Cô giáo 30 năm ngoài đảo kể chuyện quà tết là gói mì chính, chai nước mắm
Quà tết mà mỗi giáo viên nhận được từ nhà trường là chai nước mắm, gói mì chính và lời chúc còn vụng về của các em học sinh thân yêu.
Cô Nguyễn Thị Bích Thủy (đứng) hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Lại Sơn (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) (Ảnh: Đăng Lương)
Đã hơn 30 năm trôi qua, biết bao thăng trầm trong nghề nghiệp, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy (sinh năm 1967), trường Tiểu học Lại Sơn, ấp Thiên Tuế, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang vẫn luôn nhiệt huyết, yêu nghề giúp nhiều thế hệ học trò trưởng thành.
Sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo hiếu học tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, năm 1987 sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, cô Bích Thủy xuống Kiên Giang học khóa sư phạm cấp tốc, rồi ra trường công tác tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cho đến nay.
Bản thân là nữ nên quyết định ra đảo công tác của cô gái trẻ hồi đó gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của gia đình nhưng với lòng yêu nghề, cô giáo trẻ đã cố gắng thuyết phục cha mẹ và quyết tâm đến công tác tại một xã đảo hẻo lánh, nghèo khó của tỉnh Kiên Giang.
Tình nguyện ra đảo, biết là sẽ nhiều khó khăn đang chờ phía trước, nhưng cô nữ sinh mới ra trường ấy vẫn không khỏi choáng váng vì những thiếu thốn nơi biển khơi.
Quanh đảo là đường đất đầy sỏi đá, những vách núi cheo leo. Điện không có, nước vô cùng thiếu. Giáo viên không có giường để nằm. Chỗ ngủ của các cô chính là bàn ghế.
Sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như thế nhiều người không thể chịu được đã rời bỏ về với đất liền nhưng cô giáo trẻ Bích Thủy vẫn quyết tâm bám trụ Lại Sơn.
Cô Thủy kể, mỗi lần chùn bước, những ánh mắt học trò ngây thơ ở đây, sự nghèo khó và thiệt thòi của các em lại hiện lên trước mắt, thôi thúc cô phải bù đắp phần nào.
Video đang HOT
Cứ như thế, lòng yêu nghề và tình yêu với trẻ đã khiến cô giáo trẻ ấy cứ mải mê với hết thế hệ học trò này đến lứa học trò khác trên đảo Lại Sơn.
Được biết, khi mới ra trường, cô Bích Thủy được phân công giảng dạy ở trường phổ thông cơ sở Lại Sơn, huyện đảo Hòn Sơn trong vòng 4 năm. Sau đó, năm 1991, cô chuyển sang giảng dạy ở cấp Tiểu học.
Hồi đó, ở các xã đảo của tỉnh Kiên Giang thiếu giáo viên trầm trọng nên hàng ngày cô Thủy và các đồng nghiệp khác được phân công dạy tăng cường 3 ca/ngày, không có thời gian nghỉ trưa nên giáo viên chỉ tranh thủ ăn cơm trong lúc học sinh ra chơi.
Đến tối, cô giáo trẻ lại đi dạy xóa mù chữ cho các em và ngư dân chưa biết chữ trên địa bàn xã đảo Lại Sơn.
“30 năm trôi qua, biết bao thăng trầm trong nghề nghiệp và cũng biết bao thế hệ học trò đã lớn lên và trưởng thành, nhiều khi nghĩ về những năm tháng đã qua, tôi cũng không hiểu sao mình có thể vượt qua một cách rất nhẹ nhàng.” cô Thủy vui vẻ tâm sự.
Cô Thủy nhớ lại: Những năm 1987, 1988… khi đó giáo viên thiếu trầm trọng, ngày dạy 2 lớp, cô Thủy đến dạy xóa mù chữ cho các em và những ngư dân chưa biết chữ trên địa bàn xã đảo.
