Cô gái Ê đê trốn mẹ đi tìm cái chữ cho buôn làng
Đó là cô là H Mai Trang, giáo viên trường Tiểu học Quang Trung xã Đắc Plao. Để trở thành sinh viên trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt cô gái trẻ ở xã Đắc Plao, huyện Đắc Nông, tỉnh Lâm Đồng ngày ấy đã trốn mẹ vượt 30 km đường rừng đến lớp…
H Mai Trang sinh ra trong một gia đình người Ê đê nghèo nhất buôn làng thời ấy. Năm Trang 11 tuổi không may người bố qua đời. Khi ấy 5 người em của Trang vẫn còn nhỏ dại. Từ bé, H Mai Trang đã nổi tiếng khắp buôn làng là một học sinh ngoan ngoãn học giỏi. Là con gái lớn trong gia đình, Trang phải nghỉ học để theo mẹ vào nương vào rẫy trồng cây ngô cây sắn để nuôi các em. Cô H Mai Trang nhớ lại: “Ngày đó dù rất muốn đi học nhưng vì nhà nghèo, lại chỉ có mình mẹ nên tôi phải bỏ học để giúp mẹ nuôi em”.
Cô H Mai Trang về dự ĐH chiến sĩ thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8 tại Hà Nội. ( Ảnh: Phạm Thịnh)
Dù đã thôi học nhiều năm nhưng Trang khao khát được đi học trở lại. Khi trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt có thông báo tuyển học sinh đi học để về dạy chữ cho buôn làng Trang đăng ký liền nhưng khi Trang trình bày ý định, mẹ cô một mực phản đối.
Sau nhiều đêm nằm suy nghĩ, Trang quyết tâm trốn gia đình đi học cái chữ. Cô tâm sự: “Tôi cảm thấy rất buồn vì mẹ không cho đi học. Vì vậy tôi đã sắp xếp quần áo trốn mẹ để đi học trường trung cấp sư phạm”.
Gần tới ngày đi học, Trang phải lén lút mượn tiền của bà con hàng xóm để làm lộ phí. Trước đó Trang đi làm thuê cho những nhà giàu trong buôn lấy tiền mua 2 bộ quần áo mới đi học. Trong túi không có đủ tiền bắt xe, cô đành đi bộ xuyên rừng hơn 30 km đến trường. “Ngày đó đường giao thông chưa được thuận tiện như bây giờ. Tôi phải đi bộ qua những cánh rừng già để tới trường. Biết là nguy hiểm nhưng vì khao khát muốn được đi học nên tôi không sợ”, cô tâm sự.
Với tài sản là 2 bộ quần áo mới mua, Trang dùng để thay đổi trong cả tuần. Tối đến, không như các bạn trong lớp có quần áo ấm cô thường co ro ngồi học bài trong cái lạnh đến run người ở Đà Lạt. Mỗi khi nhận được học bổng, Trang lại cất cẩn thận để cuối tháng đem về giúp mẹ.
Hàng tuần, khi đi bộ về nhà xuyên qua các cánh rừng già Tây Nguyên, Trang thường chặt dây mây đem về bán. “Mỗi tuần tôi thường bán được 5 nghìn tiền dây mây cho những người trong buôn. Thế là tôi lại có tiền giúp mẹ. Một mình thường xuyên đi rừng nên đã có khi các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã lầm tưởng tôi là … giặc. Sau khi điều tra, biết tôi phải đi bộ tới trường thì các anh còn giúp đưa tôi về tận nhà”, Trang nhớ lại.
Video đang HOT
Đến giờ các thầy cô ở trường Trung cấp Sư phạm Lâm Đồng vẫn còn nhớ hình ảnh một học sinh nhỏ nhắn có năng khiếu hát múa tham gia nhiệt tình vào các hoạt động ở trường. Trang kể, có cô lần còn được đoàn làm phim mời tham gia đóng phim ở đài khí tượng Lâm Đồng.
Cô H Mai Trang trao đổi cùng các đại biểu tham dự đại hội (Ảnh: Phạm Thịnh)
Vốn có năng khiếu về các hoạt động văn nghệ, ngoài chuyên môn giảng dạy cô Trang còn phụ trách công tác đội của nhà trường. Vì vậy, 6 năm liền Trang đều đạt thành tích xuất sắc về công tác đội.
Cô tâm sự: “Ở trường tôi, đường xá giao thông cũng như cơ sở vật chất còn rất khó khăn. Đồ dùng dạy học cũng không có, trình độ hiểu biết của người dân cũng không cao, trong đó lại có học sinh dân tộc Mông không biết nói tiếng phổ thông khiến việc dạy rất khó khăn. Học sinh nào không hiểu tiếng phổ thông thì tôi lại phải học thêm tiếng dân tộc để giải thích thêm”.
Trang tự hào chia sẻ: “Cũng nhờ việc vận động học sinh đồng bào dân tộc tới trường mà hiện nay toàn xã Đắc Plao 100% các hộ đã tái định cư theo chủ chương của nhà nước. Phần lớn các gia đình đều muốn con em họ học được cái chữ”.
Để thuyết phục các em học sinh dân tộc đến trường, cô nêu các tấm gương anh chị trong buôn làng nhờ học hành mà giờ đã trở thành bí thư, phó bí thư ở huyện, ở xã.
Không chỉ là một giáo viên dạy giỏi, gia đình cô Trang còn là hộ sản xuất kinh tế giỏi của huyện. Hiện tại, gia đình cô còn trồng cà phê, nuôi bò, nuôi dê… để cải thiện kinh tế gia đình. Hàng năm, số tiền lãi gia đình cô thu được lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo VTC
Cận Tết: Xe "dù" đại náo Sài Thành
Những ngày này trên khắp các tuyến đường từ cửa ngõ phía Đông, phía Tây TP.HCM tới khu vực nội đô, xe "dù" ngang nhiên hoành hành trước sự bất lực của cơ quan chức năng.
