Cô bé Việt 12 tuổi vào đại học top 1% thế giới
Alisa Phạm (12 tuổi) hiện là sinh viên nhỏ tuổi nhất của Đại học Công nghệ Auckland (AUT) tại New Zealand và vượt qua kỷ lục mà chị gái mình lập cách đây 2 năm.
Năm 2020, chị gái của Alisa là Vicky Ngô Ngọc từng được nhận vào học tại AUT khi 13 tuổi và là sinh viên trẻ nhất của trường vào thời điểm đó. Trước đó, Vicky lập “cú đúp” khi học hết trung học cơ sở, hoàn thành chương trình lớp 12 và thi đại học chỉ trong 1 năm. Cô tốt nghiệp song bằng 2 chuyên ngành Toán ứng dụng và Kinh tế tại AUT và đang theo học Tiến sĩ về khoa học dữ liệu.
“Alisa là sinh viên trẻ nhất từ trước đến nay của chúng tôi. Thành tích học tập, sự trưởng thành và thông minh của cô bé khiến chúng tôi ấn tượng” – phát ngôn viên của AUT, Alison Sykora nói.
Trước đó, cô bé từng theo học tại trường St Thomas vào năm 2018, hoàn thành chương trình học trung học trong 10 tháng và nhanh chóng được theo học tại trường Selwyn College vào năm ngoái.
Cũng như chị gái của mình, Alisa đã đăng kí vào trường AUT. Mặc dù không được chấp nhận vào ngành Luật, cô bé đã trúng tuyển Cử nhân Nghiên cứu Truyền thông của AUT với chuyên ngành kép về xây dựng thương hiệu kỹ thuật số và thương hiệu sáng tạo ở độ tuổi học cấp 2. Cô bé nói rằng việc được nhận vào học ngành truyền thông có thể là “một điều may mắn khôn nguôi” vì ước mơ của mình là trở thành một nhà báo.
AUT trở thành một trường đại học từ năm 2000, và hiện là trường đại học lớn thứ 2 ở NewZealand. Trường có mặt trong top 40 trường đại học dưới 50 tuổi hàng đầu thế giới, theo Times Higher Education và được xếp hạng trong nhóm 1% và nhóm 300 (251-300) đại học hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, