Cô bé xương thuỷ tinh giỏi toán
Dù không thể đi lại được trên đôi chân của mình, em Lê Thị Hoài Nhớ (13 tuổi, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) vẫn ước mơ trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng.
Sinh ra chưa được 2 tuổi thì chân Hoài Nhớ bị gãy và bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh xương thuỷ tinh, cha mẹ đã cố gắng chạy chữa đưa em đi khắp các bệnh viện để điều trị nhưng vẫn không thể nào chữa khỏi.
Lê Thị Hoài Nhớ và mẹ.
Cha của em là anh Lê Văn Hoà (SN 1973), cũng bị mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ, vì thế anh không giúp được gì cho gia đình. Một mình mẹ em là chị Đinh Thị Hoa phải bươn trải nuôi chồng và hai đứa con. Trong nhà chỉ có một sào ruộng với ít hồ tiêu, dành dụm được ít tiền là chị lại vay mượn thêm đưa con đi bệnh viện chữa trị.
Đã hơn 10 năm trôi qua, sự buồn tủi và lo lắng khi chứng kiến con lớn lên trong bệnh tật, đau đớn luôn đè nặng lên đôi vai chị Hoa. Nhìn con đau đớn, lòng người mẹ như đứt từng khúc ruột mà không biết phải làm thế nào. Mặc dù đã 13 tuổi, nhưng nhìn Hoài Nhớ nhỏ nhắn như trẻ mẫu giáo. Những ngày trái gió trở trời, cơn đau cứ liên tiếp ập đến hành hạ cô bé.
Tuy bị bệnh tật và phải vào bệnh viện triền miên, nhưng Hoài Nhớ rất ham học. 5 năm liền em là học sinh giỏi và luôn được thầy cô, bạn bè quý mến. Mỗi ngày đến trường, Hoài Nhớ phải có mẹ hoặc chị gái cõng đi.
Video đang HOT
Xong giờ học, mẹ hay chị lại phải vào tận lớp đón về. Hôm nào mẹ hay chị gái chưa đến kịp, các bạn trong lớp lại thay nhau cõng em về nhà. Cứ thế, đã 5 năm trôi qua, Hoài Nhớ đến trường nhờ vào đôi tay của mẹ và chị gái.
Dù đau ốm bệnh tật, nhưng lúc nào em cũng rất lạc quan.
Về đến nhà, Hoài Nhớ chỉ ngồi một chỗ không thể đi lại được, mọi sinh hoạt, ăn ở đều do mẹ em hoặc chị gái chăm sóc. Có những hôm đau quá hay phải vào bệnh viện điều trị liên tục không thể đến lớp học được, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp đến tận nhà giảng bài để Hoài Nhớ theo kịp chương trình học.
Thầy giáo Lê Văn Lưỡng, chủ nhiệm lớp Hoài Nhớ cho biết: “Hoài Nhớ là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của lớp, em mang trong mình căn bệnh không chữa trị được.
Cả hoàn cảnh bản thân và gia đình đều hết sức khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là một học sinh tiêu biểu của lớp, nhất là môn toán em trội hơn hẳn so với các bạn trong lớp”.
Biết mình bị thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa nên em luôn cố gắng học thật giỏi. Dù ngày nắng hay mưa, (chỉ trừ những ngày đi điều trị) thì ngày nào em cũng đòi mẹ đưa đến trường đều đặn và đúng giờ.
Khi được hỏi tại sao lại muốn trở thành cô giáo, Hoài Nhớ cho biết: “Em muốn được đứng trên bục giảng bài cho các học sinh. Em biết chân bị tật không thể đứng được, lớn lên làm việc gì cũng sẽ rất khó, nhưng em vẫn muốn được đi học và sẽ cố gắng học thật giỏi”.
Nhìn vào đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của Hoài Nhớ, chúng tôi thấu hiểu được khao khát được vui đùa cùng bạn bè của em.
Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là được đi lại trên đôi chân của mình, để cùng vui chơi với bạn bè, để sau này đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho các em học sinh.
Dẫu biết ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực, nhưng gia đình em và tất cả mọi người vẫn luôn hy vọng có một phép màu nào đó đến với em.
Theo Hà Nhi/Báo Vietnamnet
Văcxin sởi và rubella được tiêm miễn phí cho trẻ 1-14 tuổi
Từ tháng 9/2014 đến tháng 6/2015, ngành y tế sẽ triển khai tiêm văcxin phối hợp sởi-rubella cho toàn bộ từ 14 tuổi trở xuống trên toàn quốc.
Theo kế hoạch được Bộ Y tế phê duyệt, các tỉnh, thành sẽ chọn một huyện triển khai tiêm thí điểm và rút kinh nghiệm. Chiến dịch được chia thành 3 đợt: Đợt 1 tiêm cho trẻ 1-5 tuổi vào tháng 9-10/2014; Đợt 2 dành cho trẻ 6-10 tuổi vào tháng 11-12/2014; Đợt 3 tiêm cho trẻ 11-14 tuổi vào tháng 1-2/2015.
Ở vùng sâu, vùng nguy cơ cao và địa bàn đi lại khó khăn, khó tiếp cận có thể tiêm chủng đồng thời trong cùng một đợt. Triển khai theo phương thức cuốn chiếu từ trường học, trạm y tế đến thôn bản.
Chiến dịch đặt mục tiêu trên 95% trẻ được tiêm. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế và nghành giáo dục... có trách nhiệm điều tra, thống kê số trẻ được tiêm. Vắcxin do Liên minh Vắcxin toàn cầu GAVI tài trợ.
Với bệnh đã có vắcxin thì tiêm ngừa là cách phòng bệnh hiệu quả. Ảnh:Dương Ngọc.
Theo Bộ Y tế, sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh rubella ở trẻ thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên hậu quả để lại với phụ nữ mang thai lại vô cùng nặng nề.
Nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh và nhiễm rubella ở trẻ sinh ra. Hội chứng rubella bẩm sinh bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ sơ sinh, vàng da, xuyết huyết, xương thuỷ tinh..., nhiều trẻ mắc đa dị tật.
Vừa qua dịch sởi bùng phát khiến gần 5.000 trường hợp mắc, ít nhất 146 ca tử vong liên quan đến sởi. Năm 2011, dịch rubella khiến nhiều thai phụ nhiễm bệnh, phải bỏ thai.
Nam Phương
Theo VNE
Xương thủy tinh: Căn bệnh hiếm gặp khó chữa Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn cho biết, xương thủy tinh là bệnh di truyền, trẻ có thể bị gẫy xương ngay từ khi còn nằm trong thời kỳ bào thai. Bệnh xương thủy tinh: Căn bệnh hiếm gặp khó chữa Giữa tháng 11 vừa qua, trường hợp của gia đình anh Đỗ Văn Phương, trú tại Nhổn, Từ Liêm, Hà Nội,...