Cô giáo 9x lội suối, vượt đèo gần 40km “gieo chữ” nơi vùng cao
Vượt qua bao khó khăn, con đường gập gềnh sỏi đá và trải dài bùn đất khiến mỗi lần tới trường trơn ngã phải bỏ cả xe để kịp giờ lên lớp, cô giáo 9x – Đào Thùy Linh vẫn nguyện lên vùng cao “gieo chữ” cho các em học sinh.
Gần 5 năm nay, cô giáo Đào Thị Thùy Linh, sinh năm 1995 vẫn ngày ngày miệt mài gieo con chữ, chăm sóc tận tình cho các em nhỏ Trường mầm non Nậm Mười – xã Nậm Mười – Huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên Bái. Từ bỏ nhiều cơ hội ở môi trường làm việc tốt hơn, vượt qua những ngăn cản của gia đình, Thùy Linh quyết gắn bó với vùng cao – nơi không phải người trẻ nào cũng đủ can đảm bám trụ.
Trường mầm non Nậm Mười – Xã Nậm Mười – Huyện Văn Chân – tỉnh Yên Bái
Ở vùng núi phía Bắc, để trẻ em biết chữ, người thầy phải mang lớp học đến tận các thôn bản. Hàng ngày, cứ 4 giờ sáng, cô giáo Thùy Linh phải đi qua những con đường gập gành, sạt lở núi đá sau để đến trường cách nhà 40km.
Đường đến điểm Trường Mầm non Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn đầy gian nan, vất vả
Đào Linh tâm sự: “Những lúc trời mưa, đường rất trơn trượt, đi một đoạn bùn đất lại dính vào bánh xe không thể đi được. Để tiếp tục đi phải gạt hết đất ở bánh xe, rồi một người lái xe, một người đẩy phía sau. Không những thế, do tay lái yếu, đường lại trơn nên thường xuyên bị ngã xe, lúc đó chẳng nghĩ ngợi gì nhiều lúc bỏ cả xe để tiếp tục đến trường không muộn giờ lên lớp”.
Tình huống này không còn gì xa lạ với Linh, có lúc cô bất lực bật khóc muốn bỏ cuộc nhưng nghĩ đến các em nhỏ cơm không có ăn, áo không đủ ấm, Linh lại dặn lòng vực dậy.
Đoạn đường đến trường mùa mưa thường xảy ra sạt lở, dễ trơn trượt và bị ngã thường xuyên
Video đang HOT
Tuy quãng đường từ nhà đến trường xa xôi nhưng đi mãi cũng thành quen, trường mầm non Nậm Mười nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi sừng sững, điểm trường được dựng lên bằng những vật liệu thô sơ như tre, gỗ. Ở đây mọi cơ sở vật chất, các em học sinh đều đặc biệt khó khăn.
Đào Linh kể lại: “Lựa chọn lên vùng cao, khoảng thời gian đầu chỉ khóc là khóc, bếp và nhà ở quá tạm bợ, mình không tưởng tượng ra được, mưa gió vẫn bị dột, dù đã chuẩn bị hết tinh thần rồi nhưng không nghĩ nó như thế này. Tuy nhiên, cũng may thời điểm mình mới đi làm cũng mới cưới chồng, hai vợ chồng son chưa có mặt con nào nên việc đi giảng dạy của mình cũng thuận hơn, chồng cũng thông cảm cho đam mê đối với nghề giáo của mình.
Bữa trưa của các cô giáo Trường Mầm non Nậm Mười
Bữa ăn hàng ngày thiếu thốn của các cô giáo chỉ vỏn vẹn 2 món
Dù có vất vả, khó khăn, lội suối vượt đèo thì cứ nghĩ đến ánh mắt của các con, những lúc ăn uống khó khăn, chỉ toàn ăn cá khô, hãy vài sợi mì tôm thay canh, nhà nào khá giả hơn thì có trứng để ăn, thậm chỉ thời tiết đông lạnh giá khắc nghiệt còn không đủ quần áo ấm để mặc. Xót xa, thương lắm, nhiều lúc rơi nước mắt. Chính vì vậy, lại càng làm động lực cho mình không thể từ bỏ nơi đây”.
Hình ảnh các em học sinh Trường Mầm Non Nậm Mười- Xã Nậm Mười- huyện Văn Chấn
Dẫu núi cao vực sâu đến mấy, nhưng ở đâu có tình yêu thương, có sự hi sinh cố gắng thì ở nơi đó ắt có niềm hạnh phúc. Cô giáo Linh cũng như những thầy cô giảng dạy ở vùng cao như những ngôi sao nhỏ tỏa tình yêu thương lấp lánh cho các em bé còn gặp nhiều khó khăn ở núi rừng Tây Bắc này.
“Có những lúc mưa kéo dài nhiều ngày, mình và thầy cô cùng công tác tại Trường Mầm non Nậm Mười cũng phải ở lại bản. Xa gia đình, nhiều lúc rất khó khăn, có công việc bận cũng không thể về được vì phải giảng dạy, mọi người quen dần với khái niệm xa gia đình và dần dần có động lực hơn, niềm tin ngày một lớn hơn.
Nghề giáo là một nghề đặc biệt, khác lại với các nghề khác… Một phần quan trọng của nghề đó là làm thầy cô không thể nhận chức sắc, tiền bạc, vật chất là mục tiêu của nghề. Điều mong nhận lại phải xuất phát từ tấm lòng mà một người thầy người cô chân chính phải hi vọng và tự hào khi có được nó” – cô giáo Linh cho biết.
