Có dễ chặn đứng nguồn cung tài chính của IS?
Nga đang thúc giục Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua nghị quyết mới nhằm chặn đứng nguồn cung cấp tài chính cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS hiện nay được coi là “tổ chức khủng bố giàu có và tinh vi về mặt tài chính nhất thế giới”.
Nghị quyết sẽ được trình lên HĐBA LHQ trong tuần này sau khi hội đồng lên án mạnh mẽ việc IS sát hại dã man viên phi công người Gioóc-đa-ni. Người phát ngôn của phái bộ Nga tại LHQ A.Dây-xép (Alexey Zaytsev) khẳng định: “Chúng tôi đang chuẩn bị văn kiện này và hy vọng nó sẽ được Hội đồng Bảo an thông qua trong vài ngày tới”.
IS từng kiểm soát Baiji, nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq
IS được xem là một trong những nhóm khủng bố giàu nhất thế giới. Không có ước tính đáng tin cậy về giá trị tài sản bí mật của lực lượng này, nhưng trong tháng 10-2014, một quan chức Mỹ cho rằng, IS đã tích lũy khối của cải đồ sộ. Nguồn thu chính hiện nay của IS chủ yếu từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, buôn bán bất hợp pháp dầu mỏ và đồ cổ.
Theo báo cáo của Nga, các phần tử thánh chiến đã thu được ước tính 850.000-1,65 triệu USD/ngày nhờ bán dầu mỏ thông qua các nhà trung gian tư nhân, những người điều hành một đội xe tải trên các tuyến buôn lậu. Nguồn thu lớn thứ hai của nhóm phiến quân là tiền chuộc các con tin. Theo ước tính của Bloomberg, IS kiếm được khoảng 35-45 triệu USD trong năm 2014 từ những món tiền trả cho con tin. Chính phủ nhiều nước đã nhượng bộ và trả tiền chuộc nhưng một số nước như: Mỹ, Anh, Nhật Bản đã từ chối và kết cục là IS sát hại các con tin.
Nguồn thu đáng kể nữa của IS là bán các cổ vật chúng tìm được trên lãnh thổ chiếm giữ trái phép. Một quan chức tình báo nói với Guardian rằng, IS kiếm được 36 triệu USD từ al-Nabuk, một khu vực đồi núi phía tây Damas, Syria gồm có các cổ vật có niên đại lên đến 8000 năm.
Video đang HOT
Ngoài ra, IS còn thu thuế của chính người dân ở những thành phố đông đúc thuộc lãnh thổ mà chúng nắm giữ, kiểm soát lương thực và các nguồn tài nguyên quan trọng khác. Chúng cũng nhận được nguồn tiền từ các cá nhân ở các quốc gia thuộc vùng Vịnh. Các tài khoản này rất khó bị phát hiện.
Hiện các biện pháp cụ thể trong nghị quyết đang được 5 nước thành viên thường trực của HĐBA xem xét, trước khi gửi đến 10 nước thành viên không thường trực khác, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lưu Kết Nhất cho biết.
HĐBA LHQ hồi tháng 1-2014 từng thông qua một nghị quyết kêu gọi 193 nước thành viên LHQ cắt đứt nguồn thu của các nhóm khủng bố từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc. Tháng 11-2014, các chuyên gia điều tra về tổ chức Al-Qaeda của LHQ cũng đã đề xuất tiến hành thu giữ các xe tải chở dầu đi ra từ khu vực do IS và Mặt trận al-Nusra kiểm soát. Họ cũng đề nghị HĐBA LHQ ban hành một lệnh cấm buôn bán đồ cổ được vận chuyển từ Syria và Iraq trên toàn thế giới.
Dù vậy, chặn đứng được nguồn cung tài chính của IS không phải là việc dễ dàng. Ông Matthew Levitt, cựu quan chức chống khủng bố kiêm tình báo tài chính của Bộ Tài chính Mỹ, cho hay: rút kinh nghiệm từ tổ chức tiền thân như Al-Qaeda, IS không dính líu tới hệ thống tài chính quốc tế và vì thế, tổ chức này không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hay các luật chống rửa tiền và các quy định của ngân hàng. Ngoài ra, IS kiếm tiền bằng cách chính thức hóa hệ thống tài chính nội bộ trong “nhà nước” tự xưng của họ như trên. Vì thế, để có thể cắt đứt đường dây tiếp cận của nhóm này với nguồn tài chính từ địa phương rất khó.
