc Đãng đưa góc khuất làm dâu nhà giàu vào 'Cô dâu hào môn'

Phim việt

20:37:00 20/09/2024
Sau thành công của Chị chị em em 2 , đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ tiếp tục bắt tay thực hiện bộ phim điện ảnh Cô dâu hào môn .

Có gì mới trong 'Squid Game' phần 2 sắp lên sóng?

Phim châu á

20:21:41 20/09/2024
Mới đây, series phim Squid Game phần 2 đã phát hành đoạn trailer đầu tiên khiến người hâm mộ không thể ngồi yên .

Vương Anh Tú nói lý do muốn song ca với học trò Tuấn Hưng

Nhạc việt

20:11:38 20/09/2024
Sau khi theo dõi HippoHappy ở Ca sĩ mặt nạ mùa 2, Vương Anh Tú yêu mến giọng hát của Lâm Bảo Ngọc nên anh mong muốn cả hai có sản phẩm chung.