Cô gái bị chồng xẻo mũi, cắt tai đã hồi sinh
Một cô gái trẻ Afghanistan từng bị người chồng vũ phu xéo mũi, cắt tai, vừa được “hồi sinh” với chiếc mũi mới sau quá trình phẫu thuật tại Mỹ.
Aesha Mohammadzai với chiếc mũi mới và gương mặt không mũi trước đây. Ảnh: ITV
Aesha Mohammadzai bị cắt tai và mũi khi cô cố gắng bỏ trốn khỏi cuộc hôn nhân ép buộc với người chồng là một chiến binh Taliban. Cô bị cha ép gả cho người đàn ông này để dàn xếp một món nợ máu giữa hai bên.
Lần đầu tiên cô được thế giới biết đến là vào tháng 8/2010, khi tạp chí Time đưa hình bức ảnh chụp gương mặt không mũi của cô lên trang bìa và gây sốc cho dư luận trên khắp thế giới vì sự đối xử vô nhân đạo đối với cô dâu trẻ nói riêng và phụ nữ nói chung ở Afghanistan .
Ba năm sau thời gian kinh hoàng đó, Aesha bây giờ đang sống ở Mỹ và vừa trải qua một ca phẫu thuật tái tạo mặt thành công.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn với ITV hôm qua, cô gái 19 tuổi hồi tưởng lại những ngày tháng cô đã trải qua và kể về chiếc mũi mới của mình.
“Ngày nào tôi cũng bị chồng và gia đình ông ta ngược đãi. Cả thể xác và tinh thần”, cô nói. “Tâm trí tôi lúc nào cũng nghĩ đến chuyện bỏ trốn. Rồi một ngày, tôi không thể cam chịu thêm nữa và tôi đã bỏ chạy khỏi nơi đó”.
“Họ bắt tôi lại và giam tôi 5 tháng. Khi tôi đến tòa, thẩm phán lại trả tôi về với chồng. Đêm đó họ đưa tôi lên núi. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Họ trói tay chân tôi lại và có cả những kẻ khác cũng đang ở đó, đó là Taliban”, cô kể tiếp. “Họ nói rằng hình phạt dành cho tôi là xẻo mũi và tai. Rồi họ đã làm như thế”.
Aesha đã dùng hết sức lê bước về nhà ông ngoại. Tại đây cô được đưa đến một căn cứ của quân đội Mỹ và cuối cùng được tổ chức từ thiện Grossman Burn đưa sang Mỹ và tài trợ chi phí phẫu thuật.
Chiếc mũi mới của cô được tạo ra từ sụn ở xương sườn nằm bên dưới ngực của cô và phần da trên trán.
Aesha từng nói rằng ban đầu, cô rất sợ nhìn mình trong gương và nghĩ về tương lai. Nhưng bây giờ, cô không còn sợ nữa.
“Tôi muốn nói với tất cả những phụ nữ đang bị lạm dụng rằng hãy mạnh mẽ và đừng bao giờ bỏ cuộc”, Aesha nói.
Theo VNE
'Địa ngục trần gian' ở Afghanistan
Gần 1/3 số tù nhân được chuyển cho các nhà chức trách Afghanistan quản lý bị tra tấn dã man trong các cơ sở bí mật nhằm qua mắt sự giám sát của quốc tế.
Hai tù nhân bị xích chân ở Afghanistan.
Đó là kết luận trong một báo cáo mà Liên Hợp Quốc công bố hôm 20/1. Thực tế này có thể làm phức tạp thêm vấn đề vốn đã nhức nhối về cách thức kiểm soát sự chuyển giao an ninh trước khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm tới. Hàng trăm tù nhân dưới sự kiểm soát của NATO đang được trao cho phía Afghanistan như một phần của tiến trình chuyển giao.
Qua phỏng vấn hàng trăm tù nhân từ tháng 10/2011 tới tháng 10/2012, báo cáo 139 trang phát hiện "bằng chứng chắc chắn và tin cậy" rằng hơn một nửa những người trả lời đã phải chịu đựng nạn tra tấn hoặc lạm dụng. Trong số 79 tù nhân mà NATO chuyển cho Afghanistan trong 12 tháng này được hỏi, có 25 người bị tra tấn, tăng thêm 7% so với báo cáo của năm trước đó.
"Các nỗ lực của chính phủ Afghanistan và của ISAF (Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế của NATO) nhằm giải quyết tình trạng ngược đãi tù nhân, mặc dù khá lớn, vẫn không mang lại sự cải thiện đáng kể trong việc giảm bớt tệ nạn này", báo cáo nhấn mạnh. "Điều đó làm dấy lên lo ngại giữa một thời điểm mà chính phủ đang tiếp nhận từ tay liên quân gần như toàn bộ trách nhiệm đối với các tù nhân liên quan tới xung đột".
Liên minh châu Âu cho biết trong một thông điệp rằng khối này "thực sự lo ngại" trước bản báo cáo và kêu gọi chính phủ Afghanistan "đưa những kẻ vi phạm ra trước công lý".
Một phát ngôn viên của Tổng thống Hamid Karzai cho biết thông cáo từ văn phòng Tổng thống sẽ được đưa ra trong hôm nay (21/1).
Trước đó, Mỹ và các quốc gia khác thuộc ISAF đã ngừng chuyển tù nhân tới 9 cơ sở do người Afghanistan điều hành sau khi báo cáo hồi tháng 10/2011 của Phái bộ Hỗ trợ Liên Hợp Quốc ở Afghanistan (UNAMA) kết luận hàng trăm tù nhân - trong đó có trẻ em - nằm trong tay các lực lượng an ninh nước sở tại bị tra tấn hoặc lạm dụng.
Báo cáo mới nêu ra một danh sách các biện pháp tra tấn mạnh tay, bao gồm dùng ống dẫn và gậy gỗ đánh đập, rút móng tay, sốc điện, dọa hành quyết hoặc cưỡng hiếp... Một quan chức giấu tên cũng được dẫn lời xác nhận về sự tồn tại của các cơ sở giam giữ bí mật cùng với nạn tra tấn và ngược đãi nhằm vào tù nhân.
Theo xahoi
Mỹ: Đền tiền vì ngược đãi 71 tù nhân Iraq Một nhà thầu quân sự bị cáo buộc tội tra tấn tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib tai tiếng vừa đồng ý bồi thường 5 triệu USD cho các cựu tù nhân. Công ty Engility Holdings của Mỹ đại diện cho công ty mẹ L-3 Services cho trả khoản tiền nói trên cho 71 cựu tù nhân của nhà tù Abu Ghraib...