Cô gái mắc hội chứng Down tốt nghiệp đại học, giành nhiều giải thưởng
Các bác sỹ nói rằng Jessica sẽ không bao giờ có thể đi bộ, nói chuyện, đọc, viết như những người bình thường. Tuy nhiên, nghị lực phi thường của Jessica đã đưa cô vượt xa mong đợi của mọi người.
Jessica Faith Lonergan (22 tuổi) sống tại Washington, Mỹ được chẩn đoán mắc hội chứng Down, bại não và tự kỷ ngay từ khi ra đời. Các bác sỹ nói rằng Jessica sẽ không bao giờ có thể đi bộ, nói chuyện, đọc, viết như những người bình thường. Tuy nhiên, nghị lực phi thường của Jessica đã đưa cô vượt xa mong đợi của mọi người.
Jessica Faith Lonergan. (Nguồn: Epoch Times).
Trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu, Jessica đã trải qua hai cuộc phẫu thuật não và nhiều phác đồ điều trị phức tạp để đặt bốn thanh cố định và 28 ốc vít ở lưng. Bất chấp đau đớn, Jessica vẫn kiên trì tập đi từ năm 6 tuổi và phải chịu đựng một chiếc nẹp lưng hạn chế cử động của cô.
Ảnh điều trị cột sống của Jessica. (Nguồn: Epoch Times).
“Jessica nghĩ rằng mình luôn là một ngôi sao nhạc rock”, mẹ của Jessica, bà Joy Caldwell chia sẻ về sự lạc quan của cô.
Jessica đã chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội và cho biết rằng khi cô mới được một tuần tuổi, mẹ cô đã đọc được câu chuyện về Karen Gaffney, một người phụ nữ mắc hội chứng Down nhưng vẫn theo học đại học và sống hòa nhập trong cộng đồng.
“Câu chuyện của Karen đã đem lại cho mẹ tôi hy vọng. Bà đã không giới hạn tương lai và ước mơ của tôi,” Jessica viết.
Jessica đã thể hiện bản thân vô cùng tốt ở trường với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên tâm huyết và Kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP) được thiết kế riêng cho cô. Năm 2015, cô đã tham gia Thế vận hội mùa hè dành cho người chậm phát triển của bang, xuất sắc giành huy chương vàng và đồng ở nội dung đi bộ 25 và 50m.
Video đang HOT
Jessica nhận huy chương. (Nguồn: Epoch Times).
Hai năm sau, Jessica được nhận vào đại học Skagit Valley. Tại đây, cô theo học chương trình INVEST – một chương trình dạy kỹ năng sống tự lập được thiết kế cho học sinh chậm phát triển, hiện chỉ được áp dụng bởi duy nhất ba trường đại học của Mỹ.
Cuộc sống đại học của Jessica vô cùng suôn sẻ. Cô còn tham gia nhiều hoạt động và kết bạn với rất nhiều người. Cũng vào năm 2017, Jessica đã trở thành đại sứ cho tổ chức Nothing Down – một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu khiến thế giới thay đổi cách nhìn về những người mắc hội chứng Down.
Nỗ lực và thành tích xuất sắc của Jessica đã được hội đồng quản trị của trường chú ý. Vào năm 2021, Jessica được đại học Skagit Valley đề cử cho giải thưởng Transforming Lives Award – một giải thưởng để ghi nhận nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của những người khiếm khuyết.
Flora Perez-Lucatero, phó chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Skagit Valley, cho biết: “Lý do chúng tôi đề cử Jessica là vì cô ấy là một phép màu biết đi, biết nói. Chúng tôi cảm thấy cô ấy thực sự là nguồn cảm hứng và là tia hy vọng cho rất nhiều sinh viên có ước mơ theo học đại học nhưng vì hoàn cảnh mà do dự”.
Jessica (bên phải) cùng mẹ. (Nguồn: Epoch Times).
Sau khi tốt nghiệp, Jessica sử dụng các kỹ năng sống học được trong chương trình INVEST để chứng minh việc học đại học đã khiến cuộc sống của cô rạng rỡ và tươi sáng tới nhường nào.
Hiện tại, Jessica đang hoạt động với vai trò là người truyền cảm hứng để khuyến khích các học sinh chậm phát triển khác theo đuổi ước mơ đại học của mình. Thông qua các buổi hội thảo, Jessica giúp học sinh chậm phát triển tìm hiểu về sự hỗ trợ đáng kinh ngạc từ cộng đồng và nhiều công nghệ kỹ thuật có thể khiến cuộc sống và việc học tập tại đại học trở nên dễ dàng hơn.
Từ cậu bé bị bại não trở thành hiện tượng Toán học Trung Quốc
Chây Vỹ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ, bị nhiều trường học ở Trung Quốc từ chối. Tuy nhiên, cậu có thể đánh bại giáo sư đại học qua một phép tính.
Châu Vỹ sinh năm 1991 trong gia đình có 4 anh chị em ở làng Trường Chẩn, thị trấn Đông Lỗi, huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Từ bé, cậu bé được chẩn đoán mắc chứng hạ đường huyết và chậm phát triển, theo Sina.
Các bài kiểm tra cho thấy chỉ số IQ của Châu Vỹ chỉ ở mức 45 điểm. Tuy nhiên, cậu lại có khả năng tính nhẩm trong thời gian ngắn.
Trong chương trình Trí tuệ siêu phàm năm 2014, chàng trai thể hiện khả năng Toán học của mình, đạt điểm tuyệt đối 150. Kể từ đó, Châu Vỹ được dư luận gọi là "Rain Man của Trung Quốc".
