Cô gái 27 tuổi tiết kiệm được gần 700 triệu trong 3 năm nhờ áp dụng 4 cách này
“Mỗi năm được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm”, Erica Leresche (27 tuổi) chia sẻ.
Khi nói đến vấn đề tiền bạc, Erica Leresche (27 tuổi) rất nghiêm túc. Trong ba năm qua, cô đã tiết kiệm được 30.000 đô la (682,7 triệu). Thu nhập của cô mỗi năm là 50.000 đô la (1,1 tỷ). Erica Leresche là một ứng viên trong cuộc khảo sát về tài chính năm 2021. Cô nằm trong top những người được gọi là “tiết kiệm” vì có thể tối đa hóa khoản tiết kiệm hàng năm ít nhất 15% tiền lương.
Leresche đang sử dụng 20% thu nhập của mình cho mục tiêu tiết kiệm để nghỉ hưu. Năm 2021, cô đã tiết kiệm được 19.500 đô la (443 triệu) vào khoản này. Leresche cho rằng kết quả này là do cô được nuôi dạy từ nhỏ.
Gia đình cô đã trải qua một số bất ổn về tài chính, bao gồm cả thời gian họ không có nơi ở. “Khi tôi còn nhỏ, khoảng 3 tuổi, cha mẹ tôi chuyển đến một khu vực khác và không có việc làm. Chúng tôi đã sống trong cảnh vô gia cư trong khoảng tám tháng”.
Leresche cũng đã chứng kiến cha mẹ của mình phải vật lộn với vấn đề tài chính như thế nào vì họ “không có bất kỳ loại tiết kiệm hưu trí nào”. Điều đó đã dạy cho cô biết cuộc sống cần tới kế hoạch tài chính như thế nào. Thậm chí cách đây 1 tháng, mẹ của Leresche còn mắc covid 19 và phải nằm viện hơn 1 tháng. Tiền viện phí lên tới nửa triệu đô (11,3 tỷ). “Bạn thực sự không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra “.
Tất cả những điều này khiến tôi muốn bản thân rèn luyện một thói quen chi tiêu và tiết kiệm. “Tôi cố gắng cắt giảm chi phí chi tiêu liên tục để thử thách bản thân,” Leresche nói. Dưới đây là bốn mẹo để cô tự thiết lập cho mình sự ổn định tài chính.
1. Tạo một loại thuế áp đặt lên bản thân
Leresche tự đánh thuế bản thân mình bằng cách: Bất kể số dư thẻ tín dụng là bao nhiêu vào cuối tháng, cô sẽ trả hết số tiền đó và sau đó gửi một số tiền tương đương 10% vào khoản tiết kiệm.
Ví dụ: Nếu bảng sao kê thẻ tín dụng của Leresche là 300 đô la (6,8 triệu), cô ấy sẽ trả hết số tiền đó cộng với khoản tiền 10% là 30 đô la (682k) vào tài khoản tiết kiệm. Cách này giúp tăng tiền tiết kiệm, giảm nhu cầu chi tiêu vì tâm lý không muốn phải trả thêm tiền vào cuối tháng.
2. Không tước đi những thứ cô yêu thích
Khi tìm cách giảm chi phí nhưng cũng đừng tước đoạt những thứ quan trọng. Thay vào đó, Leresche tìm một chi phí ít ảnh hưởng tới hạnh phúc của bản thân và cắt giảm khoản đó. “Tôi thực sự yêu thích cà phê Starbucks, vì vậy tôi sẽ mua một ly cà phê vào buổi sáng. Nhưng tôi sẽ nấu bữa trưa của mình ở nhà và mang đi”.
Video đang HOT
3. Đừng rơi vào “lạm phát lối sống”
Lạm phát lối sống xảy ra khi mức sống của một cá nhân được cải thiện do thu nhập tăng lên và những thứ trước đây được coi là xa xỉ lại trở thành những nhu cầu thiết yếu. Sự gia tăng thu nhập cá nhân khả dụng có thể xảy ra thông qua việc tăng thu nhập hoặc giảm chi phí.
Một đặc điểm nổi bật của lối sống này là sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi, coi việc chi tiêu cho các mặt hàng không quan trọng là một quyền chứ không phải là một sự lựa chọn. Điều này có thể được nhìn thấy trong thái độ cho rằng “mình xứng đáng với điều đó”, thay vì nghĩ đến những cơ hội mà việc tiết kiệm tiền sẽ mang lại.
Leresche đã làm việc tại Oregon State Credit Union trong sáu năm và trong thời gian đó, thu nhập của cô đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cô không để điều đó ảnh hưởng đến số tiền mình chi tiêu. “Thu nhập của tôi đã tăng hơn gấp đôi nhưng vẫn giữ mức chi tiêu như ban đầu. Mỗi năm khi được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm”.
