Cô dâu lấy chồng nhưng giấu gia đình, người bố xuất hiện trong đám cưới khiến ai nhìn cũng khóc
Người đàn ông chân đi dép lê, quần áo cũ kỹ tiến vào hội trường cưới và có hành động khiến ai cũng phải rơi nước mắt.
Trên MXH Trung Quốc xuất hiện một video ngắn ghi lại hình ảnh một người đàn ông xuất hiện trên sân khấu đám cưới và có hành động khiến người xem phải khóc. Theo tìm hiểu, người đàn ông đã ngoài 60 tuổi. Ông mặc một chiếc áo phông cũ, lưng lấm tấm mồ hôi, chân đi dép lê cùng gương mặt khắc khổ đã tiến lại phía sân khấu đám cưới.
Người đàn ông đã trao chiếc phong bì đỏ đang cầm chặt trên tay cho cô dâu chú rể. Cảnh tượng này khiến ai nấy có mặt ở đó phải rơi nước mắt bởi cô dâu chính là con gái của ông. Mặc dù con gái đi lấy chồng nhưng ông chỉ biết được qua bạn học của con gái. Khi ngồi dưới sân khấu, ông chỉ lặng lẽ nhìn mà không hề buông một lời trách móc.
Theo thông tin từ những người hàng xóm, người đàn ông tên Sơn, ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ và lớn lên dưới sự chăm sóc của người chú. Vì nhà quá nghèo nên ông Sơn đã lấy một người phụ nữ có chút vấn đề về tâm thần khi gần 40 tuổi. Sau khi kết hôn, vợ ông Sơn hạ sinh con gái và đặt tên là Tiểu Linh – chính là cô dâu trong đám cưới.
Vợ ông Sơn gặp tai nạn và mất khi Tiểu Linh mới 2 tuổi. Vốn là người tình cảm, thương con gái mồ côi mẹ cho nên ông Sơn không đi bước nữa và coi con gái như báu vật. Do bản thân không được học hành và muốn con gái thoát cảnh nghèo khó vì lẽ đó ông Sơn dốc sức để cô có thể học lên cao. Bản thân Tiểu Linh vì bị bạn bè chế giễu gia cảnh cho nên sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, cô đã rời khỏi quê nhà tới Phúc Kiến làm việc. Vài năm sau, Tiểu Linh gặp Trường Giang – chú rể. Trương Giang không biết gì về quá khứ của Tiểu Linh ngoại trừ cô là con một và mẹ mất sớm.
Video đang HOT
Sau mấy năm hẹn hò, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân nhưng do Tiểu Linh không muốn nhắc tới gia đình mình. Vì thế, trước khi kết hôn Trường Giang muốn tới thăm bố vợ nhưng bị Tiểu Linh từ chối. Khi biết tới đây, nhiều người đã chỉ trích Tiểu Linh vì cho rằng cô bất hiếu, muốn hắt hủi cha già. Nhưng thực tế thì Tiểu Linh vì mặc cảm gia thế song cô vẫn gửi tiền về và thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông Sơn.
Ông Sơn hiểu rõ tấm lòng của con gái cho nên cũng không bao giờ phàn nàn. Bản thân ông tới đám cưới chỉ muốn xem con gái lấy người chồng như thế nào và chứng kiến giây phút hạnh phúc của cô. Ông không hề có định dàn dựng cảnh nhận người thân. Sở dĩ ông tiến lên sân khấu là do bị đám đống xúi giục sau khi biết là bố của cô dâu.
Ngay sau khi đoạn video được đăng tải lên mạng đã có vô số bình luận chỉ trích Tiểu Linh vì cho rằng cô bất hiếu, máu lạnh. Bởi tục ngữ có câu: ‘con không chê cha mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo’. Việc Tiểu Linh giấu giếm chuyện kết hôn với cha cô đã gây ra sự tổn thương tinh thần cho ông Sơn. Và Tiểu Linh mặc dù có thương cha già nhưng vì sự cám dỗ và phù phiếm đã hành động khiến nhiều người phải chê trách.
Lấy chồng lần hai nhưng bạn gái vẫn đòi tổ chức đám cưới
Tôi tính chỉ tổ chức tiệc báo hỷ với anh em họ hàng. Bạn gái lại nói cưới xin phải đàng hoàng, không thể đơn giản.
Tôi năm nay 32 tuổi, bạn gái kém tôi 2 tuổi. Tôi chưa từng kết hôn, còn cô ấy đang là mẹ đơn thân.
Hồi mới quen nhau, tôi không nghĩ sẽ tiến xa trong mối quan hệ tình cảm. Nói gì thì nói, tôi cũng là trai tân, không có khiếm khuyết gì. Còn cô ấy đã qua một đời chồng, lại nuôi con nhỏ.
