Cô gái khiếm thính trở thành tiến sĩ ngôn ngữ

Theo dõi VGT trên

Bị suy giảm khả năng nghe năm 2 tuổi, Zheng Xuan đã nỗ lực vào đại học và trở thành tiến sĩ khiếm thính đầu tiên của Trung Quốc.

Giống như nhiều người gặp vấn đề về nghe khác, Zheng, quê Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, từ nhỏ đã phải nỗ lực rất nhiều để trở nên “bình thường” trong mắt người xung quanh. Năm 2 tuổi, Zheng mắc hội chứng cống tiền đình lớn (một dị tật ở tai trong do di truyền), khiến khả năng nghe suy giảm.

Được bố mẹ khích lệ, Zheng học tiếng Quan thoại, tập nghe đài và rèn phát âm với âm thanh lớn nhất. Zheng học đọc môi (lip-read – kỹ thuật hiểu lời nói bằng cách diễn giải trực quan các chuyển động của môi, mặt và lưỡi khi âm thanh bình thường không có sẵn). Lớn lên, Zheng đeo thiết bị trợ thính, đến trường bình thường học.

Năm 1998, Zheng là một trong số ít sinh viên khiếm thính dự gaokao, kỳ thi vào đại học có tính cạnh tranh khốc liệt nhất Trung Quốc. Cô đỗ đại học, trở thành sinh viên ngành văn học và ngôn ngữ tiếng Trung của đại học danh tiếng Vũ Hán.

Zheng thấy “kiệt sức” khi phải giả vờ là người thính. Cảm giác này ngày càng trở nên tồi tệ và đeo đẳng cô. “Nhiều người điếc dùng ngôn ngữ nói, nhưng họ không thể nghe được người khác nói một cách rõ ràng. Không có sự gắn kết nào giữa họ”, Zheng chia sẻ.

19 tuổi, Zheng bắt đầu hành trình tự khám phá. Cô học dùng mạng và lập tài khoản CnDeaf, diễn đàn online hỗ trợ những người gặp vấn đề về nghe. Ở đây, nữ sinh quen một người bạn có biệt danh “Three Stones”, lớn hơn cô 10 tuổi. Người này không dùng ngôn ngữ nói, nhưng viết những bài luận rất hay.

Ngưỡng mộ tài năng của “Three Stones”, Zheng đã gặp anh tại khuôn viên của Đại học Vũ Hán. “Three Stones” ngồi trên thảm cỏ và dạy Zheng những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người khiếm thính ở Vũ Hán.

Thông qua “Three Stones”, Zheng gặp nhiều người giống mình. Họ đều là người khiếm thính, nhưng xuất sắc trong lĩnh vực riêng.

Cô gái khiếm thính trở thành tiến sĩ ngôn ngữ - Hình 1

Zheng Xuan đang giảng bài cho những sinh viên khiếm thính tại Đại học Sư phạm Trùng Khánh năm 2019. Ảnh: Chen Lin.

Video đang HOT

Cống hiến

Mê ngôn ngữ ký hiệu, Zheng đã biến nó thành chủ đề luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học. Bài luận được Đại học Vũ Hán đánh giá “luận văn tốt nghiệp xuất sắc”, tạo tiền đề cho cô trở thành ứng viên tiến sĩ khiếm thính đầu tiên của Trung Quốc và bắt đầu học ngành Ngôn ngữ Ký hiệu tiếng Trung (CSL) tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải.

Lúc đó, Zheng nhận ra người khiếm thính chưa được nhìn nhận đúng. “Tôi là sinh viên khiếm thính duy nhất của người hướng dẫn mình và sau nhiều năm, tôi vẫn là sinh viên duy nhất mà thầy ấy gặp”, Zheng nói.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 2009, Zheng làm việc tại Đại học Sư phạm Trùng Khánh. Ngôi trường này đã giới thiệu một chương trình giáo dục đặc biệt cho các khóa cử nhân và thạc sĩ, đồng thời tuyển dụng nhiều sinh viên khiếm thính.

Zheng gần đây phát triển khóa học online dạy CSL một cách chuyên nghiệp. Cô sử dụng thành thạo Ngôn ngữ Ký hiệu tiếng Anh, sau chương trình trao đổi gần 4 tháng ở Mỹ năm 2016. “Các ký hiệu và từ vựng đa dạng từ nơi này đến nơi khác nhưng sự biểu lộ sắc thái, ngữ pháp đều có quy tắc chung”, Zheng cho hay.

Khẩu hiệu “Nothing about us without us” (Không có việc gì về chúng tôi mà thiếu chính chúng tôi) được truyền thông mạnh mẽ, nhưng Zheng thấy lạc lõng. Lĩnh vực nghiên cứu CSL lâu nay vốn chiếm ưu thế bởi những người có khả năng nghe bình thường. “Tôi là một trong số ít người điếc trong lĩnh vực đó”, Zheng nói.