4. Ưu tiên cho các khoản chi dài hạn
Leresche nói: Có rất nhiều kỳ vọng mà người khác có thể đặt vào bạn, nhưng điều quan trọng là phải quyết định xem bạn muốn gì trong dài hạn và bạn sẽ chi trả như thế nào.
Khi chọn chuyên ngành đại học Leresche cũng đã chọn một con đường sự nghiệp được trả lương cao hơn so một nghề mà cô ấy đam mê: “Tôi yêu nghề làm vườn và nghiên cứu sinh học, nhưng công việc hiện tại lại có mức lương cao hơn rất nhiều”.
Dù bạn làm gì, cũng đừng để những ưu tiên của người khác thay thế ưu tiên của bạn. “Ưu tiên và quyết định những gì bạn muốn và chỉ những gì bạn muốn vì quyết định của bạn cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn mà thôi”.
6 chiến lược đơn giản để tiết kiệm tiền khi mua thực phẩm, hàng tạp hóa
Một trong những khoản chiếm phần lớn chi phí của chúng ta chính là chi cho thực phẩm, hàng tạp hóa. Dưới đây là những chiến lược đơn giản mà hiệu quả giúp bạn dễ dàng cắt giảm chi phí này mà không tốn kém thời gian cũng như công sức.
Nếu bạn không kiếm được nhiều tiền hoặc chi phí đi lại, ăn uống đang ngày càng cao, đã đến lúc bạn cần tìm đến cách để tiết kiệm tiền mua thực phẩm, hàng tạp hóa. Điều quan trọng là bạn cần phải phân biệt được đâu là điều thực sự cần thiết, đâu chỉ là mong muốn khi ngân sách trở nên eo hẹp.
Cũng có thể, bạn thắt chặt thói quen chi tiêu của mình chỉ đơn giản là để thoát khỏi nợ nần hoặc tiết kiệm nhiều hơn cho những năm tháng nghỉ hưu sau này. Và một trong những khoản chiếm phần lớn chi phí của chúng ta chính là chi cho thực phẩm, hàng tạp hóa. Dưới đây là những chiến lược đơn giản mà hiệu quả giúp bạn dễ dàng cắt giảm chi phí này mà không tốn kém thời gian cũng như công sức.
Tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách tận dụng chương trình ưu đãi
Một trong những cách đơn giản nhất để bạn tiết kiệm tiền khi mua thực phẩm, hàng tạp hóa chính là mua các mặt hàng đang được chạy chương trình ưu đãi. Đặc biệt, nếu có món đồ nào đó bạn sử dụng khá thường xuyên, hãy nghĩ đến việc mua với số lượng lớn để tích trữ.
Với hầu hết các loại thịt, bạn có thể đông lạnh trong ít nhất 3 tháng một cách an toàn. Các sản phẩm làm từ giấy và nhiều mặt hàng khác có thời hạn sử dụng lâu hơn nhiều. Để quyết định xem đâu là mặt hàng bạn nên mua với số lượng lớn, hãy nghĩ xem bạn có sử dụng sản phẩm đó thường xuyên không, có thể bảo quản để sử dụng tốt trong thời gian bao lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng...
Ví dụ: Tuần này bạn định mua thịt bò nhưng cửa hàng lại đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho mặt hàng thịt gà, hãy cân nhắc đến việc mua thịt gà và thay đổi cho thực đơn thêm phong phú. Nếu bạn không có kế hoạch mua nhưng mặt hàng giấy vệ sinh lại đang có chương trình ưu đãi lớn khi mua 10 bịch, hãy cân nhắc mua vì đó là mặt hàng bạn thường xuyên sử dụng và có hạn sử dụng lâu.
Tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách sử dụng sổ giá
Sổ giá sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách theo dõi giá thấp nhất có thể của một mặt hàng nhằm biết thời điểm thích hợp nhất để dự trữ cũng như khoảng thời gian bạn thường sử dụng hết mặt hàng đó hoặc chu kỳ có chương trình ưu đãi.
Đừng nghĩ rằng điều này thức tạp bởi chỉ với một cuốn sổ nhỏ hoặc sử dụng ngay phần ghi chú trong điện thoại, bạn đã có thể ghi chép và sử dụng một cách hiệu quả. Hãy liệt kê giá của sản phẩm tại vài nơi bạn thường mua sắm để biết đâu là nơi bạn có thể mua được sản phẩm đó giá tốt nhất. Với việc so sánh các sản phẩm khác nhau, hãy tính giá trên đơn vị chung là 1kg hoặc 100g để tiện so sánh. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc sai lầm khi cho rằng sản phẩm này rẻ hơn sản phẩm kia mà không để ý tới việc sản phẩm đó hộp to nhưng trọng lượng tịnh chỉ bằng một nửa.
