Cô gái xương thủy tinh dùng xe lăn đi thi đại học
Bị xương thủy tinh, thí sinh Trần Thị Hải khao khát trở thành lập trình viên. Trước khi đến với kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cô gái đã trải qua rất nhiều khó khăn.
Thí sinh Trần Thị Hải (sinh năm 1996, đến từ Ba Vì) khi sinh ra đã bị xương thuỷ tinh giống anh trai mình, di truyền từ bố. Bệnh này xương dễ gãy, em đã phải nghỉ 2 năm rồi mới tiếp tục theo học.
Hải không thể tự đi lại bằng đôi chân của mình, phải nhờ tới sự trợ giúp của mọi người khi di chuyển.
Hải chia sẻ: “Thời gian đầu nhờ người khác giúp di chuyển em cũng rất ngại với người lạ. Nhưng rồi khi đi học và đi thi, em được rất nhiều các anh chị, các bạn giúp đỡ nên cảm thấy hạnh phúc và may mắn”.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Hải may mắn vì có cả mẹ và em gái cùng đi thi. Hai chị em có cơ hội trao đổi bài trong phòng ký túc xá.
Em gái của Hải là Trần Thị Hà (sinh năm 1998). Hà thi cùng chị đợt này. Hai chị em mỗi người đều có một mục tiêu riêng, nhưng luôn gắn bó bên nhau.
Hải học tốt hơn nên hỗ trợ em gái rất nhiều trong lúc ôn.
Video đang HOT
Em tâm sự: “Vì luôn có bố mẹ và các em, gia đình ở bên nên em cảm thấy mình không đến nỗi quá thiệt thòi. Em cảm thấy có nhiều niềm vui khác so với việc lúc nào mình cũng tự ti về bản thân, lúc nào cũng chỉ chìm trong bóng tối. Và em nghĩ vì gia đình mà học tập chính là con đường sáng để em đi theo”.
Tấm gương cho Hải noi theo để không bao giờ nản chí chính là người bố và anh mình. Cả hai người đều bị xương thủy tinh nhưng bố Hải đã vượt khó, làm ở cửa hàng điện tử để nuôi con cái ăn học. Còn anh trai Hải có thành tích học tập rất tốt tại Học viện Bưu chính Viễn thông.
Một cán bộ của trường cao đẳng vào thăm ký túc xá và động viên tinh thần của các thí sinh trước khi thi. Năm 2016, đơn vị này đã hỗ trợ cho các thí sinh 40 chỗ ăn ở miễn phí.
Bà Trần Thị Hằng – mẹ của sĩ tử xúc động: “Sinh con ra, ai cũng muốn khỏe mạnh. Nhìn cháu thế này thương lắm. Nhưng được cái con bé từ nhỏ đã có ý chí và luôn vui vẻ không bao giờ tỏ ra khó chịu với ai”.
Mẹ đang xoa bóp tay cho Hải. Những lúc trở trời, xương của Hải lại đau nhức do quá trình sinh hoạt gãy quá nhiều lần.
Cả ba mẹ con thức dậy từ 5h sáng để ôn lại bài trước khi đi thi.
Hải cùng gia đình đi gọi xe taxi. Do lần đầu lên Hà Nội, cả nhà còn rất bỡ ngỡ với đường phố, thêm vào việc đi lại cồng kềnh vì phải mang theo xe lăn nên khá vất vả.
Mẹ Hải luôn túc trực bên con gái đợi đến giờ thi.
“Em muốn làm ra phần mềm để giúp đỡ được nhiều người hơn. Ví dụ một mạng xã hội có thể giúp mọi người giao lưu hoặc giúp đỡ việc đi lại, vệ sinh cá nhân của những người như em được thuận lợi hơn”, tại phòng thi Hải tâm sự.
Cô gái sau giờ thi THPT quốc gia 2016. Hải cho biết làm bài ổn nhưng không nói trước được điều gì.
Theo Zing
Ông cụ tặng hoa cháu gái ở cổng trường đại học
Kết thúc giờ làm bài môn ngoại ngữ chiều 1/7, ông Phạm Minh Đức nhặt những bông hoa của công nhân cắt tỉa bỏ đi, đem tặng cháu mình tại cổng trường ĐH Thủy Lợi (Hà Nội).
Ông Phạm Minh Đức (73 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội), trong lúc chờ đợi cháu mình làm bài thi, đã nhặt những bông hoa mà các công nhân vệ sinh môi trường bỏ đi trong quá trình cắt tỉa ở vườn Đại học Thủy Lợi. Ảnh: Việt Hùng.
Khi cháu gái vừa ra đến cổng, ông liền chạy tới đón và tặng hoa. Sĩ tử Nguyễn Thị Hồng Nhung không khỏi bất ngờ. Em cho biết, rất vui và không bao giờ nghĩ mình có thể được nhận bó hoa theo cách như vậy. Ảnh: Việt Hùng.
Khu vực quanh cổng trường bỗng xôn xao. Nhiều người chạy tới chia sẻ với nữ sinh sau giờ làm bài môn Ngoại ngữ. Ảnh: Việt Hùng.
Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, thí sinh Ngô Bích Thuỷ (cựu học sinh trường THPT Việt Đức, Hà Nội) sau khi kết thúc môn tiếng Anh liền mừng rỡ chạy ra tìm bố đón đợi ở cổng trường. Chưa thấy bố đâu thì tình cờ có một cụ ông đi dạo trên vỉa hè tò mò muốn xem đề thi. Ảnh: Tiến Tuấn.
Cụ cho biết mình là Phó giáo sư y học Nguyễn Bảo (91 tuổi).Với kiến thức ngoại ngữ của mình, cụ Bảo nhận định đề thi khá khó. Tuy nhiên, với những câu hóc búa, Thuỷ lại làm được. Ảnh: Tiến Tuấn.
Trước khi tạm biệt ra về, cụ Bảo còn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho Thuỷ trong kỳ thi năm nay. Một cái ôm thật tình cảm giữa hai con người không hề ruột thịt khiến nhiều người có mặt xung quanh cảm động. Ảnh: Tiến Tuấn.
Đề thi môn tiếng Anh chiều nay chỉ có một số câu khó, còn lại ở mức trung bình. Nhiều thí sinh hoàn thành tốt và ra khỏi địa điểm thi trong niềm hân hoan. Ảnh: Tiến Tuấn.
Hai nam sinh ra khỏi phòng thi tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, sung sướng cười tươi trong khi trao đổi đáp án. Ảnh: Tiến Tuấn.
Tại điểm thi trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, nhiều thí sinh khi ra khỏi phòng thi cũng phấn chấn vì làm tốt bài. Ảnh: Phước Tuần.
Nhiều bạn trẻ được người thân và thanh niên tình nguyện chúc mừng. Ảnh: Việt Hùng.
Theo Zing
Những khu ở trọ ấm lòng người dành cho sĩ tử Các ký túc xá, nhà chùa, hộ gia đình hảo tâm xuất hiện ngày càng nhiều, giúp đỡ miễn phí chỗ ở cho các thí sinh, phụ huynh từ xa về thành phố dự thi THPT quốc gia 2016. Trước ngày diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, nhóm bạn trẻ tình nguyện viên và các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn...