Cô gái Việt nghỉ hãng hàng không ở Dubai để trở thành giáo viên
Sau 3 năm gắn bó với hãng hàng không Emirates, Lan Anh quyết định rời xa bầu trời.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Hà Nội, thành thạo 2 ngôn ngữ tiếng Anh và Tây Ban Nha, Lan Anh được nhận vào làm trợ lý lãnh sự tại Đại sứ quán Chile, ở Việt Nam.
“Thời gian làm việc tại đại sứ quán, tôi học được rất nhiều kiến thức bổ ích. Thời điểm đó, với một cô gái mới ra trường, đây là môi trường làm việc dễ chịu, thân thiện và chuyên nghiệp. Thế nhưng, vốn là người yêu thử thách, mạo hiểm, tôi dần nhận ra công việc này chưa phù hợp với tính cách của mình”.
Cuối năm 2014, Lan Anh quyết định chuyển hướng sang nghề tiếp viên để thỏa mãn niềm đam mê xê dịch.
Sau khi xin nghỉ việc tại đại sứ quán, Lan Anh một mình bay vào TP.HCM. Tại đây, cô đăng ký dự kỳ thi tuyển chọn tiếp viên của hãng hàng không quốc tế Emirates tổ chức tại Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, Lan Anh vào làm việc tại Đại sứ quán Chile.
Ở lần thi tuyển đầu tiên, Lan Anh vượt qua 500 hồ sơ để vào vòng chung kết. Chỉ có 13 người trụ lại tại vòng thi này. Trùng hợp là vị lãnh đạo phỏng vấn tuyển dụng Lan Anh là người Tây Ban Nha, khi đó, cô tin chắc rằng mình sẽ đỗ. Thế nhưng, cô vẫn bị đánh trượt, do người phỏng vấn nhận thấy Lan Anh chưa có “tinh thần phục vụ” của một tiếp viên hàng không quốc tế.
6 tháng sau, cô thi tuyển lần thứ hai vào hãng và đã thành công. “Lúc người đại diện của hãng gọi điện thông báo trúng tuyển, tôi hạnh phúc đến nỗi nhảy bật lên”, Lan Anh hài hước nói.
Hành trình chinh phục ước mơ
Đầu năm 2015, Lan Anh tạm biệt gia đình, một mình sang Dubai. Làm việc tại một trong những hãng hàng không đắt giá nhất trên thế giới, Lan Anh tiết lộ cô gặp không ít khó khăn, áp lực.
“Ngày đầu mới chuyển sang Dubai sinh sống, tôi phải thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nóng gắt, mùa hè nhiệt độ lên đến 50-55 độ C. Ngoài ra, tôi còn phải học văn hóa Hồi giáo bản địa, tìm hiểu những điều kiêng kỵ trong trang phục, ăn uống”.
Để trở thành tiếp viên hàng không thực thụ, cô gái Việt phải trải qua khóa đào tạo trong 10 tuần về cách phục vụ và kỹ năng an toàn trên máy bay.
Năm 2015, Lan Anh vào làm việc cho hãng hàng không quốc tế ở Dubai.
Tuy không vỡ mộng nhưng mọi thứ cũng không giống như cô tưởng tượng. ” Hai tháng rưỡi đào tạo, tôi cảm giác dài như ba năm học đại học” , Lan Anh cho biết.
“Thời điểm đó, mỗi ngày, tôi phải dậy từ 5h đến 19h mới về tới khách sạn. Sau đó, tôi lại lao vào ôn tập vì cách 3-4 ngày lại có một bài thi kiến thức về máy bay, an toàn bay, phục vụ hành khách, cấp cứu khẩn cấp. Do không chịu được áp lực, nhiều người phải bỏ cuộc ngay từ những chặng đường đầu tiên”.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, lần đầu tiên, cô gái người Việt được bước lên chiếc máy bay Boeing với sức chứa hơn 400 hành khách.
“Trong chuyến bay ấy, khi bay qua biển Đen, cơ trưởng đã gọi tôi vào buồng lái. Lần đầu tiên, tôi được tận mắt nhìn thấy biển Đen bao la, đẹp đẽ như thế”, Lan Anh nhớ lại.
Cô đã gọi đây là công việc “có view phòng làm việc đẹp nhất thế giới”.
Bên cạnh đó, do là hãng hàng không 5 sao, Emirates còn có nhiều nhiều quy định ngặt nghèo. Cụ thể về giờ giấc, hãng không cho phép nhân viên đi muộn dù chỉ 10 giây.
Thế nhưng, kỷ luật và sự chuyên nghiệp, giúp Lan Anh tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sau 3 năm làm việc tại đây, cô trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử với các đồng nghiệp đến từ hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Tới thời điểm hiện tại, Lan Anh có cơ hội đặt chân tới hơn 70 quốc gia, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau. Cô gái Hà thành có nhiều bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, cô thấy bản thân trưởng thành, tuổi trẻ không bị vô nghĩa.
Năm 2017, do một biến cố, Lan Anh quyết định rời xa bầu trời. Không lâu sau đó, cô tìm thấy công việc mới, tiếp tục thử thách bản thân ở một vị trí khác.
Hiện tại, Lan Anh là chuyên gia đào tạo cho các bạn trẻ có đam mê trở thành tiếp viên hàng không.
Lan Anh lựa chọn trở thành chuyên gia hướng dẫn và đào tạo thi tuyển tiếp viên hàng không. Tính đến nay, cô đã giúp cho hơn 1.500 bạn trẻ làm tiếp viên, nhân viên mặt đất cho 14 hãng hàng không trong nước và quốc tế.
Lan Anh chia sẻ mọi kiến thức, kỹ năng cho các bạn trẻ để trở thành tiếp viên hàng không chuyên nghiệp.
“Khi bắt đầu đào tạo một lứa học viên mới, tôi có cảm giác như đang gieo hạt cho một vụ mùa. Mỗi khi đứng trước họ, tôi nhớ lại bản thân đã có một thời khao khát trở thành tiếp viên hàng không. Hiện tại, tôi hài lòng với công việc và sự lựa chọn của mình”.
Làm thế nào giúp trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả?
Chị Đinh Thu Hồng, giáo viên bang Georgia, Mỹ, chỉ ra 13 điều bố mẹ nên làm nhằm giúp trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả, tránh tác động tiêu cực.
Trong thời đại số, một vấn đề nan giải mà nhiều phụ huynh mắc phải là để con sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Điều này dẫn đến những vấn nạn khác như mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, trẻ em bị rối loạn cảm xúc và hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, hay đòi hỏi...
Bố mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp con vừa dùng thiết bị điện tử hiệu quả phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi; vừa không tạo ra sự phụ thuộc hoàn toàn và tiêu cực vào máy móc.
1. Bố mẹ nhất thiết phải làm gương cho con
Hành vi của trẻ bắt nguồn từ người lớn. Nếu bạn nghiện điện thoại sẽ vô tình dạy con thói xấu này. Bạn không nên vừa lái xe vừa trả lời điện thoại, vừa đứng chờ vừa gửi tin nhắn, vừa xem cập nhật Facebook vừa nói chuyện với con, vừa xem con đá bóng vừa tranh thủ gửi email.
2. Tạo ra khoảng không gian và thời gian không dùng đồ điện tử
Bất cứ khi nào ăn (sáng, trưa, tối), làm bài tập..., bạn không nên sử dụng điện thoại, tivi. Thay vì xem tivi trước lũ đi ngủ, bạn hãy cùng con đọc sách. Nếu phòng ngủ ở trên gác, hãy để tất cả đồ điện tử ở tầng dưới.