Châu Vỹ mắc chứng hạ đường huyết và chậm phát triển từ bé. Ảnh: Sina.
Bị trường học từ chối vì chậm phát triển
Khi 6 tháng tuổi, Châu Vỹ gặp một tai nạn, lên cơn co giật. Sau đó, cậu được phát hiện mắc bệnh còi xương. Châu Vỹ 2 tuổi, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Sơn Tây chẩn đoán cậu bị bại não. Đến 3 tuổi, cậu bé này được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh khám. Bác sĩ xác nhận Châu Vỹ bị hạ đường huyết và chậm phát triển.
Cha mẹ Châu Vỹ đưa con đi khám bệnh nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Cuối cùng, gia đình quyết định từ bỏ việc chữa chạy.
Nhiều trường tiểu học từ chối cho Châu Vỹ nhập học. Thương con, muốn con được đi học như bạn bè cùng trang lứa, mẹ Châu Vỹ cố gắng thuyết phục các trường ở địa phương. Năm 10 tuổi, cậu được một trường tiểu học trong làng cho đến lớp với tư cách học sinh dự thính.
Do gặp trở ngại ngôn ngữ, không thể làm bài tập, bài thi, Châu Vỹ bị buộc thôi học năm lớp 5. Hai trường khác trong huyện cũng từ chối trường hợp của nam sinh.
Không được đi học, Châu Vỹ về nhà bán hàng, làm đồng ruộng giúp cha mẹ. Thời gian này, ông Châu phát hiện tài năng làm Toán của con trai. Phép tính khó đến đâu, chàng trai vẫn có thể trả lời một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, Châu Vỹ có thể làm các bài toán lũy thừa, căn bậc hai. Những câu hỏi về số thập phân cũng không thể làm khó cậu.
Câu chuyện của Châu Vỹ dần được biết đến. Năm 2009, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tìm đến gia đình, bày tỏ mong muốn phỏng vấn, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của cậu.
Châu Vỹ được kiểm tra chỉ số thông minh IQ. Qua nhiều lần đánh giá, chỉ số IQ của cậu vẫn chỉ dừng ở mức 45 điểm, xếp vào loại chậm phát triển. Cả nhà suy sụp sau khi biết tin. Châu Vỹ cũng bị ảnh hưởng tâm lý sau sự việc đó.
Châu Vỹ tại chương trình Trí tuệ siêu phàm. Ảnh: Sina.
Tài năng vụt sáng
Năm 2014, Đài Truyền hình Giang Tô tổ chức chương trình Trí tuệ siêu phàm. Đây là chương trình tạp kỹ dành cho những người có chỉ số IQ cao hoặc có khả năng ghi nhớ, phản xạ tốt. Châu Vỹ được mời tham gia.
Cậu phải tính kết quả của phép nhân dãy số gồm 14 chữ số. Chưa đầy 1 phút, chàng trai đã đưa ra câu trả lời chính xác. Trái lại, ông Từ Chấn Lễ, Phó giáo sư khoa Toán tại Đại học Giao thông Thượng Hải, tỏ ra lúng túng trước câu hỏi khó này.
Người ra đề Lương Đông đã tăng độ khó các câu hỏi nhưng Châu Vỹ vẫn đưa ra đáp án bằng cách tính nhẩm một cách dễ dàng.
Trong bài thi thăng hạng, Châu Vỹ phải thực hiện các phép tính nhân số bình phương và đạt điểm tuyệt đối 150. Cậu trở thành người đầu tiên đạt điểm tuyệt đối trong 4 mùa giải của chương trình.
Trí tuệ siêu phàm được mở rộng ở cấp quốc tế. Tại đây, Châu Vỹ đối đầu với thí sinh người Đức Rdiger Gamm. Chàng trai thua cuộc trước đối thủ nặng ký này.
Sau chương trình, Châu Vỹ dần nổi lên như một hiện tượng và được nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ chương trình dàn dựng, cho rằng Châu Vỹ đã biết trước đáp án và chỉ đọc thuộc lòng.
Trước tình hình đó, bà Châu quyết định tìm đến sự giúp đỡ của các giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Sư phạm Hoa Đông. Kết quả sau hai ngày làm kiểm tra cho thấy năng lực làm Toán của Châu Vỹ rất mạnh. Dù không thuộc top hàng đầu thế giới, tài năng của nam sinh vẫn được đánh giá vượt xa người bình thường.
Từ cậu bé bị bại não trở thành tài năng Toán học được cả nước biết đến. Giờ đây, Châu Vỹ đã có một công việc ổn định và thu nhập khá. Khả năng ngôn ngữ cũng được cải thiện, cậu có thể tự giao tiếp, chăm sóc cho bản thân.
Nhờ những nỗ lực của bản thân và sự đồng hành của mẹ, chàng trai 29 tuổi dần khẳng định được vị trí và tài năng của bản thân trong xã hội. "Mẹ là chiếc ô, là nơi cho tôi trú ẩn mỗi khi mưa gió", Châu Vỹ tâm sự.
Vượt nghịch cảnh vào đại học Sinh ra với những khiếm khuyết bẩm sinh, thế nhưng, những bạn trẻ với nghị lực phi thường đã biến điều không thể thành có thể. Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều thí sinh đặc biệt đã mở toang cánh cửa vào đại học, thực hiện ước mơ của mình. Bước qua nỗi sợ bóng tối Em Bùi Thị Hậu (sinh năm 1998,...