Năm 2016, Học viện Khổng tử ở Minnesota, Mỹ, tuyển giảng viên tiếng Trung bị khiếm thính cho một chương trình trao đổi. Sử dụng được tiếng Quan thoại, tiếng Anh và có thời gian dài dùng CSL giúp Zheng khi ấy không có đối thủ.

Zheng cho rằng kỳ thị xã hội gắn với việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đã khiến nhiều người khiếm thính xuất sắc phải học các ngôn ngữ nói. Người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu phần lớn học tại trường dành cho học sinh khiếm thính, nơi chương trình học thuật thường ít sôi động hơn trong các trường thính thống khác.

“Xã hội kỳ vọng rất thấp với những sinh viên dùng ngôn ngữ ký hiệu và đó là một hình thức phân biệt đối xử”, Zheng nói và đang nỗ lực xóa bỏ định kiến này.

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt?

Giao tiếp với học sinh bằng ngôn ngữ ký hiệu, hỗ trợ những trẻ bị chậm về thể chất và tinh thần được học tập, phát triển tốt nhất,...là những lý do mà người trẻ chọn học ngành giáo dục đặc biệt.

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt? - Hình 1

Như Phương trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt - NGUYỄN ĐIỀN

Không theo đuổi những ngành học đang "hot" mang lại thu nhập cao, những người trẻ này đã lựa chọn trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật với động lực lớn nhất là sự đam mê và tình thương của mình dành cho những đứa trẻ kém may mắn.

Sau lần tình cờ xem một bản tin thời sự có phần ngôn ngữ ký hiệu đính kèm cho những người khiếm thính, Hồ Như Phương, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP. HCM đã ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ "đặc biệt".

Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?

Từng bị cho là học sinh cá biệt

Trong chút ký ức của mình, Như Phương chia sẻ từng bị cho là học sinh cá biệt vì học chậm, khó hòa nhập được với mọi người, phải bị gom vào học một lớp riêng... Đến THPT, cô gái này mới dần tìm lại được bản thân mình, Phương học giỏi những môn xã hội, thích đọc sách, tự tìm cho mình phương pháp để tiếp cận với cuộc sống bình thường, hòa đồng với mọi người hơn. Nhờ những trải nghiệm đặc biệt của thời tiểu học mà Như Phương càng thêm yêu thương và hiểu những đứa trẻ có khiếm khuyết cần được giúp đỡ đúng cách.

"Phải đặt mình vào vị trí của các em, khám phá thế giới của người khuyết tật để hiểu họ, từ đó sử dụng những kiến thức được học để giúp họ tốt hơn mỗi ngày", Như Phương chia sẻ. Ngoài giúp đỡ, theo Như Phương, nhiệm vụ của sinh viên theo ngành "đặc biệt" còn là việc nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.

Học để hiểu trẻ tự kỷ hơn

Cùng ấp ủ giấc mơ trở thành giáo viên dạy trẻ đặc biệt ngay từ khi còn là học sinh THPT Hoàng Trọng Tiến, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặt biệt trường ĐH Sư phạm TP. HCM, cho biết được truyền cảm hứng và yêu thích ngành này sau khi được tham gia một sự kiện tuyên truyền để tăng sự hiểu biết về trẻ tự kỷ. Tại sự kiện này, Trọng Tiến đã được trải nghiệm cảm giác của một người tự kỷ thông qua kính thực tế ảo, sự hỗn độn, xáo trộn,...là cảm giác mà kính thực tế ảo mang lại đã khiến chàng trai trẻ hiểu hơn về trẻ tự kỷ và tự nhủ rằng bản thân phải làm gì đó để giúp đỡ họ.

Vậy là, trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, Trọng Tiến mạnh dạng sử dụng tổ hợp C00 để xét tuyển vào ngành giáo dục đặt biệt. Là một trong 2 sinh viên nam hiếm hoi trúng tuyển vào ngành giáo dục đặc biệt, Trọng Tiến cho biết khi có đam mê và quyết tâm theo đuổi thì bạn sẽ thành công.

"Đa số chọn ngành này điều là các bạn nữ nhưng mình tin rằng lòng yêu thương là thứ luôn có trong mỗi con người chúng ta vì vậy nếu các bạn đủ lòng trắc ẩn, đủ nhiệt huyết để giúp đỡ những trẻ khuyết tật thì dù là nam hay nữ thì bạn cũng sẽ thành công với sự lựa chọn đó" Trọng Tiến chia sẻ.

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt? - Hình 2

Thầy giáo tương lai Trọng Tiến đang giao tiếp với học trò bằng ngôn ngữ ký hiệu - NGUYỄN ĐIỀN

Lòng yêu thương giúp theo đuổi ngành học đến cùng

Là sinh viên nam hiếm hoi của khóa K43 ngành giáo dục đặc biệt, Phạm Sỉ Thụy đến với ngành này là một cái "duyên". Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 Sỉ Thụy đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, 2 lần lượt là ngành quản trị kinh doanh và quản trị du lịch-lữ hành nhưng không đỗ. Qua sự tìm hiểu và vận động của thầy cô, Thụy được biết giáo dục đặc biệt là ngành đang cần nguồn nhân lực và cơ hội việc làm rất lớn nên quyết định đăng ký làm nguyện vọng 3. Theo Sỉ Thụy, "nghề đã chọn mình" nên đã cố gắng theo học.

