“Có cán bộ không dám kê khai tài sản, vì sợ…”
Công khai, minh bạch được cho là khâu đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy, cần làm gì để thực hiện hiệu quả vấn đề này?
“Công khai, minh bạch” nặng tính hình thức
Hồi đầu tháng 6/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên trả lời chất vấn (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII) về kết quả và biện pháp đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ, cho biết năm 2014 cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá, xét xử 256 vụ việc liên quan tới tham nhũng, với 593 bị can…
Giới chức cũng cho rằng, công khai, minh bạch là khâu đột phá, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
Đai biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội). Ảnh: NGỌC QUANG
Vậy, cần làm gì để việc công khai, minh bạch (phạm vi tài sản, thu nhập) đi vào thực chất, phát huy hiệu quả?
Trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) hôm 27/7 cho rằng, việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là vấn đề hết sức quan trọng.
“Công khai tài sản, thu nhập để quản lý cán bộ, bảo vệ tài sản nhà nước là việc làm cần thiết. Có thực hiện tốt điều này mới đánh giá đúng thực trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Theo Đại biểu Bùi Thị An, ở nước ta, việc công khai, minh bạch (thu nhập, tài sản) vẫn nặng tính hình thức.
“Trong khi tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá là rất
Thanh tra Chính phủ vừa công bố báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 về công tác chỉ đạo, điều hành. Đáng chú ý, trong số gần 1 triệu người kê khai tài sản, cơ quan chức năng chỉ phát hiện, kết luận 4 người kê khai không trung thực.
phức tạp, thì khó chấp nhận con số kê khai tài sản không trung thực chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Video đang HOT
Thực tế khác cũng cho thấy, rất nhiều người thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng, nhưng họ vẫn sống rất vương giả?
Vấn đề nằm ở chỗ, phải xác minh nguồn gốc tài sản của họ do đâu mà có?
Việc thực hiện công khai, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập, đã được quan tâm đúng mức hay chưa?”, Đại biểu Bùi Thị An đặt nghi vấn.
Ở một góc nhìn khác, Đai biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, vấn đề công khai, minh bạch tài sản, thu nhập chưa được như kỳ vọng có phần lỗi từ cơ chế quản lý, giám sát…
“Có người chỉ là cán bộ bình thường nhưng họ sắm được nhà lầu, xe hơi. Nếu bảo tiền, tài sản đó là bất minh thì chưa chắc đã đúng.
Tôi đã xem rất nhiều bản kê khai tài sản của cán bộ. Trong đó nhiều trường hợp kê khai trung thực.
Nhưng với cơ chế quản lý, giám sát hiện nay, không ít trường hợp người ta có tài sản, nhưng chưa chắc đã dám kê khai vì sợ bị “đánh bùn sang ao”.
Do đó, ở nước ta, từ cán bộ bình thường đến cán bộ cao cấp, nếu bảo họ chứng minh tài sản, thu nhập chính xác, không phải là chuyện dễ dàng.
Vấn đề công khai, xác minh tính minh bạch về thu nhập, tài sản cần phải được xem xét lại một cách thận trọng.”, Đại biểu Lê Nam nhận định.
Quản lý tài sản, thu nhập cá nhân
Theo Đại biểu Bùi Thị An việc quản lý chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ là mấu chốt vấn đề, tạo ra sự minh bạch.
“Có thể áp dụng việc quản lý thu nhập cá nhân bằng cách sử dung hình thức chuyển khoản trong việc thanh toán tiền lương, cũng như các vấn đề khác liên quan.
Ở phạm vi rộng hơn, cần hạn chế giao dịch bằng tiền mặt…”, Đại biểu Bùi Thị An đề xuất.
Cũng theo Đại biểu Bùi Thị An, bên cạnh việc kiểm soát tài sản, thu nhập cá nhân, việc kê khai phải có sự giám sát (xác nhận) từ cấp có thẩm quyền.
“Nếu để xảy ra trường hợp kê khai không trung thực thì đơn vị giám sát phải chịu liên đới trách nhiệm.
Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả vấn đề phòng chống
tham nhũng nói chung, cần tuyển chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, nhằm tránh phát sinh tiêu cực trong cơ quan được phân công nhiệm vụ”, Đại biểu Bùi Thị An nêu quan điểm.
Đại biểu Bùi Thị An lưu ý, việc công khai, xác minh tính minh bạch tài sản, thu nhập không xâm phạm quyền bí mật đời tư cá nhân đã được pháp luật bảo vệ.
“Nếu cán bộ có dấu hiệu tham nhũng về tài sản, thì đó không còn là vấn đề bí mật cá nhân nữa”, Đại biểu Bùi Thị An khẳng định.
Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM
Trong khi đó Đại biểu Lê Nam đề xuất phương án, cần có cơ chế, khuyến khích cán bộ kê khai tài sản, thu nhập một cách trung thực, hơn là đặt nặng kê khai, ép buộc…
“Nên nhớ, đừng vội phán xét tài sản của người ta như thế nào? Chỉ nên đặt câu hỏi đó khi người ta có dấu hiệu vi phạm (tài sản bất minh)”, Đại biểu Lê Nam nêu quan điểm.
QUỐC TOẢN
Theo Dantri
Thủ tướng: Năm 2020, cơ bản giải quyết được quá tải bệnh viện
Trong văn ban trả lời chất vấn vưa gưi tơi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy về tình trạng quá tải bệnh viện, Thu tương Nguyên Tân Dung hưa đên năm 2020 se cơ ban giai quyêt tinh trang nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quá tải bênh viên là vấn đề gây bức xúc trong xã hội
Phiên chât vân Thu tương tai ky hop Quôc hôi thư 8 (thang 11/2014), Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng nêu lai tình trạng quá tải bênh viên, nhất là ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Nư đai biêu đăt vân đê, tinh trang nay đã diễn ra gay gắt từ nhiều năm nay mà chưa có một vị Bộ trưởng Y tế nào dám hứa giải quyết.
Chia se vơi cai kho cua vi tri ngươi đưng đâu nganh y tê, ba Thuy chi răng, quyền hạn và nguồn lực của Bộ trưởng có hạn, một mình không thể giải quyết được.
Nư đai biêu muôn Thủ tướng nêu quan điêm, đanh gia vê tình trạng quá tải ở bênh viên, nỗi khổ và sự bức xúc của người dân vơi vân đê nay.
"Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có thể huy động nguồn lực để giải quyết tình trạng này không? Thủ tướng có cam kết gì trước nhân dân cả nước tại kỳ họp này?" - nư đai biêu đăt câu hoi trươc toan thê hôi trương.
Tuy nhiên, thơi lương phiên chât vân Thu tương khi đo co han (chi khoang 50 phut) nên câu hoi cua đai biêu Kim Thuy chưa đươc tra lơi trưc tiêp trên hôi trương.
Theo quy đinh, sau ky hop, Thu tương tiêp tuc tra lơi chât vân cua cac đai biêu băng văn bản. Trong văn ban vưa gưi tơi nư đai biêu Đa Năng, Thủ tướng xac nhân, quá tải bênh viên là vấn đề gây bức xúc trong xã hội, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tình trạng quá tải bênh viên chủ yếu ở các bênh viên tuyến Trung ương và tuyến cuối, nhất là các bênh viên chuyên khoa về ung bướu, tim mạch, chấn thương, chỉnh hình, sản, nhi.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục. Đầu tư xây mới và nâng cấp mở rộng nhiều bênh viên theo Đề án 47 và Đề án 930. Triển khai Đề án giảm quá tải bênh viên giai đoạn 2013-2020, thực hiện nhiều giải pháp đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bênh viên, tăng số giường bệnh và trang thiết bị cho các bênh viên tuyến Trung ương, tuyến tỉnh. Khẩn trương xây dựng 5 bênh viên hiện đại tuyến Trung ương và tuyến cuối với khoảng 4.500 giường. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian chờ đợi trong khám chữa bệnh. Xử lý kịp thời phản ánh của người bệnh thông qua đường dây nóng. Tăng cường năng lực cho tuyến dưới thông qua các Đề án bênh viên vệ tinh, luân chuyển cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới. Nhân rộng mô hình bác sỹ và phát triển y tế ngoài công lập.
Để giải quyết tình trạng quá tải ở nhiều bênh viên đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Ưu tiên bố trí tăng đầu tư từ ngân sách cho y tế theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước.
Thu tương cung thông tin, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, bố trí trên 36,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án bênh viên tuyến huyện, các bênh viên chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, sản, nhi và một số bênh viên đa khoa tỉnh miền núi, khó khăn. Rà soát, đưa ra một số dự án đầu tư cho y tế vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Thu hút đầu tư cho y tế từ nguồn vốn ODA của một số nước và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA)... Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động nguồn lực ngoài nhà nước, đầu tư phát triển y tế, khuyến khích các hình thức hợp tác công-tư.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên sẽ góp phần giảm tải và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng quá tải bênh viên.
P.Thao
Theo dantri
Tướng Thước: "Đại biểu Quốc hội không thể là nghị diễn, nghị gật" Cân phai xem lai tư cach Đai biêu Quôc hôi, vi nhiêu người rât săc sao, dam noi thăng, noi thât. Nhưng cung co nhiêu ngươi rất nhạt nhòa. Trao đôi vơi Bao Điên tư Giao duc Viêt Nam, Trung tương Nguyên Quôc Thươc - nguyên Tư lênh Quân khu IV, Đai biêu Quôc hôi cac khoa VIII, IX, X nhân đinh, đê...