Đây là thói quen mua sắm mà chưa nhiều người có song sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ quen với cuốn sổ này và thậm chí không cần nhìn vào cũng có thể nhớ đâu là nơi mua sắm tốt nhất.
Tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách sử dụng danh sách
Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mua thực phẩm, hàng tạp hóa nếu luôn có danh sách mua sắm được lên trước. Thói quen phổ biến của nhiều người là chạy ra siêu thị, chợ mua mà không lên danh sách trước xem mình đang thiếu những gì để mua cho đủ. Kết quả là bạn vừa có thể tốn nhiều thời gian để đi đi lại lại khi mua thiếu đồ, vừa có thể tốn kém nhiều hơn khi nhặt thêm thứ này thứ kia chỉ vì thấy chúng hay ho và nghĩ rằng ngày nào đó mình sẽ dùng đến.
Một danh sách đồ cần mua sẽ phát huy tác dụng, giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Bạn cũng có thể áp dụng cách lên danh sách này với mọi việc mua sắm khác như quần áo, phụ kiện... Tờ giấy nhỏ này sẽ ngăn bạn mua hàng bốc đồng, kiểm soát chi tiêu một cách thông minh hơn. Và nhớ, điều quan trọng là bạn phải bám sát danh sách đã lên trước.
Tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách lập kế hoạch thực đơn
Nếu bạn lập kế hoạch thực đơn của mình trước 1 tuần hoặc 1 tháng, bạn sẽ có thể tận dụng các cơ hội mua hàng số lượng lớn với giá ưu đãi. Kế hoạch này cũng sẽ khiến bạn chủ động hơn trong việc bếp núc, hạn chế mất thời gian để nghĩ xem hôm nay ăn gì và đi mua đồ để nấu. Bạn sẽ nhận ra điều thú vị của việc nấu ăn tại nhà, không còn có nhu cầu ăn ngoài hàng nhiều nữa.
Chỉ cần lên mạng và gõ tìm kiếm thực đơn tuần, bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả. Hãy dựa vào đó để lên kế hoạch bữa ăn, trước mắt là 1 tuần cho mình. Bằng cách này, bạn có thể lên danh sách để mua thực phẩm, hàng tạp hoá trong 1 lần cho cả tuần mà không phải đi lại nhiều. Khi lên kế hoạch trước cho bữa ăn, bạn cũng có thể tận dụng các thực phẩm một cách hợp lý hơn, tránh lãng phí khi dùng chưa hết nhưng lại quên không dùng đến và khi nhớ ra thì phực phẩm đã hỏng. Đó chính là sự lãng phí dễ mắc phải khi bạn nấu ăn tại nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành thời gian vào một buổi cuối tuần để sơ chế thực phẩm cũng như nấu một vài món có thể bảo quản để sử dụng trong nhiều bữa. Việc có sẵn một vài món ăn trong tủ lạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức vào bếp sau một ngày làm việc bận rộn.
Tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách sử dụng phiếu giảm giá
Bạn thực sự có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách sử dụng phiếu giảm giá. Đây là cách tiết kiệm đơn giản mà khá nhiều người đang bỏ qua.
Mỗi khi đi siêu thị mua sắm, hãy để ý xem có chương trình phiếu giảm giá nào đang triển khai hoặc kiểm tra trong ví bạn xem liệu có phiếu giảm giá nào chưa được sử dụng. Một số siêu thị thường có chương trình săn phiếu giảm giá như tặng phiếu giảm 25 nghìn đồng cho hoá đơn mua trên 300 nghìn đồng cho sản phẩm của một thương hiệu nhất định. Nhớ là hãy sử dụng phiếu giảm giá đó hiệu quả thay vì để quên chúng trong ví và khi nhớ ra đã hết hạn.
Tiết kiệm tiền khi mua hàng tạp hóa bằng cách chuyển đổi thương hiệu
Sự thật là bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách chuyển sang sử dụng sản phẩm đó của một thương hiệu khác với thương hiệu yêu thích hiện tại. Khi thử khám phá những điều mới, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý hơn nhiều. Đó là do họ ít phải chi cho các chi phí quảng cáo và số tiền đó đang được chuyển vào tài khoản tiết kiệm cho bạn.
4 sai lầm tài chính cần tránh ở độ tuổi 30 Để đạt được mục tiêu tài chính của mình, tránh được một số sai lầm phổ biến về tiền bạc là điều rất quan trọng. Dưới đây là 4 sai lầm tài chính phổ biến mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải ở độ tuổi 30 và cách để tránh. Khi nói đến kế hoạch tài chính, tuổi 30 là một...