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt? - Hình 3

Sỉ Thụy trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt - NGUYỄN ĐIỀN

Những ngày đầu vì là con trai nên gặp khó khăn trong những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như làm đồ dùng dạy học, chăm sóc trẻ,...nhưng sau thời gian được học tập nhiều kiến thức bổ ích, tiếp xúc những trẻ em "đặc biệt", chàng trai 9X đã nhận ra lòng yêu thương là thứ đã giữ chân mình theo đuổi ngành này đến cùng: " Mỗi ngày điều sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với các em, điều này khiến mình hiểu được những suy nghĩ của những đứa trẻ khiếm thính. Nhìn thấy học trò nói "con yêu thầy" qua cử chỉ của đôi bàn tay bé nhỏ khiến mình càng thương, muốn gắn bó lâu dài để giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất" Sỉ Thụy chia sẻ.

Hiện tại, những người trẻ lựa chọn ngành giáo dục đặc biệt đang bước vào đợt thực tập cuối cùng để chuẩn bị hành trang cho chặn đường giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết được học tập, phát triển,...và hòa nhập hơn. Tuy phía trước còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng bằng tình yêu thương và nhiệt huyết những người trẻ này sẽ vượt qua và trở thành người thầy mẫu mực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũHoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũ
22:37:04 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Xuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lâyXuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lây
23:22:25 01/02/2025
Nhóc tì nhà hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 'đốn tim' fan với biểu cảm cực đáng yêu ngày TếtNhóc tì nhà hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 'đốn tim' fan với biểu cảm cực đáng yêu ngày Tết
22:39:54 01/02/2025
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãiMột nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi
23:11:03 01/02/2025
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oanPhim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan
22:06:34 01/02/2025
Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc ThuậnHoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận
23:27:48 01/02/2025
Trấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạpTrấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạp
21:38:13 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.
Cặp song sinh nhà Phương Oanh - shark Bình gây cười với loạt biểu cảm cực tinh nghịch

Cặp song sinh nhà Phương Oanh - shark Bình gây cười với loạt biểu cảm cực tinh nghịch

Sao việt

07:30:50 02/02/2025
Mùng 4 Tết, Phương Oanh tiếp tục xả ảnh của cặp sinh đôi Jimmy và Jenny, ngay lập tức nhận bão like từ cộng đồng mạng.
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Phong cách sao

07:27:16 02/02/2025
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành, Tăng Thành Hà, Tiểu Vy, Lý Hải - Minh Hà, Hồ Ngọc Hà, Phương Oanh diện áo dài, chụp ảnh cùng gia đình nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"

Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"

Netizen

07:21:40 02/02/2025
Mới đây trên MXH, nhiều người thích thú khi xem đoạn clip ghi lại cảnh người em gái 96 tuổi đến chúc Tết anh trai 98 tuổi. Trong đoạn clip, cụ bà lễ phép nói: Năm mới, mừng tuổi anh hai khỏe mạnh, sống lâu vô thời hạn .
Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

07:18:36 02/02/2025
Từ những ngày cuối năm đến hết tháng Chạp là khoảng thời gian đền chùa tại Hong Kong rực rỡ nhất với nhiều hoạt động lễ hội và trang trí lung linh. Vào các dịp lễ lớn, lượng khách thập phương đổ về rất đông.
Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Mọt game

07:03:46 02/02/2025
Chức vô địch CKTG gần nhất của T1 hóa ra lại là điều tốt đối với sự phát triển của LPL. Phía LPL cảm ơn T1 vì đã vô địch CKTG 2024
Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Sao thể thao

07:01:20 02/02/2025
Nhìn lại thành tựu của Messi trong năm 2024 trước khi siêu sao Argentina và Inter Miami sẽ bước vào mùa giải 2025 với nhiều giải đấu quan trọng.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tin nổi bật

07:00:24 02/02/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã phát hiện nam tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp khoảng 5 lần mức kịch khung trên cao tốc.
Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Ẩm thực

06:56:20 02/02/2025
Đây là một món hấp ngon, đẹp mắt và dễ làm. Vào ngày Tết ăn nhiều thịt và các món chiên xào gây cảm giác ngán thì hãy làm món ăn này, đảm bảo ai cũng thích!
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?

Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?

Lạ vui

06:56:10 02/02/2025
Thế giới thật rộng lớn và đầy những điều kỳ diệu. Thiên nhiên chứa đầy những bí mật, nhiều trong số đó thật khó hiểu.
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?

Sáng tạo

06:53:48 02/02/2025
Hiện nay thời tiết ngày càng lạnh hơn. Nhiệt độ đã giảm mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Nó khó chịu đến mức ngay cả việc bật điều hòa và sưởi ấm vào ban đêm cũng có thể không có tác dụng gì.