Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết
Khi đang đi dạo, cô gái 27 tuổi tình cờ tìm thấy cây nấm nặng gần 5kg. Gia đình 3 người của cô chế biến thành nhiều món ăn từ nấm.
Alissimon Minnitt và cây nấm nặng gần 5kg. Ảnh: Nypost
Khi đang đi dạo cùng bố ở Bắc Marston, Alissimon Minnitt (27 tuổi) phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg. Câu chuyện thu hút sự chú ý khi cô dùng cây nấm để nấu ăn cho gia đình 3 người trong suốt một tuần.
Ban đầu, khi nhìn thấy một vật thể lớn màu trắng trên cánh đồng, cô tưởng đó là một cái tủ lạnh hoặc rác thải nhựa do ai đó vứt bừa bãi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi chạm vào để kiểm tra, cô kinh ngạc nhận ra đó là một cây nấm. Cô mang nó về nhà bố mẹ. “Tôi thật sự sốc khi nhận ra đó là một cây nấm. Nó to gấp đôi đầu tôi”, cô nói.
Gia đình cô đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ cây nấm, như pizza nấm, nấm nướng… Cô sống riêng nên lấy một phần nấm, cất vào tủ đông để mang về nhà.
“Món nấm nướng do mẹ tôi làm thật sự rất ngon. Tôi đã mang một ít nấm về nhà để đông lạnh và dùng dần”, cô chia sẻ.
Gia đình 3 người gồm bố mẹ và cô ăn khoảng 1 tuần mới hết số nấm tươi. Khi trở về nhà riêng, cô mất khoảng 1 tháng mới hết số nấm đông lạnh vì một tuần cô dùng nấm nấu ăn vài lần.
Năm 2016, Fiona Wishart, một nhân viên kiểm lâm ở Falkirk, cũng đã tìm thấy một cây nấm nặng 10,6kg khi đi tuần ở miền trung Scotland.
Ba chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung Quốc
Ba chú gấu trúc khổng lồ được sinh ra tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ có tên là Tian Bao, Bao Di và Bao Mei, hôm qua bắt đầu hành trình trở về Trung Quốc, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình bảo tồn gấu trúc giữa hai nước.
Người dân tạm biệt gấu trúc tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ.
Tian Bao, sinh năm 2016, cùng với các em của mình, cặp song sinh Bao Di và Bao Mei, sinh năm 2019, sẽ được đưa về Trung tâm bảo tồn và Ngiên cứu gấu trúc lớn tại Bifengxia, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tại đó, những chú gấu trúc sẽ tham gia vào các dự án bảo tồn và nhân giống.
Mặc dù thời tiết lạnh giá của tháng 12, gần 1.000 du khách đã tụ tập tại sở thú để tạm biệt những chú gấu trúc đáng yêu. Bình tĩnh nhưng tò mò, 3 chú gấu trúc khổng lồ ngồi trong những khu vực được thiết kế đặc biệt chuẩn bị cho chuyến hồi hương.
Tại buổi lễ chia tay, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ Fei Shengchao phát biểu: "Gấu trúc khổng lồ không chỉ là loài động vật đáng yêu và quý hiếm mang lại niềm vui mà còn đóng vai trò là cầu nối kết nối cảm xúc của con người và thúc đẩy giao lưu văn hóa. Chúng tượng trưng cho cam kết chung của Trung Quốc và Bỉ trong việc bảo vệ thiên nhiên và chung sống hòa hợp với thiên nhiên".
Kể từ khi đến Bỉ vào năm 2014, bố mẹ của ba chú gấu trúc, Hao Hao và Xing Hui, đã thu hút hàng triệu du khách đồng thời nâng cao nhận thức về việc bảo vệ gấu trúc khổng lồ.
Người sáng lập vườn thú Pairi Daiza Eric Domb bày tỏ niềm tự hào và nỗi buồn trước sự trở về quê hương của những chú gấu trúc khổng lồ. "Chúng tôi sẽ tiếp tục chăm sóc những chú gấu trúc khổng lồ bằng tất cả tình yêu thương của mình như chúng tôi vẫn luôn làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giúp chúng sinh thêm nhiều chú gấu con trong tương lai gần", ông Eric Domb nói.
Gấu trúc khổng lồ Bao Di (phải) và Bao Mei ngồi trong chuồng được thiết kế đặc biệt tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette.
Những chú gấu trúc khổng lồ bắt đầu thời gian cách ly vào ngày 11/11 để đảm bảo chúng đã sẵn sàng cho chuyến đi này dù trước đó kế hoạch hồi hương bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Bố mẹ của 3 gấu trúc khổng lồ là Xing Hui và Hao Hao sẽ ở lại Pairi Daiza cho đến năm 2029, tiếp tục vai trò là đại sứ cho quan hệ Trung Quốc-Bỉ và thúc đẩy trao đổi văn hóa và nhận thức về môi trường .
Điều kỳ diệu của các kim tự tháp Ai Cập cổ đại: Làm thế nào chúng có thể được xây dựng khổng lồ và tráng lệ như vậy? Các kim tự tháp Ai Cập cổ đại là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới, những công trình kiến trúc to lớn và tráng lệ này đại diện cho những thành tựu vĩ đại của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, cách người Ai Cập cổ đại xây dựng những kim tự tháp ngoạn...