Có chứng chỉ IELTS, thí sinh được xét tuyển thẳng vào những trường ĐH nào?
Trong năm 2021, nếu đạt chứng chỉ IELTS với điểm số 5.5 trở lên, thí sinh sẽ có cơ hội trúng tuyển vào nhiều trường đại học trên toàn quốc.
Ảnh minh họa
ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết dự kiến sẽ xét tuyển đối với những thí sinh có điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt tối thiểu 12 điểm.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra phương án xét tuyển thẳng đối với những thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương) vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý. Ngoài chứng chỉ IELTS, thí sinh cần điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội dự kiến xét tuyển dựa trên kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế. Năm 2020, trường xét tuyển thằng thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên cùng điểm thi tốt nghiệp 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm điểm ưu tiên).
Trường ĐH Ngoại thương năm 2021 dự kiến sẽ vẫn giữ 5 phương thức tuyển sinh của năm 2020, trong đó có xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên; xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi THPT.
Năm 2020, để đăng ký vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, thí sinh phải có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương; cùng các yêu cầu cụ thể khác về điểm trung bình chung học tập.
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến năm 2021 xét kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, yêu cầu thí sinh phải có IELTS 6.0 trở lên
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết sẽ xét tuyển với những thí sinh có điểm trung bình các môn của từng học kỳ lớp 10, 11, 12 đạt từ 7 trở lên và có chứng chỉ IELTS Academic từ 5.5 trở lên.
Với những đối tượng này, điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = (Điểm quy đổi từ chứng chỉ hoặc giải) x 2 Điểm trung bình chung các học kỳ lớp 10, 11, 12 Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, nếu đạt 5.5 IELTS sẽ tương đương 8 điểm quy đổi; 6.0 IELTS tương đương 9 điểm quy đổi; IELTS 6.5 – 9.0 tương đương 10 điểm quy đổi.
Trường ĐH Giao thông Vận tải sẽ xét tuyển kết hợp (áp dụng với các chương trình tiên tiến chất lượng cao) đối với những thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên (trong đó có môn Toán và 1 môn khác không phải Ngoại ngữ).
Video đang HOT
Trường ĐH FPT cũng tuyển những thí sinh co chưng chi IELTS Academic từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh).
Trường ĐH Mỏ – Địa chất xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS đạt từ 4.5 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển của trường (trừ môn thi Tiếng Anh) đạt từ 10 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán. Số lượng thí sinh tuyển theo hình thức này không chiếm quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Trường ĐH Phenikaa thông báo tuyển thẳng những học sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS từ 5.5 trở lên; đồng thời có tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển bằng kết quả học tập bậc THPT đạt từ 22.5 điểm trở lên.
Trường ĐH Thương mại năm 2021 chưa công bố nhưng theo năm 2020, yêu cầu IELTS từ 5.5 trở lên, điểm thi 3 môn tổ hợp tốt nghiệp THPT phải từ 18 điểm trở lên.
Học viện Báo chí và Tuyên tuyền chưa có thông báo cuối cùng về tuyển sinh năm 2021 nhưng năm 2020 trường xét tuyển thẳng đối với thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực khá, hạnh kiểm tốt cả 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12)
Theo GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2021, trường dự kiến tuyển 11.250 chỉ tiêu cho 132 ngành/chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ – Kỹ thuật, Kinh tế – Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với các phương thức xét tuyển tương tự năm 2020.
4 phương thức xét tuyển năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội là xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT, quy định đặc thù trong đào tạo bậc THPT chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội và hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Xét tuyển kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế. Thí sinh cần có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge với tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên.
Ngoài ra, những thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên; có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36 hoặc có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên (hoặc tương đương) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn) cũng sẽ được tham gia xét tuyển.
Xét tuyển thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội. Kết quả thi đánh giá năng lực được sử dụng như một phương án xét tuyển khác, song song với phương thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác được ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng trong năm 2020.
GS Nguyễn Đình Đức cho biết bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực toàn diện học sinh THPT.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần. Phần 1 là tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút. Phần 2 là tư duy định tính, có 50 câu hỏi trong 60 phút. Phần 3 là khoa học gồm 50 câu hỏi trong 60 phút. Thí sinh làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính, với tổng thời gian là 195 phút, tổng điểm bài thi là 150 điểm.
Thời gian đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến, bắt đầu từ ngày 1-4 (áp dụng cho đợt thi đầu tiên tổ chức vào tháng 5-2021).
Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi.
Xét tuyển ĐH với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Rộng cửa nâng chuẩn đầu vào
Các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được miễn thi môn Ngoại ngữ và ưu tiên cộng điểm trong quá trình xét tốt nghiệp THPT.
Với việc xét tuyển đại học, cao đẳng, những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được cộng thêm điểm thành phần vào kết quả xét tuyển hoặc xét tuyển thẳng. Xu hướng tuyển sinh trên đang được nhiều trường áp dụng.
Điểm cộng trong xét tuyển
Tại Việt Nam, IELTS được coi là một trong những chứng chỉ danh giá được nhiều trường đại học sử dụng làm tiêu chuẩn đầu vào hoặc điều kiện tốt nghiệp với học sinh, sinh viên.