Khi đó, ngoài công tác giảng dạy thì cô giáo trẻ này còn được lãnh đạo trường phân công làm công tác Đoàn thanh niên và công tác Tổng phụ trách Đội, hai tuần lễ đi sinh hoạt ở điểm lẻ 1 lần.
Mỗi lần đi công tác ở điểm lẻ, cô thường trèo qua núi trong thời gian 3 đến 4 tiếng đồng hồ mới tới nơi.
Nói về ngày Tết, với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Bích Thủy cho hay: “Quà tết mà mỗi giáo viên nhận được từ nhà trường là chai nước mắm, gói mì chính và lời chúc còn vụng về của các em học sinh thân yêu”.
“Tết của những giáo viên như chúng tôi đơn giản là vậy nhưng đó lại là tình cảm không gì có thể sánh được. Và chính những điều giản dị ấy đã giúp tôi vượt qua khó khăn và nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục vùng đảo này”, cô Thủy tâm sự.
Theo Giaoduc.net
Chuyện "ngược đời" thầy cô đi tết... học trò
Những ngày Tết đến xuân về, nếu như ở thành phố, người Việt Nam, người người, nhà nhà đi mua sắm để chuẩn bị chu đáo cho cái Tết sum vầy thì ở vùng cao Tây Bắc, trước khi nghỉ Tết, các thầy cô giáo lại có những chuyến "ngược sơn" đến những bản nhỏ. Đó là những chuyến đi Tết học trò, chuyện tưởng như "ngược đời" nhưng lại diễn ra hàng năm đối với giáo dục vùng cao.
ảnh minh họa
Những chuyến "ngược sơn"
Tết thầy là đạo lí ngàn đời của con người Việt Nam. Mỗi khi xuân về, đạo lí ấy lại được những người học trò thực hành, dành bao tình cảm kính trọng và biết ơn đối với thầy cô. Song, ở vùng cao Tây Bắc, hình như đạo lí ấy lại có chiều ngược lại, thầy cô trước khi nghỉ Tết lại lên núi thăm và tặng quà Tết cho học trò. Đó là những chuyến đi thể hiện tình cảm, sự quan tâm của thầy cô đối với những học trò nghèo ở trong các bản vừa sâu, vừa xa.
Chương trình mang Tết đến cho học trò nghèo ở những bản xa được các nhà trường vùng cao Tây Bắc chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó.
Trên cơ sở khảo sát các đối tượng học sinh thuộc diện con em đồng bào các dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong học tập, các nhà trường đã thành lập các đoàn giáo viên về tận các bản xa để động viên, tặng quà và chúc Tết gia đình học trò. Công việc ấy thật ý nghĩa khi các thầy cô đã không quản đường xa, suối sâu để đến nhà học trò, gặp phụ huynh học sinh và nắm bắt hoàn cảnh của các em.
Tuy ở nơi "sơn thẳm" xa xôi, khó khăn của huyện Bảo Yên (Lào Cai) nhưng năm nào cũng vậy, thầy cô giáo Trường PTDT bán trú THCS Tân Tiến đều tổ chức Tết dân tộc, gói bánh chưng và "gom góp" được chút tiền để mua quần áo rét, mũ len và quà Tết để tặng cho học trò nghèo ở những bản xa trường.
Học trò thì ở xa, tận những bản với những cái tên nghe qua đã thấy hoang vu như Cán Chải, Nặm Phầy, Nặm Hu, đường đi toàn dốc đèo nhưng không sao thắng nổi tình thương của thầy cô nơi đây mỗi khi Tết đến xuân về. "Nhận được quà của thầy cô, học trò mừng lắm, lại vui nữa vì các em hiểu rằng đó là sự quan tâm của thầy cô", một cô giáo .
Còn ở Trường THPT số 3 Bảo Yên (Lào Cai), một ngôi trường vùng cao còn nhiều khó khăn, học trò đa số là người dân tộc Tày, Mông, Dao, hoàn cảnh sống và học tập của các em cần nhiều sự quan tâm.
Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán hằng năm, dù tiết trời có lạnh buốt da thịt, đường vào bản có khi phải lội suối, nước lạnh đến thâm tím da thịt nhưng các thầy cô nơi đây không quên đi chúc Tết và tặng quà gia đình học trò. Nhà trường đã chia thành nhiều nhóm thầy cô giáo để đến được các bản nhiều hơn, nhanh hơn.
Cách đến bản chủ yếu bằng xe máy nhưng chỉ được nửa đường, đoạn còn lại thì đi bộ vào. Có những đoạn đường lầy lội, đi bộ cũng khó, có đoạn dốc thẳng đứng như đường lên trời vậy. Thế nhưng, không Tết nào, thầy cô Trường THPT số 3 Bảo Yên không đến với học trò, mang không khí Tết vào những bản nhỏ. Mỗi chuyến đi chúc Tết học trò là một sự trải nghiệm quan trọng để thầy cô thấu hiểu học trò hơn.
Thầy giáo Nguyễn Sỹ Tuấn : "Đến bản Mông Lùng Ác với đoạn đường gần 20 cây số ngược dốc núi rồi lại xuôi phía dốc núi bên kia chừng 10 cây số nữa mới đến được nhà học sinh. Đến đây, mới thực sự cảm thông với các em và nhận thấy ý chí học tập của các em đáng quí biết mấy. Chúc Tết gia đình, phụ huynh và học sinh thêm phấn khởi để đón một cái tết đầm ấm".
Bên bếp lửa hồng
Đầm ấm biết bao khi vượt qua những chặng đường xa, thầy cô giáo đến với học trò nghèo để thăm và chúc Tết. Không gian nhà sàn chênh vênh bên sườn non như thêm sự ấm áp. Tiết trời rét buốt, phụ huynh chỉ biết đón thầy cô giáo bên bếp lửa bập bùng giữa căn nhà sàn.
"Cùng phụ huynh, nhóm học sinh ngồi bên bếp lửa hơ tay, tiếng lửa cháy lép bép, tiếng phụ huynh tâm sự về gia cảnh của mình, tiếng học trò thỏ thẻ nghe sao mà ấm áp nghĩa tình", thầy giáo Nguyễn Anh Vũ (Bảo Yên - Lào Cai) khi đến chúc tết học trò nghèo ở bản Tày.
Không khí sum vầy ấm áp bên bếp lửa ở những bản nhỏ khiến chúng tôi nhớ đến hình ảnh những cô giáo bản Mèo ngày xưa trong bài hát Cô giáo về bản ngồi đọc tin thắng trận cho dân bản nghe bên bếp lửa, cùng dân bản lên rẫy trồng ngô trồng lúa.
Bên bếp lửa hồng, thầy cô giáo động viên phụ huynh, nói những lời chúc Tết, động viên và dặn dò học trò sau Tết nhớ xuống trường học tập. Những lời ấy tưởng như là những lời trò chuyện đơn thuần nhưng thực chất lại là những lời căn dặn hết sức quan trọng của thầy cô.
Những chuyến ngược sơn chúc Tết học trò, đối với các thầy cô giáo vùng cao không đơn thuần là chuyện chúc Tết mà còn là dịp để nắm bắt hoàn cảnh học trò, tiếp thêm động lực cho các em xuống trường học chữ.
Theo Giaoducthoidai.vn
Ngành Giáo dục Hà Nội tặng hơn 750 triệu tặng quà Tết cho cán bộ, giáo viên hoàn cảnh khó Nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, Công đoàn ngành Giáo dục TP Hà Nội tổ chức tặng quà cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn với tổng số tiền 756 triệu chín trăm nghìn đồng. ảnh minh họa Trong đó, ngành Giáo dục TP Hà Nội hỗ trợ 628 triệu chín trăm...