Tình trạng xe "dù" xảy ra nhiều năm qua, tới dịp cận Tết lại bùng mạnh do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.
Ra ngõ gặp... xe "dù"
Những điểm "nóng" về xe dù là cây xăng Huệ Thiên 1, 2, 3, ngã ba 621 gần nghĩa trang thành phố, đoạn từ khu du lịch Suối Tiên (quận 9) chạy thẳng tới ngã 3 Tân Vạn, ngã 3 Vũng Tàu... Tại đây, nhiều xe dù ngang nhiên chèo kéo, bắt khách, trả hành lý mà không hề có chút e dè, sợ sệt và hoạt động suốt ngày đêm.
Không khó để nhận ra xe "dù", bởi những xe này hoạt động công khai, không lo sợ gì ngay giữa ban ngày. Nhiều xe chạy tuyến TP.HCM - Đà Lạt, TP.HCM - Phan Thiết, TP.HCM - Vũng Tàu mặc dù xuất bến tại Bến xe Miền Đông nhưng khi ra khỏi bến lại bắt đầu hành trình chèo kéo, đón khách dọc đường.
Xe vừa rời Bến xe Miền Đông tới cầu vượt Bình Phước ra Quốc lộ 1A là lơ xe "đu" người ra khỏi cửa xe vẫy đón khách. Riêng buổi sáng 16-1, phóng viên đã ghi nhận được rất nhiều xe "dù" mang các biển số 53S-4581, 72N-5280, 53S-0771, 53S-8192, 72L-3643 chạy những tuyến gần như Đà Lạt, Vũng Tàu, Long Thành (Đồng Nai), Phan Thiết...
Người dân ở đây cho biết, xe "dù" hoạt động nhiều nhất là những tuyến ngắn vì có khả năng quay đầu nhanh để tiếp tục bắt khách, một ngày như vậy mỗi xe "dù" chạy cả chục chuyến.
Đoạn dừng xe buýt trước khu du lịch Suối Tiên từ lâu đã trở thành "thủ phủ" của xe "dù". Sáng 16-1, liên tục có hàng chục xe khách loại 12 chỗ, 16 chỗ... dừng lại để "lơ xe" xuống chèo kéo khách, bóp còi inh ỏi. Đáng nói, chúng tôi thấy 2 nhóm CSGT đang làm nhiệm vụ ở khu vực này nhưng tuyệt nhiên không hề thấy xe "dù" nào bị xử lý.
Xe "dù" chèo kéo khách trước khu du lịch Suối Tiên (quận 9, TP.HCM)
Xử lý: "Bắt cóc bỏ đĩa"
Ở cửa ngõ phía Tây thành phố, trước cổng Bến xe Miền Tây, mũi tàu An Lạc, đường Kinh Dương Vương, đoạn Quốc lộ 1A từ TP.HCM đi Long An... xe "dù" hoạt động rầm rộ không kém xe xuất phát từ bến.
Xe Quỳnh Như chạy tuyến TP.HCM - Đà Lạt (mang biển số 53S-4581) còn ngang nhiên dừng lại đón khách gần 1 giờ, nhưng vẫn chưa đủ khách nên tiếp tục chạy đến ngã ba Vũng Tàu rồi vòng trở lại tiếp tục bắt khách. Chỉ trong buổi sáng xe này đã chạy vòng lại 3 lần để đón khách.
Không chỉ "đại náo" ở các tuyến đường cửa ngõ, các tuyến quốc lộ phía Đông và phía Tây thành phố, xe "dù" còn hoạt động ngay trong khu vực nội thành như ở các tuyến đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, các con hẻm trên đường Nguyễn Trãi, Tôn Thất Tùng (quận 1), Cao Thắng nối dài (quận 10), khu dân cư Bàu Cát (quận Tân Bình)... xe "dù" ẩn náu trong một xưởng sửa chữa xe ôtô. Xe "dù" ở đây chủ yếu đi Bến Tre, Phan Thiết...
Trên đường Tôn Thất Tùng, lợi dụng tuyến đường cho phép đậu xe, " xe dù" đậu lẫn với taxi, xe của các công ty để rước khách. Ở đây hàng ngày có khoảng 10 xe chuyên chạy tuyến TP.HCM - Phan Thiết.
So với những địa điểm khác, xe "dù" ở khu vực nội thành hoạt động khá chuyên nghiệp. Không rào đón khách như ở khu vực Suối Tiên hay Quốc lộ 13, phụ xe "dù" liên lạc chủ yếu với khách qua điện thoại. Khi khách đặt chỗ, chủ xe "điều" xe ôm tới chở khách ra điểm tập kết.
Ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó Trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM cho biết, Thanh tra Sở GTVT thành phố thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng bến "cóc", xe "dù"... Nhưng trên thực tế, việc xử lý chỉ như "bắt cóc bỏ đĩa", hoạt động xe "dù", bến "cóc" vẫn ngang nhiên tung hoành, đặc biệt là thời điểm cận Tết.
Theo Dân Việt
Chuyện lùm xùm dài kì sao thế giới đến Việt Nam... Trong mấy năm trở lại đây, có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng trên thế giới đến Việt Nam biểu diễn như nhóm Super Junier, Ngôi sao điện ảnh Thành Long, Châu Tấn, Ronan Keting, Triệu Vy, Ngô Ngạn Tổ, Trương Gia Huy, Kang Ta.... Tuy nhiên đằng sau đó có nhiều chuyện lùm xùm đáng nói để lại những ấn tượng không...