Thống kê của Đề án tuyển sinh năm 2020 cho thấy: 13 trường đại học mở rộng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS ở mức 5.0 - 6.5 điểm).
Đơn cử, Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển thẳng HS có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.5 trở lên điểm 3 năm học với HS chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn và ngoại ngữ trong hệ thống trường THPT chuyên trong cả nước hoặc chứng chỉ quốc tế IELTS 6.5 trở lên điểm thi THPT học sinh không chuyên.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ưu tiên xét tuyển HS có IELTS 6.5 trở lên và có tổng điểm thi THPT năm 2020 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM, năm học 2020 ở phương thức 2 (xét tuyển học sinh giỏi) và phương thức 3 (xét tuyển quá trình học tập tổ hợp môn) cũng quy định: Thí sinh có trình độ IELTS từ 6.0 - 8.0 có thể được cộng từ 12 - 20 điểm. Đặc biệt, với Chương trình cử nhân tài năng, trình IELTS từ 6.0 - 8.0 có thể cộng điểm từ 24 - 40 điểm thành phần.
Hàng loạt trường như: ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM năm 2020 cũng dành một số chỉ tiêu để xét tuyển thẳng HS dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho nhiều ngành/chương trình đào tạo. Riêng với thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5 được ưu tiên đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.
PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) cho biết: Việc các trường dành chỉ tiêu để xét HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc tuyển thẳng ngoài mục tiêu lựa chọn số HS giỏi, thực tế nhiều ngành học của các trường cũng đòi hỏi trình độ tiếng Anh đầu vào của HS khá cao.
"Việc xét tuyển kết hợp điểm thi và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, ưu tiên xét tuyển HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế giúp các thí sinh giỏi tiếng Anh có thêm nhiều cơ hội khi xét tuyển vào các trường, ngành học có tính cạnh tranh cao. HIU năm vừa rồi dành 1% chỉ tiêu xét tuyển kết quả kỳ thi SAT và 5% xét tuyển bằng kiểm tra năng lực theo dạng SAT 2. Các em ra trường rất dễ cạnh tranh với nguồn nhân lực quốc tế" - PGS.TS Hồ Thanh Phong nói.
Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
Chuẩn hóa nhiều ngành học, chương trình
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, việc các trường dần coi trọng tiêu chí môn Tiếng Anh trong tuyển sinh là thực hiện triết lý đào tạo hướng đến hội nhập và chuẩn hóa nhân lực mình đào tạo.
"Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, việc học trên các nền tảng công nghệ của sinh viên là rất lớn. Nhất là chương trình song ngữ, chất lượng cao đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tiếng Anh tốt. Giỏi tiếng Anh sẽ giúp các em có thể tham gia các khóa học không biên giới trên mạng. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực tiếng Anh giỏi thì cơ hội việc làm cũng sẽ cao và tốt hơn nhiều sinh viên yếu ngoại ngữ" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói.
Được biết, năm 2020, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM dành tối đa 10% chỉ tiêu để ưu tiên xét tuyển thẳng các ngành hệ đại trà và chất lượng cao với thí sinh tốt nghiệp THPT đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.0 trở lên hoặc tương đương (TOEFL, TOEFL iBT, TOEIC...) và có điểm trung bình học bạ trong năm học kỳ (không tính học kỳ 2 lớp 12) từng môn theo tổ hợp từ 6.5 trở lên.
Hiện, đề án tuyển sinh của nhiều trường vẫn chưa công bố. Nhưng ghi nhận nhanh cho thấy không ít trường dự kiến bổ sung vào đề án tuyển sinh thêm các tiêu chí, phương thức xét tuyển trên cơ sở kết hợp các chứng chỉ tiếng ngoại ngữ quốc tế với kết quả học THPT hoặc kết quả thi THPT quốc gia, điểm kỳ thi chuẩn hóa SAT của Mỹ.
PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: Năm 2020, ở phương thức xét tuyển thẳng nhà trường cũng dành một tỉ lệ nhất định để xét tuyển những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào trường. Năm nay, dự kiến vẫn sẽ giữ nguyên đối tượng này ở phương thức tuyển thẳng.
Việc các trường mở rộng đối tượng tuyển thẳng với những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, hoặc kết hợp xét tuyển cho thấy rõ xu hướng nâng cao chất lượng đầu vào, cũng như dần tiệm cận và chuẩn hóa các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Việc này cũng minh chứng hệ thống GDĐH Việt Nam đang từng bước hội nhập. Đây chính là bước đi quan trọng trong việc công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các quốc gia khác và chuẩn bị cho sự dịch chuyển lao động trên thị trường lao động không biên giới. PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhiều trường đại học tuyển thí sinh có IELTS từ 4.0 6.5 Trong năm 2021, nếu đạt chứng chỉ IELTS với điểm số từ 4.0 - 6.5, các thí sinh sẽ có cơ hội trúng tuyển vào nhiều trường đại học trên toàn quốc. Ảnh minh họa Trong các phương án tuyển sinh củaTrường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường đưa ra phương án xét tuyển thẳng đối với những thí sinh có chứng chỉ...