Cỏ dại ‘cứu đói’ thành đặc sản đắt hàng
Loại cỏ dại này có khả năng sinh sôi mạnh mẽ, thích ứng tốt với nhiều điều kiện môi trường nên bạn không cần tốn công chăm bón.
Cỏ dại “cứu đói” thành đặc sản
Trong quan niệm của phần lớn mọi người, cỏ dại thường là những giống thực vật vô giá trị, dễ bị nhổ bỏ để nhường chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng. Thế nhưng, một số loài cỏ dại nay lại “đổi đời” trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng.
Điển hình như giống cỏ dại có tên cải đất tròn (tên khoa học: Rorippa globosa). Chúng mọc nhiều ở vùng đồng bằng nước ta và một số nước khác như Trung Quốc.
Thời xa xưa, nhiều gia đình Trung Quốc đã sử dụng cải đất tròn như một loại rau “cứu đói”. Cải đất tròn có lá mềm, thân và cành mỏng, mùi thơm nhẹ nhàng. Thân và lá non có thể ăn như rau rừng, có hương vị thơm ngon, người cao tuổ.i cũng có thể ăn được. Ngoài ra, nhiều người còn dùng cải đất tròn làm thức ăn cho gia súc, bởi chúng mọc nhanh và nhiều, không cần tốn công chăm bón.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong cuốn Đại Từ Điển Dược Liệu Trung Quốc, toàn bộ cây cải đất tròn có thể dùng làm thuố.c, có vị cay nồng, tính mát. Công dụng của nó bao gồm thanh nhiệt, giải độc, kích hoạt lưu thông má.u và thúc đẩy kin.h nguyệ.t. Nó có thể dùng để điều trị bệnh vàng da, phù nề, đau họng, bỏng, nhọt và một số chứng bệnh khác.
Tại Trung Quốc, cải đất tròn còn được một số nông dân hái bán với giá 16 NDT (54.000đ)/kg, trở thành đặc sản rau quê “hiếm có khó tìm”, đặc biệt là ở thành thị.
Tuy nhiên ngày nay, một số nông dân nước này lại nhổ bỏ cải đất tròn vì chúng thường mọc gần ruộng lúa, đất nông nghiệp. Giống có dại này có khả năng sinh sôi mạnh mẽ, thích ứng dễ dàng với nhiều điều kiện môi trường nên thường hút hết dinh dưỡng của cây trồng.
Như vậy, cây trồng sẽ kém phát triển và giảm năng suất.
Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg
Loài cây này có vị đắng và tính mát, có tác dụng cầm má.u, thanh nhiệt, giải độc,...
Loài thực vật này thuộc họ lan, thường được gọi là lan tai dê gân (hoặc nhẫn diệp gân, hắc lan...).
Ở Việt Nam, loài cây này mọc ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lâm Đồng, Núi Dinh - Bà Rịa-Vũng Tàu và phân bố rất rộng ở các miền nhiệt đới và á nhiệt đới khác.
Ở Trung Quốc, loài lan này xuất hiện trong một số cánh rừng thuộc Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây... Tuy nhiên ở nước này, lan tai dê gân lại là một loài thực vật hoang dã tương đối quý hiếm.
Tại Trung Quốc, lan tai dê gân còn được biết đến với cái tên phổ biến là "kiến huyết thanh". Cái tên này bắt nguồn từ việc lan tai dê gân có công dụng đặc biệt trong việc cầm má.u. Chúng được người dân Trung Quốc coi là một loại dược liệu quý hiếm.
Theo cuốn "Tổng hợp các loại thảo dược thường dùng trong dân gian" của Trung Quốc, toàn bộ cây có thể dùng làm thuố.c.
Lan tai dê gân có vị đắng và tính mát. Nó có tác dụng làm mát má.u, cầm má.u, thanh nhiệt, giải độc, ngoài ra có thể dùng hỗ trợ điều trị chứng nóng dạ dày, ho ra má.u do nhiệt phổi... và các triệu chứng khác như băng huyết, chả.y má.u phẫu thuật, chả.y má.u do chấn thương, vết loét, vết rắn độc cắn, vết bầm tím...
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chả.y má.u khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Má.u sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.
Nhờ những công dụng tuyệt vời, lan tai dê gân rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Vì vậy, loài thảo dược này được khai thác với số lượng lớn, dẫn đến việc lan tai dê gân hoang dã ngày càng ít đi.
Trong khi đó, số lượng lan tai dê gân được trồng nhân tạo cũng rất ít, khiến chúng trở thành thứ dược liệu hiếm có khó tìm. Giá lan tai dê gân tươi rơi vào khoảng 30 - 40 NDT (106.000 - 141.000 đồng)/kg, nếu phơi khô thì thành phẩm sẽ đắt hơn rất nhiều, có thể lên đến 200 NDT (hơn 700.000 đồng/kg).
Thực tế có nhiều loại cây ở Việt Nam mọc hoang ven đường được xem như cây dại nhưng chúng lại được nhiều nước trên thế giới săn lùng, bán với giá cực cao và được xem như "thần dược".
Ví dụ, ngoài lan tai dê gân, tầm bóp được coi là quả dại ở Việt Nam nhưng sang Nhật Bản có giá 700.000 đồng/kg.
Ở Việt Nam, quả tầm bóp còn được gọi là quả: lồng đèn, lù đù, thù lù hay đồm độp... Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng, giống hình lồng đèn.
Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc bên ngoài quả bị thủng phát ra tiếng kêu rất vui tai. Tại nông thôn, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quả tầm bóp đóng khay từng được bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700.000 đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuố.c hoặc dành cho những người ăn kiêng. Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm... vì thế đây còn được dùng như một vị thuố.c Nam.
Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường. Trong các loại thực phẩm luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, giá đậu xanh (giá đỗ) là loại thực...