Ông Khatteeb, Giám đốc Viện Năng lượng Iraq, cho rằng: Thổ Nhĩ Kỳ phải kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường buôn lậu dầu của IS thông qua khu vực miền Nam nước này. Nếu thực hiện có hiệu quả, biện pháp này sẽ có tác động rất lớn tới lợi nhuận của IS.
Trên tờ New York Times, ông Patrick Johnston và Benjamin Bahney) thuộc Tập đoàn RAND chia sẻ quan điểm: Những chiến lược tập trung vào trừng phạt các hoạt động kinh tế quốc tế (nhằm cắt nguồn tài chính của IS) hiện nay không còn tác dụng. Hai tác giả cho biết: “Nhân viên kế toán, hoạt động kinh doanh dầu của nhóm khủng bố này…” nên là những mục tiêu mà các nhà tình báo cần phải nhắm tới để phá vỡ nguồn tài chính của IS.
Mặt khác, ông Ahmed al-Sanee, Giám đốc Quỹ từ thiện thuộc Bộ Xã hội Kuwait, cho biết: Gần đây nước này “kiểm soát nghiêm ngặt” đối với các hoạt động gây quỹ từ thiện không có giấy phép, tránh tình trạng lợi dụng để quyên tiền cho IS.
Theo Ngọc Hà
Quân đội Nhân dân
Nga thúc giục LHQ thông qua nghị quyết cắt nguồn thu của các nhóm khủng bố
Nga đang thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) thông qua nghị quyết mới nhằm cắt đứt nguồn thu tài chính của các nhóm khủng bố, trong đó có Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), Fox News dẫn nguồn từ hãng tin AP.
Hai công dân Nhật bị IS bắt làm con tin, Kenji Goto (trái) và Haruna Yukawa (phải) trong đoạn video IS tung lên mạng ngày 20.1 - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đang chuẩn bị nội dung nghị quyết và hy vọng sẽ được thông qua trong vài ngày tới", phát ngôn viên phái đoàn LHQ của Nga ông Alexey Zaytsev cho biết hôm 4.2.
Nguồn thu chính hiện nay của các nhóm khủng bố chủ yếu từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, buôn bán bất hợp pháp dầu mỏ và đồ cổ. HĐBA LHQ hồi tháng 1.2014 từng thông qua một nghị quyết kêu gọi 193 nước thành viên LHQ cắt đứt nguồn thu của các nhóm khủng bố từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, theo AP.
Các biện pháp cụ thể trong nghị quyết đang được 5 nước thành viên thường trực của HĐBA là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp xem xét, trước khi gửi đến 10 nước thành viên không thường trực khác, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lưu Kết Nhất cho biết.
IS từng kiểm soát Baiji, nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq - Ảnh: Reuters
Hồi tháng 11.2014, các chuyên gia điều tra về tổ chức al-Qaeda của LHQ đã đề xuất tiến hành thu giữ các xe tải chở dầu đi ra từ khu vực do IS và Mặt trận al-Nusra kiểm soát. Họ cũng đề nghị HĐBA LHQ ban hành một lệnh cấm buôn bán đồ cổ được vận chuyển từ Syria và Iraq trên toàn thế giới.
IS được xem là một trong những nhóm khủng bố giàu nhất thế giới. Tính trong năm 2014, IS đã thu được khoảng 35-45 triệu USD chỉ bằng hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc.
Chính phủ nhiều nước đã nhượng bộ và trả tiền chuộc nhưng một số nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản đã từ chối và kết cục là IS sát hại các con tin. Mới đây nhất là trường hợp IS hành quyết 2 con tin Nhật Bản là Haruna Yukawa và Kenji Goto khi Tokyo không đáp ứng yêu cầu đòi 200 triệu USD tiền chuộc.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Đại kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông Gần đây "Thời báo Châu Á trực tuyến" đăng bài viết của Billy Tea, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Diễn đàn Thái Bình dương của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Mỹ, với nhan đề "Đại kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông". Một tàu Hải quân Trung Quốc đang tập trận trên Biển Đông Theo Billy...