Cô chủ nhiệm lớp 6B ngày ấy
Những ngày đầu xuân này tôi nhìn thấy những hình ảnh rộn ràng, xôn xao của các em nhỏ quanh phố tôi đang sinh sống gợi lại cho tôi cái cảm giác xôn xao nhớ thời thơ ấu.
ảnh minh họa
Nhớ mùa xuân năm nào được mẹ dắt tay tới trường, nhớ lần đầu được đeo khăn quàng đỏ, nhớ lời thề khi được kết nạp vào đoàn thanh niên, nhớ những lần thi tốt nghiệp, nhớ thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những ngôi trường mình đã qua… cảm giác hạnh phúc tràn ngập. Giờ tóc đã điểm bạc, trong những nỗi nhớ ấy có cái nhớ ăn sâu vào tâm can.
Kỷ niệm biết ơn không bao giờ quên, một tấm lòng từ sự tận tâm và tình yêu thương học trò của cô giáo chủ nhiệm thời lớp 6B Trường Phổ thông cấp 1, 2 Tam Hải 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Sau Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước được 3 năm, cô như người mẹ thứ hai đã thay đổi được sự nhận thức đúng đắn của tôi về việc học tập lúc bấy giờ nó quan trọng như thế nào, cô đã truyền cho tôi tình yêu thương con người, sự cảm thông khi tôi không vượt qua chính mình.
Lúc đó, tôi là đứa học trò gầy yếu và nhút nhát, hoàn cảnh gia đình thì nghèo, cơm ăn bữa đói, bữa no làm sao còn hứng thú để đến trường, lúc này đến trường là một cực hình đối với tôi, đến trường chẳng qua là để đối phó với cha mẹ, không phải vì tôi không thích đến trường, không phải vì tôi học quá yếu tôi vẫn hiểu bài ngay tại lớp nhưng vì tôi lười học, mặc cảm, tự ti, nhận thức mông lung nó cứ lưng chừng không đầu, không cuối dễ làm tôi nản chí không muốn đi học.
Rồi nhờ một lần xuất phát từ tấm lòng vì học sinh thân yêu của cô giáo chủ nhiệm dạy môn Toán lớp 6B cô Nguyễn Phi Anh lúc bấy giờ cô còn rất trẻ mới ra trường năng động, khỏe mạnh, nghiêm khắc nhưng giàu lòng nhân ái, thấy tôi học sa sút thường hay nghỉ học, cô muốn gặp riêng tôi để tâm sự nhưng tôi rất sợ đối diện với cô, tôi luôn tìm mọi cách để tránh mặt không gặp và còn ghét cô nữa, tôi vẫn không giải thích vì sao tôi ghét cô.
Nhiều lần không gặp riêng được tôi, cô càng quyết tâm không bỏ cuộc, có lần giờ sinh hoạt chủ nhiệm cô mời tôi lên trước lớp tôi cứ nghĩ chuyến này chắc chết, chắc là cô sẽ tra hỏi nhiều lắm đây tôi sợ đến nỗi đi không nổi, nhưng nhìn cô nở một nụ cười thân thiện, hiền hòa làm tôi nghe nhẹ người. Tôi rụt rè từng bước lên bục
giảng, cô nhìn tôi và hỏi “em có hát được không?”. Tôi mừng đến nỗi nói không ra lời “dạ dạ… thưa cô em có hát được ạ”, cô ôn tồn nói trước lớp “vậy em hãy hát cho cả lớp nghe” tôi mừng quá vì tôi hát cũng kha khá nhưng vì tính tôi nhút nhát đứng trước đám đông nên không bao giờ hát, để trút được nỗi lo bị cô mắng nhiếc trước lớp vì việc học sa sút và thường xuyên bỏ học của tôi, nên tôi đồng ý hát liền, tôi giới thiệu dõng dạc “thưa cô em xin hát bài hôm qua em đến trường” (đó là bài hát Đi học, nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính).
Cô cười đôn hậu và cả lớp ồ lên vỗ tay tán thưởng, ở trên bục giảng nhìn xuống các bạn mà tôi run, khi cất tiếng hát thì tôi lại hát trật qua bài “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (của tác giả Xuân Giao), cả lớp cười ồ lên mà tôi không biết, đến khi hát được mấy câu tôi mới biết là mình hát lộn (nhầm) nhưng lỡ rồi tôi hát luôn, hát xong bài hát cô giáo là người vỗ tay nhiều và khen tôi nhiều nhất, tự nhiên tôi thấy vui hơn bao giờ hết, cô không hề nhắc đến việc tôi hát lộn bài hát làm cho tôi tự tin hơn, biết ơn cô nhiều hơn, cuối tiết sinh hoạt cô bảo tôi ở lại cô gặp tí tôi đồng ý ngay.
