Cô giáo 82 tuổi: ‘Không cần giấu nước mắt khi nghe giảng’
Theo cô Đàm Lê Đức, những giọt nước mắt rơi khi nghe cô giảng bài là những giọt nước mắt nhận thức và thấu hiểu nên nó vô cùng quý giá.
Dù đã 82 tuổi, cô Đàm Lê Đức vẫn bận rộn với công tác giảng dạy của mình. Đặc biệt hơn hết, đó là những bài học về đạo đức khiến nhiều teen cảm động.
- Ở tuổi 82 khi nhiều người an hưởng tuổi già bên con cháu thì cô lại đi dạy. Lý do gì khiến cô vẫn tiếp tục công việc của mình?
- Đối với cô, dạy học là một niềm say mê. Cô rất yêu trẻ con, mỗi lần nhìn thấy trẻ là chỉ muốn xoa đầu. Dạy để khám phá, trải nghiệm, học hỏi và khẳng định mình sống tốt, yêu đời, yêu nghề. Đó là một niềm vui.
- Vậy cô dự định đến khi nào sẽ “gác phấn”?
- Đến năm 90 tuổi, cô sẽ chia sẻ bớt công việc điều hành và quản lý với các thành viên khác. Cô chỉ dừng lại ở mức cố vấn. Riêng việc dạy học, cô vẫn sẽ tiếp tục dạy, dạy đến khi nào mình không thể đứng lớp nữa mới thôi.
Cô Đàm Lê Đức.
- Tại sao cô lại lựa chọn dạy môn Đức dục mà không phải là dạy Toán đúng với chuyên môn của mình?
- Mặc dù chuyên môn của cô là Toán, nhưng nếu dạy Toán thì cô có thể nhờ những thầy cô khác dạy thay, và mình dùng thời gian đó để suy nghĩ về những đường lối, hướng phát triển cho trung tâm, cho trường như vậy sẽ tốt hơn. Dạy đạo đức vì cô nghĩ đó là một môn học rất cần thiết với tất cả mọi người, nhất là đối với các bạn trẻ.
Video đang HOT
- Cảm nhận của cô về quá trình tiếp thu môn học này của các bạn trẻ như thế nào?
- Trước khi tham gia lớp học, nhiều bạn thường có những suy nghĩ không đúng về những giá trị tình cảm gia đình. Ví dụ, có một số bạn nghĩ rằng, cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, cung phụng cho mình. Các bạn cũng không tưởng tượng được về công lao dưỡng dục của cha mẹ lớn như thế nào. Nhưng chính từ những bài giảng, những ví dụ và chứng minh thực tế thì các bạn dần hiểu ra. Trong những bài thu hoạch sau giờ giảng có nhiều bạn chia sẻ rằng: Tại sao con không được học cô sớm hơn, như vậy con đã thay đổi từ sớm.
Cô Đức trong buổi sinh hoạt với học sinh của trường.
- Có nhiều bạn nói rằng đã khóc khi nghe những bài giảng của cô?
- Chuyện các bạn khóc khi nghe giảng là chuyện thường xảy ra. Cả con trai cũng khóc, nhưng các bạn khéo léo lấy tay quệt nước mắt không cho mình thấy. Lúc đó, cô mới chia sẻ với các bạn rằng, không cần phải che giấu những giọt nước mắt ấy, khi mình đã hiểu những giá trị về đạo đức đâu con ạ!
- Không ít các bạn trẻ hiện nay lơ là với các giá trị đạo đức. Thậm chí có bạn còn lên mạng dùng những lời lẽ không hay nói về ba mẹ, thầy cô và người thân. Ở góc độ, của một nhà giáo lão thành, gắn bó nhiều năm với công tác giảng dạy, ý kiến của cô thế nào vấn đề này?