3. Tắt đầu phát Wifi/nguồn phát Internet và những ứng dụng kiểm soát khác
Đây là cách dễ dàng để tạo những khoảng thời gian "không công nghệ" ở nhà. Đối với điện thoại, bạn có thể chọn gói cước hạn chế tải dữ liệu thay vì dùng loại vô hạn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu dữ liệu tải về nhiều hơn mức cho phép thì tiền quá cước cũng đắt đỏ. Do đó, việc này cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Phụ huynh cũng có thể ngưng Internet bằng cách sử dụng những giải pháp kiểm soát như Net Nanny hay Moment. Chúng cho phép cài đặt chế độ tạm dừng Internet trên bất cứ thiết bị di động hay điện tử nào. Người dùng có thể cài đặt tại nhà hay từ xa. Moment còn cho phép kiểm soát trẻ dùng thiết bị bao nhiêu tiếng một ngày. Mức tối đa ứng dụng này cho phép là 3 tiếng.
Ngoài ra, bạn còn có thể cài đặt phần mở rộng thêm cho trình duyệt (web browser extension), tên gọi Waste No Time, cho phép hạn chế số giờ truy cập ở những trang web nhất định như Facebook. Những gia đình có con tầm tuổi thanh thiếu niên có thể dùng ứng dụng OurPact hay MMGuadian để kiểm soát việc sử dụng thiết bị iOS và Android.
Chị Đinh Thu Hồng là tác giả cuốn "Học kiểu Mỹ tại nhà". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
4. Tối đa hóa thời gian sử dụng thiết bị cho cả gia đình
Chắc chắn sẽ có những lúc cả gia đình ai cũng dùng đồ điện tử. Vậy hãy biến khoảng thời gian đó phát huy hiệu quả hết mức bằng cách cùng khám phá, tìm hiểu một chủ đề nhất định. Nếu như bố thích xem ôtô, chụp ảnh hay con thích tìm hiểu về Thế chiến I, mẹ muốn biết cách làm bánh, cả nhà hãy lần lượt cùng nhau xem những video về chủ đề đó, rồi cùng tải app thích hợp về để học, thực hành thêm. Nhớ là hãy cùng xem và cùng chơi.
Nếu con còn nhỏ (lứa tuổi nhà trẻ), cả nhà có thể cùng chơi những trò mang tính giáo dục cao về các nhân vật như Curious George, Dora, hay Care Bears. Những trò chơi này chạy trên nền các thiết bị như Gameboys, Playstations, Nintendos.
5. Thường xuyên tạo ra hoạt động không dính đến thiết bị cho cả gia đình
Bạn không nên vội tước ngay hết thiết bị điện tử của con. Trước khi buộc con ngưng, hãy tạo ra những hoạt động thay thế đủ hấp dẫn, mới mẻ, ví dụ: Cùng đi dạo sau khi ăn cơm, cùng ra công viên, hiệu sách, cùng đi ăn kem, chơi thể thao, xem phim, tham gia sự kiện của trường, của khu phố.
6. Để điện thoại ở nhà
Hãy để điện thoại ở nhà, đặc biệt trong trường hợp đi đâu khoảng một giờ. Nếu nhất thiết phải mang theo điện thoại, bạn cũng nên tránh đưa điện thoại cho con khi phải xếp hàng, lúc chờ đồ ăn, hoặc bất cứ khi chờ đợi nào khác. Việc dùng thiết bị điện tử khi chờ đợi sẽ dần thành thói quen rất khó sửa về sau và bố mẹ phải làm gương trước.
Ví dụ bố mẹ áp dụng quy tắc này ngay cả khi đi chơi với nhau (date night) không có con theo cùng. Mặc dù có những lý do như phòng trường hợp ai gọi khẩn cấp để biện hộ, hãy tránh cám dỗ hết mức có thể. Bố mẹ nên tuân theo nguyên tắc, nhất là khi đang kết nối tình cảm trực tiếp với người thân.