Người thầy giáo lặng thầm gieo chữ nơi 'trời cao đất thấp'
Bản Phà Nọi, xã Đoọc Mạy là bản xa xôi, hiểm trở của huyện biên giới Kỳ Sơn. Ở nơi trời cao đất thấp này, thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn đang âm thầm gieo chữ, xây ước mơ cho những em học sinh người Mông.
Đoọc Mạy là xã biên giới của huyện Kỳ Sơn, nằm tiếp giáp với nước bạn Lào, được xem là một trong những nơi cư trú đông đúc của cộng đồng người Mông. Đây cũng được xem là nơi "trời cao đất thấp" với khí hậu phức tạp, mùa mưa lầy lội, mùa hè khô khốc còn mùa đông giá rét, nhiều năm có tuyết rơi. . Ảnh: Hoài Thu
Con đường đến xã Đoọc Mạy vô cùng gian nan, vất vả. Đường lầy lội, có nhiều con dốc thẳng đứng, vào những ngày mưa đi bộ cũng khó mà qua được. Thế nhưng, đã hơn 20 năm nay thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn vẫn miệt mài để "ươm mầm" những con chữ cho mảnh đất này. Thầy Nguyễn Trọng Toàn, sinh năm 1979, trước khi lên với bản Phà Nọi vào năm 2020, đã có nhiều năm công tác tại các bản ở xã biên giới Đoọc Mạy. Ảnh: Đức Anh
Điểm trường bản Phà Nọi chỉ có duy nhất 1 giáo viên - là thầy Toàn. Vì vậy, thầy phải làm mọi việc, từ lao công, dọn dẹp lớp học đến đánh trống trường... Hàng ngày, thầy Toàn dậy sớm lau bàn ghế, quét dọn phòng học để đón các em học sinh. Niềm vui của thầy chỉ đơn giản là mong muốn các em đến trường đầy đủ, không có em nào ốm đau hay bỏ học để lớp học luôn rộn vang tiếng cười. Ảnh: Đức Anh
Bằng tình yêu chân thành với các trò nhỏ, thầy Toàn đã âm thầm truyền lửa sự học các em niềm yêu thích khi mỗi ngày được đến trường. Ảnh: Đức Anh
Vì sĩ số học sinh lớp 1 chỉ có 6 em, lớp 2 chỉ có 4 em, nên thầy Toàn phải gộp 2 lớp lại để thành 1 lớp ghép. Dạy cả 2 lớp cùng lúc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bởi làm sao bài giảng ở mỗi lớp phải luôn liền mạch, luôn tạo được sự thích thú, chăm chú nghe giảng của các em. Ảnh: Đức Anh
Bản Phà Nọi là bản chưa có điện nên việc học của các em phải phụ thuộc vào thời tiết. Hôm nào buổi sáng trời nhiều sương, ánh sáng yếu thì các em phải vào học muộn. Ảnh: Đức Anh
Để dạy cho các học sinh ở đây ngoài sự hy sinh, chịu khó, thầy Toàn còn phải gần gũi với các em, hiểu được tính cách từng học sinh. Trong mỗi bài giảng thầy gửi trọn tình yêu, trách nhiệm của mình vào đó với mong ước các em ngày càng học tập tiến bộ hơn. Ảnh: Đức Anh
Các em học sinh người Mông chăm chỉ nghe thầy Toàn giảng bài. Ảnh: Đức Anh
Ngoài giờ học thầy và trò cùng nhau chăm sóc vườn rau. Đây cũng là việc làm mà thầy Toàn muốn giúp các em học sinh có thêm kỹ năng sống. Ảnh: Đức Anh
Phải sống ở nơi xa xôi, heo hút, thầy Toàn phải tự mình làm tất cả từ nấu ăn, dọn dẹp nhà, lớp học... Thầy Toàn chia sẻ: "Cả ngày được gần gũi chăm sóc các em cho nên cũng bận rộn. Ngày xưa khi mới lên đây, mình cũng nhớ nhà lắm, nhưng bây giờ đã quen, thương các học trò vùng cao còn nhiều thiếu thốn, mỗi ngày thầy Toàn càng gắn bó và "yêu" cái khó khăn, vất vả ở nơi đây. Cuộc sống mỗi ngày của thầy Toàn cũng đơn giản lắm, sớm mai dậy sớm nấu nồi cơm cho cả ngày, còn thức ăn thì có gì ăn nấy thôi, không cầu kỳ". Ảnh: Đức Anh
Ban đêm không có điện nên tranh thủ vào buổi trưa là thời gian để thầy Toàn soạn bài lên lớp cho ngày mai. Vẫn biết cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng với tình yêu con trẻ, thầy Nguyễn Trọng Toàn vẫn ngày đêm miệt mài để "ươm mầm" con chữ cho các em. Ảnh: Đức Anh
Người thầy xứ Nghệ 12 năm gieo chữ nơi vùng "đất lửa" Trong 12 năm công tác, thầy Phan Hoàng Bách đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của Quảng Trị, kèm theo đó là những đóng góp cho các hoạt động cộng đồng, vì học sinh nghèo nơi rẻo cao tỉnh này. Cứ vào năm học mới, thầy Bách lại kết nối với các tổ chức trao áo ấm cho các...