- Cô nghĩ vấn đề giáo dục tại gia đình rất quan trọng. Có không ít bạn chia sẻ rằng, ba mẹ lo đi làm suốt, kiếm thật nhiều tiền mà không dành thời gian cho các bạn. Các bạn muốn có được một bữa ăn chung với gia điình, muốn có được những cuộc nói chuyện thân mật cũng khó. Trẻ thì luôn nghĩ mình lớn hơn độ tuổi đó, còn ba mẹ thì nghĩ trẻ vẫn còn nhỏ so với độ tuổi thực tế. Ví dụ, trẻ 13 tuổi thì nghĩ mình đã 15 tuổi, còn ba mẹ thì nghĩ trẻ chỉ mới 10 tuổi. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa hai thế hệ cứ dài ra.
Bố mẹ cần phải gương mẫu và làm tấm gương tốt trong quá trình giáo dục con cái. Cần kèm cập theo sát và định hướng cho các bạn.
Cô Đức và giáo sư Trần Văn Khê trong buổi nói chuyện với học sinh.
- Như vậy, giáo dục ở nhà trường là không đủ…
- Đúng vậy. Cần có sự giáo dục của gia đình và yếu tố này rất quan trọng. Có lần thấy bố mẹ đưa trẻ đến trung tâm. Sau khi xuống xe thì các bạn chạy một mạch vào lớp, hay từ lớp học ra thì nhảy tót lên xe ngồi, không có những hành động, lời nói cảm ơn bố mẹ, thì cô có trò chuyện với các bạn điều này. Có bạn thay đổi, khi bố đến đón thì ôm cổ nói cảm ơn bố, nhưng ngược lại ông bố càu nhàu và tỏ vẻ không hài lòng. Chính vì vậy, mà cô đã thành lập ra câu lạc bộ cha mẹ và nhờ các thành viên của Hội quán các bà mẹ đến chia sẻ về cách giáo dục con cái. Không chỉ làm thay đổi nhận thức của trẻ mà cả phía gia đình cũng phải có những thay đổi về cách giáo dục con cái, như vậy mới đạt được hiệu quả.
- Cô nghĩ cách dạy có tác động như thế nào đối với việc tiếp thu những bài giảng của những bạn trẻ?
Nó có tác động rất lớn. Tùy đối tượng mà mình có những cách giảng dạy khác nhau. Vì vậy mà có nhiều người ngạc nhiên khi thấy cô cùng nói về một vấn đề nhưng lớp này thì giảng bằng vấn đề thế này, lớp kia thì giảng bằng cách khác.
- Cô có thể chia sẻ bí quyết giúp cho những bài giảng của mình vừa sinh động lại vừa sâu sắc được không?
- Mình phải có sự say mê. Nói bằng tất cả tấm lòng yêu thương của mình, phải nhuyệt huyết trong bài giảng. Chưa bao giờ cô đến lớp mà ngồi giảng trừ những lúc điểm danh. Thầy cô cần coi giáo dục không phải là nghề mà là một sứ mạng. Phải dạy cho trẻ có một trái tim nhân hậu, tấm lòng trung thực, bộ óc bén nhạy và không ngừng khám phá và khả năng vận dụng lý luận vào thực hành.
- Nhiều bạn nói rằng, khi nghe cô giảng, các bạn ấy rất thích và thấy thú vị vì cô hay đọc thơ khi giảng bài. Cô thích thơ hay còn có lý do nào khác?
- Cô thích thơ lắm. Ngày xưa dạy toán, cô thường biến những công thức toán thành những bài thơ, giúp cho học trò dễ hiểu và nhớ lâu. Không chỉ trong những bài giảng mà trong những buổi sinh hoạt với học trò, đồng nghiệp… cô cũng thường hay đọc thơ. Những buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt với các bạn học sinh cô đều làm một bài thơ tặng các bạn. Chính vì vậy, các bạn học trò đều mong đến thứ hai gặp cô Đức nghe cô đọc thơ.
Theo Tiin
Biết cách tự học
Để tích lũy được nhiều kiến thức, học sinh phải tìm cho mình phương pháp tự học tốt nhất.