Tôi ở lại theo lời đề nghị của cô sau tiết chủ nhiệm chỉ còn một mình tôi và cô, tôi nhận thấy cô rất ân cần, nhẹ nhàng tâm sự với tôi như một người chị chứ không phải như cô giáo đứng trước lớp như tôi từng thấy, tôi thấy lòng mình ấm cúng lạ thường, cô nói lời lẽ thân tình, khuyên tôi rất nhiều điều nhưng đến bây giờ tôi chỉ còn nhớ mỗi điều “Em hãy mạnh mẽ lên đừng tự ti, hãy tham gia hoạt động đội nhiệt tình, siêng năng trong học tập và cô sẽ giới thiệu em vào ban văn nghệ của lớp” lúc đó tôi cũng chưa hiểu cái từ tự ti là gì, nhưng điều tôi nhớ nhất là được cô giới thiệu tôi vào ban văn nghệ của lớp, sau phút giây đó tôi nghe lòng mình lâng lâng như được bay vào không gian cô dắt tay tôi bay vào những ước mơ, ước mơ của thời thơ ấu.
Video đang HOT
Tôi vui không thể tả nổi, chia tay cô giáo chủ nhiệm tôi chạy một hơi về nhà gặp mẹ nhảy cẫng lên như cún con và khoe với mẹ “mẹ ơi! Con được vào ban văn nghệ của lớp rồi” mẹ ôm chặt tôi vào lòng và mẹ đã khóc, mẹ khóc vì sự vui mừng của tôi. Đêm đó tôi lo học và soạn bài tới khuya để chuẩn bị cho ngày mai đi học, sáng ra học môn Toán của cô giáo chủ nhiệm, cô gọi tôi lên dò bài cũ, tôi hăng hái tự tin lên bục giảng trả bài được cô khen với điểm 8, các bạn trong lớp hồ nghi là tôi được cô mớm trước (cho biết trước câu hỏi kiểm tra) tôi tức giận không kiềm chế được mình suýt đánh bạn vì tôi muốn hành động để bảo vệ cho cô giáo yêu quý của mình nhưng nhờ bạn bè can ngăn kịp thời.
Từ đó tôi siêng năng nhiệt tình tham gia hoạt động Đội thiếu niên Báo Hồ Chí Minh, tham gia hoạt động thể dục thể thao của lớp và đêm nào cũng về lo chăm chỉ ôn bài, làm bài kiểm tra và chuẩn bị ngăn nắp sách vở cho ngày mai đến trường
. Từ dạo ấy tôi thay đổi nhiều học tập tiến bộ rõ rệt hết bỏ học và vị thứ học tập trong lớp không ngừng tăng, được bạn bè yêu quí, thầy cô thương, ba mẹ vui lòng, xong học kỳ I tôi được lớp bầu làm lớp phó văn thể mỹ, tôi thấy rất tự hào và càng phấn đấu học tập, nhiệt tình tham gia hoạt động ngoài giờ và hoạt động xã hội, nhờ sự tận tâm và yêu thương học trò của cô giáo chủ nhiệm đã tạo cú hích bật dậy của bản thân tôi về mọi mặt. Nhờ cú hích ấy tôi đã thi đậu vào trường giao thông ở Đà Nẵng lúc bấy giờ được như tôi là đếm trên đầu ngón tay và sau đó tôi học tiếp bằng hai.
Có lần về thăm lại cô giáo chủ nhiệm thời lớp 6, tôi ôn lại chuyện cũ và có lần hỏi cô “sao lúc đó cô biết em hát được mà kêu em lên rồi hỏi và giới thiệu em hát vậy?”.
Cô mỉm cười nụ cười của ngày xưa hiền hậu nhưng nghiêm khắc cô trả lời vui vẻ “cô đã ra nhà em gặp ba, mẹ em để tìm hiểu về em và cô được biết em có sở trường là hát nghe cũng kha khá” nói xong cô cười vui vẻ, tôi nghẹn ngào ôm chặt lấy cô và càng yêu thương cô nhiều hơn.
Bây giờ tôi mới hiểu rõ cái từ tự ti ấy nó vô cùng nguy hiểm và cản đường cho mọi ý chí cầu tiến của một con người nhất là tuổi trẻ, nhưng để gỡ được nó cho học trò của mình là cả một tâm huyết của người thầy, phải sâu sắc quan tâm đến từng em, phải giải quyết, bố trí tổ chức logic, khoa học cụ thể và bằng tấm lòng yêu thương chân thành của tình người, xem chính các học trò của mình là những đứa em ruột thịt của mình, tôi lúc đó như chú chim non đang tập bay dễ bị gãy cánh giữa đường, cô giáo chủ nhiệm lớp 6B là đôi cánh nâng đỡ tôi bay tiếp trên bầu trời vượt qua mọi giông bão, cô đã tâm huyết xây dựng thế hệ tương lai thế hệ quyết định sự phồn vinh của xã hội. Viết tiếp những trang sách mà thế hệ cha anh đã viết dở cho sự nghiệp trồng người. Em xin gửi đến cô giáo chủ nhiệm kính yêu lời biết ơn sâu sắc, chúc cô luôn vui khỏe và tràn đầy hạnh phúc.