Thực ra, ngoài việc đã qua một lần đò, tôi thấy đó là người phụ nữ tốt. Cô ấy xinh đẹp, mạnh mẽ, tự chủ kinh tế, gia đình có điều kiện. Không có ai hoàn hảo, được cái này thì mất cái kia. Tôi tự nhủ vậy và quyết định theo đuổi cô ấy.
Bố mẹ tôi không hài lòng, nhưng vì con trai quyết tâm nên không ngăn cản. Mẹ tôi chỉ nói tôi nên cân nhắc kỹ, cưới vợ là chuyện trọng đại cả đời. Con gái không thiếu, sau này con riêng, con chung phức tạp.
Tôi chỉ muốn đám cưới đơn giản nhưng bạn gái lại thích hoành tráng, dù là tái hôn (Ảnh minh họa: Sohu).
Tuy đã yêu nhau gần một năm, tôi rất ít khi đưa cô ấy đi chơi với bạn bè hay tới thăm anh em họ hàng. Mặc dù yêu, tôi vẫn cảm thấy có chút xấu hổ. Tôi sợ mọi người bàn tán việc tôi yêu người từng ly hôn. Sợ họ nghĩ tôi lấy vợ vì tham giàu, bởi điều kiện cô ấy tốt.
Tuần trước, tôi đề cập đến chuyện cưới xin, bạn gái không từ chối với điều kiện cưới xong tôi chuyển đến ở cùng mẹ con cô ấy. Rút kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân trước, cô ấy không muốn sống chung với nhà chồng.
Yêu cầu này đối với tôi quá dễ. Nhà tôi đông người, vốn không rộng rãi. Tôi đang tính cưới xong phải thuê trọ ở riêng cho thoải mái. Cô ấy đã có sẵn nhà, về đó ở quá hợp lý.
Tôi tính về bảo mẹ đi xem ngày, đưa lễ sang nhà gái nói chuyện. Đến ngày tốt, làm dăm mâm cơm mời anh em họ hàng báo hỷ là xong.
Bạn gái tôi không đồng ý như vậy. Theo ý cô ấy, đã không cưới thì thôi, cưới phải đàng hoàng, không có chuyện qua loa xong chuyện. Bạn gái yêu cầu cưới hỏi phải có tráp lễ đầy đủ, xe hoa đón đưa, mời khách ở khách sạn.
Cô ấy nói: "Lấy chồng chứ có phải làm điều gì xấu đâu mà phải giấu giếm. Đừng nói là lần 2, kể cả lần thứ 10, em cũng phải ngồi xe hoa, mặc váy cưới".
Tôi phân tích với bạn gái: Đám cưới suy cho cùng chỉ là hình thức, quan trọng sau kết hôn vợ chồng sống với nhau thế nào. Như em từng lấy chồng, đám cưới rình rang rồi cũng tan vỡ. Dù sao em cũng được mặc áo cưới một lần rồi, còn thiếu gì đâu mà phải đầy đủ.
Chính vì chuyện này, cô ấy giận tôi, mấy ngày nay không gặp, không nghe máy. Tôi nghĩ trong chuyện này, người thiệt thòi đúng ra là tôi. Tôi là trai chưa vợ, có nghề nghiệp, ngoại hình ổn. Tôi không thấy mình thiệt thòi thì thôi, cô ấy sao phải đòi hỏi như vậy?
Tôi không muốn đám cưới rình rang vì thấy hơi xấu hổ. Việc chưa có con đã có người gọi là bố chẳng có gì đáng tự hào. Chỉ cần làm đầy đủ thủ tục rồi về chung một nhà, như thế vừa đỡ tốn kém, vừa nhàn hạ, đỡ bị thiên hạ gièm pha.
Nhưng xem ra bạn gái không đồng ý với đề xuất của tôi. Tôi không biết mình có nên chiều theo ý của cô ấy không?
Chuyện tái hôn không xấu, nhưng cũng không phải là chuyện đáng để khoe khoang. Càng đơn giản, ít gây chú ý, càng đỡ bị mọi người bàn ra tán vào.
Chẳng lẽ với phụ nữ, chuyện mặc váy cưới, ngồi xe hoa thực sự quan trọng đến như vậy, dù là lấy chồng lần 2?
Phong tục kỳ lạ: Cô dâu khóc 1 tiếng/ngày, mắng chửi bà mối để mong được hạnh phúc Những cô dâu thuộc dân tộc Tujia tại Trung Quốc không chỉ khóc ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt một tháng trước đám cưới, mà còn mắng chửi bà mối với hi vọng về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trong tương lai. Mẹ, bà ngoại và người thân của cô dâu sẽ cùng khóc cưới trước khi hôn lễ được cử hành...