7. Đặt ra giới hạn cụ thể cho việc dùng thiết bị điện tử
Bạn có thể lên danh sách việc con cần làm trước khi được sử dụng điện thoại, máy tính, tivi, hay Ipad, chẳng hạn ăn xong xuôi, dọn dẹp phòng riêng hay nhà gọn gàng, gập chăn màn, chơi ngoài sân 30 phút, đọc sách 20 phút, giúp ai đó trong nhà 10-15 phút, vẽ hoặc viết hay đánh đàn 15-20 phút. Thường thời gian tổng cộng để hoàn thành khoảng 5-6 đầu việc là một tiếng.
8. Bố mẹ chịu khó làm "bài tập về nhà"
Hãy đọc và nghiên cứu kỹ những miêu tả, đánh giá về trò chơi, ứng dụng, hoặc trang web mà con hay vào. Đọc để xem những chương trình hay đó có phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của con hay không. Đó được coi là "bài tập về nhà" dành cho bạn.
9. Để thiết bị điện tử trong khu vực nhiều người qua lại trong nhà
Hãy để các thiện bị điện tử ở nơi mà bạn có thể nhìn được màn hình. Những góc như thế trong nhà thường là bếp, phòng ăn, phòng khách. Tránh tuyệt đối để tivi trong phòng ngủ của trẻ, theo lời khuyên của Học viện Bác sĩ Nhi khoa Mỹ.
10. Tuân thủ nội quy của trường và thầy cô
Nếu trường quy định không được mang điện thoại hay Ipad, bạn tuyệt đối không cho con mang đi. Ở Mỹ, học sinh từ cấp 3 trở lên mới được mang điện thoại. Chỉ khi có dịp đặc biệt như ngày chơi điện tử, buổi trình bày dự án, trường hay giáo viên thông báo thì học sinh mới được mang thiết bị điện tử đến. Trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với con, bố mẹ có thể gọi đến số điện thoại của trường.
11. Làm hợp đồng
Trước khi mua hay đưa điện thoại cho con dùng, bố mẹ hãy cùng con thảo một bản hợp đồng, trong đó đưa ra những ranh giới để dễ kiểm soát hơn là đợi đến khi sự đã rồi mới lo giải quyết. Bản hợp đồng bạn có thể bao gồm bất cứ điểm nào trong bài này, ví dụ những khung giờ không công nghệ, phòng ngủ không máy móc thiết bị...
Ngoài ra, bạn cần thêm quy tắc quan trọng là bố mẹ có quyền kiểm soát điện thoại và các loại máy tính bất cứ lúc nào, tức là lập và giữ mật mã, tịch thu khi cần thiết, không được tải hay mua những chương trình, ứng dụng khi chưa xin phép và nhất là tuyệt đối không giao tiếp với người lạ, không gửi hình ảnh cho bất cứ ai không phải người thân trong gia đình hay bạn bè.
12. Khuyến khích con gọi điện thoại hay đến thăm
Thay vì để mặc con nhắn tin cho bạn 30 phút, bố mẹ khuyên con rủ bạn đi đâu hay làm gì cùng nhau, như đi bơi, chạy, hay ăn uống, đến nhà người bạn khác.
13. Dùng điện tử, công nghệ làm hình thức xử phạt đầu tiên
Ngay từ đầu, bạn nên làm rõ cho con hiểu công nghệ không phải đồ ăn thức uống, không phải cứ cần là được. Công nghệ không phải là nhu cầu thiết yếu (need) mà chỉ là mong muốn cá nhân (want). Việc sử dụng phải được coi như một phần thưởng. Nếu không xứng đáng, phần thưởng này sẽ bị tước mất bất cứ lúc nào.
Bố mẹ đừng sợ khi phải lấy điện thoại hay thiết bị khỏi tay con, coi đấy là sự trừng phạt gì ghê gớm hay dữ tợn.
Vai trò dẫn lối của người thầy xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025" nhằm tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Giáo viên đóng vai trò dẫn lối trong xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Bộ quy tắc ứng xử...