Cô gái 28 tuổi mắc ung thư vì ăn rau để qua đêm: Cảnh báo 4 loại rau củ càng để lâu càng “độc”, tốt nhất nên vứt bỏ
Rau xanh là thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì chúng có thể trở thành một tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Theo trang mạng Aboluowang (Trung Quốc), bệnh nhân nữ mới được chẩn đoán mắc ung thư gan do thói quen ăn rau thừa để qua đêm tên là Li Yan, 28 tuổi. Vì sống một mình nên từ lâu, Li Yan đã có thói quen nấu cơm một lần vào buổi tối, sử dụng cho cả bữa trưa hôm sau, đặc biệt thường xuyên nấu sẵn rau từ đêm hôm trước.
Gần đây, cô gái trẻ có triệu chứng đau bụng trên bên phải, kèm tiêu chảy nên quyết định tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, sau một thời gian dài uống thuốc, cô cảm thấy bệnh tình không thuyên giảm, thậm chí còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như đầy bụng chán ăn, sốt liên tục, sụt cân nghiêm trọng.
Khi đến bệnh viện kiểm tra, Li Yan vô cùng gục ngã trước chẩn đoán ung thư gan của bác sĩ. Sau khi trò chuyện với Li Yan, bác sĩ mới biết rằng thói quen ăn uống hàng ngày là thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư cho cô gái trẻ này. Bác sĩ cho biết, rau để qua đêm vừa thiếu dinh dưỡng, thậm chí còn sản sinh ra nhiều nitrite, tăng nguy cơ ung thư.
Vì sống một mình nên từ lâu, Li Yan đã có thói quen nấu cơm một lần vào buổi tối, sử dụng cho cả bữa trưa hôm sau.
Theo các bác sĩ, đồ ăn để qua đêm, đặc biệt là rau xanh, rất dễ biến chất và sản sinh nitrite… Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ biến đổi thành nitrosamine. Nếu bạn ăn một lượng vừa phải thì chỉ đủ để gây ngộ độc. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên thì nitrosamine trong thực phẩm có thể tăng nguy cơ ung thư. Ngoài nitrite, đồ ăn qua đêm còn bị mất chất dinh dưỡng và chứa nhiều vi khuẩn hơn.
4 loại rau củ càng để lâu càng nguy hiểm, tốt nhất nên loại bỏ
1. Các loại rau lá xanh (rau bina, bông cải xanh, rau cải thìa, cần tây…)
Video đang HOT
TheoTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các loại rau lá xanh như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây… chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác. Những loại rau này sẽ tạo ra nhiều nitrite hơn sau một đêm bảo quản, dù đun nóng cũng không thể loại bỏ nitrite.
Các loại rau lá xanh sẽ tạo ra nhiều nitrite hơn sau một đêm bảo quản.
Trong đó, rau bina là loại rau chứa nhiều nitrat nhất. Nitrat trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng. Nitrosamine là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
2. Món nộm
Các món nộm hay salad thường được trộn bởi vô số nguyên liệu bao gồm rau, thịt, giấm, ớt, đường, mắm… Nếu để lâu thì vi khuẩn sẽ rất dễ sản sinh, gây biến chất cho món ăn, thậm chí có thể gây hại cho đường ruột hoặc gây ngộ độc.
3. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh với sức khỏe. Thế nhưng nếu như bạn để loại củ này qua đêm sau đó làm chín lại một lần nữa thì không chỉ các dinh dưỡng quý báu trong khoai tây biến mất mà còn sản sinh ra các chất có hại, gây đầy hơi, khó tiêu cho người ăn.
4. Nấm, mộc nhĩ
Nấm và mộc nhĩchỉ thực sự ngon lành và tốt cho cơ thể nếu được ăn trong ngày. Khi để qua đêm , thành phần protein phức tạp trong nấm, mộc nhĩ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat, sẽ chuyển đổi thành chất nitrosamine nguy hiểm khi đi vào cơ thể.
Nấm và mộc nhĩ chỉ thực sự ngon lành và tốt cho cơ thể nếu được ăn trong ngày.
Lưu ý:
Để rau phát huy đúng tác dụng, tốt nhất bạn nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè. Phương pháp chế biến rau tốt nhất đó là hấp, luộc. Các gia đình nên đảm bảo nguồn rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
Sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn rau xanh
Sai lầm khi ăn rau xanh không chỉ khiến bạn bị đau bụng mà về lâu dài sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng; chất sắt giúp chống thiếu máu, thiếu sắt, cơ thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay mỗi người Việt chỉ ăn khoảng 200 gram rau xanh một ngày, giảm so với vài chục năm trước và chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hơn một nửa dân số trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến cáo.
Khi thiếu các vitamin và khoáng chất từ rau, hoa quả, cơ thể sẽ có một số biểu hiện không tích cực như dễ bị bầm tím, hay quên, mệt mỏi, dễ bị viêm nhiễm, căng thẳng, gặp vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng...
Dưới đây là những sai lầm cơ bản khi ăn rau xanh:
- Ăn rau để nguội : Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ.
Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe... Bởi vậy, hãy ăn rau khi còn nóng và để tránh tình trạng dư thừa, bạn nên nấu vừa đủ.
- Rau đã nấu chín để qua đêm : Nhiều bà nội trợ có thói quen rau còn thừa đem để trong tủ lạnh rùi bữa sau lại mang ra ăn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu gây hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân giải, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite - chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy, không nên ăn rau đã để qua đêm.
- Cho quá ít nước khi luộc rau: Chính thói quen tiết kiệm thời gian đun nước sôi, tiết kiệm thời gian của một số bà nội trợ, khiến món rau mất ngon và có phần "sượng". Vì thế, khi luộc rau bạn nên cho thêm nước, đun lửa to để rau nhanh chín và tránh tình trạng rau bị đen.
Thái rau trước khi rửa khiến cho lượng vitamin có trong rau bị hao hụt (Ảnh minh họa).
- Cắt rau trước khi rửa: Đây là thói quen cực kỳ sai lầm mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Lý giải cho trường hợp này đó là vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Vì vậy, không nên cắt rau trước khi rửa để đảm bảo chất lượng của rau.
- Luộc rau nhỏ lửa, để quá nhừ: Khi luộc rau, bạn không nên để lửa nhỏ, vì như vậy, rau bị đun lâu dẫn đến vitamin C và B1 sẽ tiêu tan. Thay vào đó, khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối để giữ màu xanh của rau, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số loại rau củ như chưa chuột, cà chua, khi ăn sống thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu. Chỉ cần rửa sạch, bạn có thể ăn sống đối với những thực phẩm này. Lưu ý là những loại quả ăn sống cả vỏ này phải là hoa quả sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xào rau quá kỹ cũng là sai lầm nhiều người mắc phải (Ảnh minh họa).
-Xào quá kỹ: Hãy nhớ, khi bạn xào nấu rau dưới ngon lửa nhỏ, hơn nữa lại trong thời gian dài, các vitamin "nhạy cảm" có trong rau củ rất dễ bị phân giải. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Những thói quen ăn rau cần bỏ ngay kẻo vừa mất chất lại dễ ngộ độc Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách, chúng sẽ trở thành nguy cơ gây bệnh. Một nghiên cứu của Đại học London (Anh) cho rằng ăn 800g rau củ quả mỗi ngày - gấp đôi lượng khuyến nghị từ WHO - sẽ có thể giúp bạn tránh xa khỏi...