Tạo tính độc lập
Nhiều giáo viên cho rằng cách học của phần đông học sinh (HS) hiện nay chưa mang lại hiệu quả cao. HS còn quá phụ thuộc vào bài giảng của thầy cô trên lớp, dẫn đến thụ động và ít sáng tạo trong học tập, không tạo cho mình thói quen độc lập trong suy nghĩ. Tiến sĩ Mai Ngọc Luông, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục phổ thông - Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chỉ ra rằng: "Nhà trường và phụ huynh cần sớm rèn luyện kỹ năng tự học cho HS, bởi điều này sẽ giúp HS có được những kiến thức cơ bản, nền tảng, bước đệm trong quá trình lĩnh hội những kiến thức ngành nghề tương lai. Ngoài ra, tự học còn giúp HS có tính độc lập cao, chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề...".
Mỗi môn học có yêu cầu riêng nên HS cần phải có phương pháp thích hợp. Trần Nguyễn Trường Sinh, du HS tại Phần Lan chia sẻ: "Trước khi đến lớp, cần đọc trước nội dung chương mục, ghi câu hỏi, cố gắng đề xuất câu trả lời, sau đó đối chiếu với câu trả lời của thầy cô, bạn bè. Tham gia giờ học đầy đủ và ghi chép các ý chính, các ý phát triển... một cách có hệ thống. Sau buổi học cần làm bài tập, tự học qua sách, tài liệu từ internet một cách nghiêm túc".
Để có kết quả học tập tốt, học sinh cần có phương pháp tự học hợp lý - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Không học nhồi nhét
Trần Đức Hưng, thủ khoa năm 2012 của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khẳng định: "Nhồi nhét không phải là thói quen học tập tốt, nó khiến bạn cảm thấy bị áp đảo với số lượng tài liệu phải học và làm giảm hứng thú trong việc học tập. Vì vậy, học tuần tự từng bài, bài nào xong bài đó, tuyệt đối không để dồn đến kỳ thi mới học. Để việc tự học đạt kết quả nên tránh tiếng ồn. Sáng sớm, khi mọi người còn ngủ, sẽ là lúc tốt để học và nên vô hiệu hóa kết nối internet để không bị những trang web và mạng xã hội cám dỗ... Nếu không có phòng riêng hoặc ở chung phòng với ai đó, bạn có thể vào thư viện hoặc tìm cho mình một nơi yên tĩnh ngồi học đối mặt với một bức tường để không bị phân tâm".
Còn Vũ Thị Ngọc Hà, HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), giải nhất kỳ thi HS giỏi quốc gia môn văn, đưa ra tình huống: "Đôi khi bạn đang cố gắng học nhưng dường như tâm trí lại đang ở nơi nào đó, bạn thấy khó để hiểu những gì đang đọc ngay cả khi bạn đọc đi đọc lại nó nhiều lần. Một trong những cách để ngăn chặn những suy tưởng miên man, mơ mộng này là đọc thành tiếng hay có thể gạch chân đánh dấu các chú ý quan trọng trong tài liệu của mình. Như vậy sẽ giúp chúng ta tập trung hơn".
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - khuyên đừng nên học bài khi dạ dày trống, bụng đói cồn cào. Nên ăn một chút trước khi ngồi vào bàn học nhưng đừng ăn quá nhiều, có thể bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc lừ đừ. Trong khi đó, theo ông Cao Huy Thảo - Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc, muốn có kỹ năng tự học và không phụ thuộc nhiều vào bài giảng trên lớp, HS cần có kế hoạch học tập hợp lý, một công cụ ghi nhớ thật khoa học, phân chia lượng thời gian học tập ở trường và ở nhà cân đối. Trên hết là phải kiên trì, chịu khó.
Theo thanh niên
Để sinh viên không còn "sợ" Logic học Môn học này hiện nay còn rất hạn chế, một phần do sinh viên "sợ", "ngại" môn học trừu tượng, khô khan; giảng viên cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tăng hấp dẫn trong bài giảng của mình. Logic được nhận định là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giúp sinh viên rèn luyện và...