Kính chúc toàn thể thầy, cô giáo và cán bộ công nhân viên trong ngành Giáo dục một mùa lễ yên vui, hạnh phúc. Em xin tặng cô bài thơ để làm quà trong mùa xuân mới:
ƠN THẦY
Nữa đêm thức dậy bao trăn trở
Chuyện của ngày xưa của tuổi thơ
Công cha, nghĩa mẹ cao hơn núi
Chữ hiếu, ơn thầy tựa biển Đông
Tôn sư, trọng đạo đời ghi nhớ
Trên kính, dưới nhường tình ấm êm
Ân tình nghĩa khí trao em trọn
Thắp sáng công thầy những ước mơ.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cụ bà 76 tuổi mỗi ngày đẩy xe 24km đưa cháu đến trường
Bà Shi Yuying, 76 tuổi, ở khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc, ngày ngày đẩy chiếc xe vượt 24km đưa đứa cháu trai bị bại não tới trường suốt 4 năm qua.
ảnh minh họa
"Chừng nào tôi còn sức khỏe, chừng đó tôi còn tiếp tục đưa cháu đến trường", bà nói.
Bốn năm qua, ngày nào trong tuần cũng vậy, dù mưa hay nắng, bà cụ Shi Yuying vẫn miệt mài 8 lượt đi, về trên quãng đường từ nhà họ ở làng Daizhuyuan tới ngôi trường cách đó khoảng 3 cây số thuộc thị trấn Huangguan, khu tự trị Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc.
Bé Jiang Haowen 9 tuổi cháu bà mỗi ngày có hai buổi học ở trường, thành ra cứ sáng và chiều bà đều đưa cháu tới lớp, cuối buổi lại tới rước cháu về.
Jiang Haowen bị chứng bại não từ năm lên hai sau khi gia đình đưa em đi khám vì thấy em chậm biết đi.
Với chứng bệnh này, em không có khả năng vận động và thực hiện các thao tác phối hợp. Em không thể tự đi lại và luôn cần có người chăm sóc trong ngày.
Sau khi biết bệnh tình của Jiang, bà Shi cùng cha em đã đưa em chạy chữa tại nhiều thành phố lân cận như Nam Kinh, Liễu Châu.
Sau rất nhiều vất vả, rốt cuộc bệnh của Haowe chưa cải thiện là bao thì cả nhà đã lâm vào cảnh nợ nần chất chồng vì các hóa đơn thuốc men cho em trong suốt thời gian điều trị.
Theo các cơ quan truyền thông sở tại, bố mẹ Jiang Haowen ly hôn năm Jiang lên 4 tuổi. Mẹ em đã tái hôn với người khác, còn cha em đang làm việc tại Quế Lâm, hàng tháng gửi tiền về chu cấp cho hai bà cháu.
Em ở nhà cùng bà và bà cụ 76 tuổi Yuying trở thành người chăm sóc duy nhất cho em và thực sự đã là một người mẹ của bé Haowen khi chăm lo cho em tất cả mọi mặt trong cuộc sống sinh hoạt.
Đến tuổi đi học của Haowen, trăm ngày như một, ngoài những lúc đẩy xe đưa cháu đến trường và làm việc nhà, cứ rảnh ra bà lại xoa bóp chân tay cho cháu và chuẩn bị thuốc bắc cho cháu uống mỗi ngày.
Trước đây bà dùng xe đạp đẩy em tới trường. Sau đó, tháng 7 năm ngoái, chính quyền địa phương đã giúp gia đình một chiếc xe lăn để hỗ trợ đi lại cho hai bà cháu.
Em Jiang Haowen - Ảnh: SCMP
Mặc dù Jiang không thể đi lại, nhưng theo bà Yuying, em rất thông minh, có trí nhớ tuyệt vời, gần như không bao giờ quên những điều đã được học, và em đặc biệt giỏi toán.
"Thằng bé nói được nhưng lại không thể cầm chắc được cây bút, thế nên trong tương lai, tôi hy vọng nó có cơ hội được vào học ở một trường giáo dục đặc biệt", bà Shi nói.
Bà cũng cho biết đang tìm một ngôi trường như vậy với hy vọng một ngày nào đó có thể gửi cháu vào học nội trú.
Hiện chưa có liệu pháp nào chữa trị khỏi hoàn toàn chứng bại não, tuy nhiên cũng có những phương pháp, đặc biệt là vật lý trị liệu, có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các di chứng bệnh, tạo điều kiện để người bệnh có thể sống độc lập hơn.
Theo TTO
Thi giáo viên giỏi và chuyện chuyển-mượn học trò Để có kết quả thi giáo viên giỏi khả quan hơn, nhiều học sinh bị đánh giá là yếu, hoặc "không an toàn" bị tạm chuyển sang lớp khác; đổi lại, các em học sinh giỏi và ngoan ở các lớp khác được "mượn" để trám vào số bị tạm điều chuyển đó. Trong một lớp học, khó có thể tất cả học...