Cổ đông Nhật SMBC rút ủy quyền một thành viên HĐQT tại Eximbank
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu ( Eximbank) vừa công bố thông tin về việc ông Yutaka Moriwaki không còn là đại diện theo ủy quyền của Cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank kể từ ngày 9/12/2019.
Cổ đông Nhật SMBC rút ủy quyền một thành viên HĐQT tại Eximbank. (Ảnh minh hoạ)
Thay đổi này thực hiện theo văn bản thông báo thay đổi người đại diện theo ủy quyền của SMBC.
Ông Yataka Moriwaki được các cổ đông bầu làm thành viên Hội đồng quản trị Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020 hồi tháng 4/2017. Lúc đó, SMBC đề cử ông Yutaka Moriwaki với số lượng 123 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 10,03% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đến hiện tại, tỷ lệ này đã tăng lên 15%.
Hiện chưa rõ phía SMBC sẽ đề cử ai thay thế ông Yutaka Moriwaki trong thời gian sắp tới hay không.
Báo cáo tài chính quý III/2019 được Eximbank công bố trước đó cho biết trong kỳ, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 340 tỷ đồng, tăng tới 59% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lực đẩy lợi nhuận lại không xuất phát từ tín dụng. Trong kỳ, Eximbank chỉ ghi nhận 759 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, giảm 5,5% so với cùng kỳ.
Thực tế thì các khoản thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng (trong đó chủ yếu là thu nhập lãi từ cho vay khách hàng) vẫn tăng trưởng khá, ở mức 15% (trong đó thu nhập lãi từ cho vay khách hàng tăng 16%).
Tổng cộng, quý vừa qua, Eximbank ghi nhận 1.087 tỷ đồng thu nhập nhập hoạt động, tăng 15% so với cùng quý năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 1.102 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/9/2019, tổng tài sản của Eximbank đạt 158.596 tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay đạt 107.432 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 3,3%, thuộc hàng thấp nhất hệ thống ngân hàng.
Video đang HOT
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,71%. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng tại VAMC thì tổng tỷ lệ nợ xấu là trên 4,45%.
Bảo Duy
Theo vietnamfinance.vn
Beton 6 từng vay hàng trăm tỷ đồng tại các ngân hàng VietinBank, Vietcombank
Theo báo cáo tài chính năm 2018, Beton 6 đang vay ngắn hạn 358 tỷ đồng và dài hạn hơn 4 tỷ đồng. Về tình hình vay ngắn hạn, Beton 6 chủ yếu vay Vietinbank 188 tỷ đồng, Vietcombank 64 tỷ đồng, Eximbank 63 tỷ đồng...
Mới đây, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết đang xây dựng phương án mua, xử lý khoản nợ tại Công ty Cổ phần Beton 6 (UPCoM: BT6).
Theo đó, DATC thông báo các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hợp tác xử lý nợ thì nộp hồ sơ về DATC cùng trao đổi, thống nhất hợp tác xử lý nợ. Thời gian nộp hồ sơ đề xuất đến ngày 2/12.
Beton 6 là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường.
Báo cáo tài chính kiểm toán 2018 cho biết, Beton 6 ghi nhận khoản khoản lỗ gần 323 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 31/12/2018 đạt 342,5 tỷ đồng.
Về tình hình vay nợ tài chính, theo báo cáo tài chính năm 2018, Beton 6 đang vay ngắn hạn 358 tỷ đồng và dài hạn hơn 4 tỷ đồng.
Chi tiết về tình hình vay ngắn hạn, Beton 6 chủ yếu vay Vietinbank (188 tỷ đồng), Vietcombank (64 tỷ đồng), Eximbank (63 tỷ đồng), Quốc Dân (30 tỷ đồng).
Trong đó vay Eximbank là tín chấp, còn vay Quốc Dân (NCB) được đảm bảo bằng quyền đòi nợ đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai từ các hợp đồng thi công cung ứng sản phẩm với lãi suất 8,5%/năm.
Với hai khoản vay Vietinbank và Vietcombank, Beton 6 thế chấp bằng các khoản phải thu khách hàng với số tiền lần lượt là 58 tỷ đồng và 70 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2018, phải thu ngắn hạn khách hàng của Beton 6 vẫn duy trì ở mức cao với 385 tỷ đồng, vì thế công ty đã phải trích lập dự phòng khó đòi tới 164 tỷ đồng.
Beton 6 ghi nhận tới 393 tỷ đồng nợ quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm tính đến thời điểm cuối năm 2018.
Điều đáng nói, Beton 6 cho biết, Công ty đã gửi thư xác nhận công nợ cho khách hàng, đối tác nhưng một số khách hàng đã không phản hồi, xác nhận.
Chính điều này khiến Công ty không thể thu thập đầy đủ công nợ để đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán với số tiền hơn 57 tỷ đồng cũng như số dự phòng cần phải trích lập cho các khoản nợ phải thu quá hạn này, dẫn đến việc báo cáo tài chính 2018 có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
Chi tiết vay nợ ngắn hạn của Beton 6 tính đến cuối năm 2018
Nguồn: BCTC kiểm toán 2018 của Beton 6.
Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty đạt hơn 938 tỷ đồng, giảm 27% so với cuối năm 2017. Trong đó bao gồm 562,6 tỷ đồng tài sản ngắn hạn (giảm 36%) và hơn 375 tỷ đồng tài sản dài hạn.
Khoản phải thu ngắn hạn ở mức 385 tỷ đồng, giảm 9%; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 164 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Beton 6 ghi nhận tới 393 tỷ đồng nợ quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm tính đến thời điểm cuối năm 2018.
Nguồn: BCTC kiểm toán 2018 của Beton 6.
Kiểm toán cho biết chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán với số tiền theo sổ sách hơn 57 tỷ đồng cũng như số dự phòng cần phải trích lập cho các nợ phải thu quá hạn này.
Theo Beton 6, công ty đã gửi thư xác nhận công nợ cho khách hàng, đối tác nhưng một số khách hàng đã không phản hồi, xác nhận.
Hiện giá cổ phiếu BT6 của Beton 6 đang ở mức 1.500 đồng/cp với thanh khoản dường như không có và chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Trước đó, vào đầu tháng 10, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định tạm dừng giao dịch trên sàn UPCoM đối với BT6 do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2019. Thời gian tạm dừng giao dịch là trong ba phiên từ 2/10 - 4/10.
CTCP Beton 6 được thành lập vào năm 1958. Tới năm 2008, nhóm nhà đầu tư chiến lược HB Group đã đầu tư vào Beton 6 với đại diện là ông Trịnh Thanh Huy, Chủ tịch HĐQT HB Group.
Đáng chú ý, ông Trịnh Thanh Huy là một cái tên xa lạ trên thị trường chứng khoán. Ông Huy (sinh năm 1970), từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga.
Ông là người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga (sau đó là Masan tại Việt Nam). Ông Huy từng là Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan từ năm 1997 đến năm 2002.
Ngoài việc tham gia HĐQT của Beton 6, ông Huy còn là cổ đông lớn của CTCP xây dựng Công nghiệp (Descon); ông cũng từng đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc CTCP Bất động sản Bình Thiên An (BTA).
Ông Trịnh Thanh Huy bắt đầu tham gia vào HĐQT của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay.
Khánh Linh (T/h)
Theo antt.nguoiduatin.vn
Eximbank thông báo đại hội bất thường, bầu sếp mới Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa cho biết sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 vào tháng 3-2020 để bầu thêm một thành viên hội đồng quản trị (HĐQT). Theo đó, ngày 12-12-2019 là ngày cuối cùng Eximbank chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường...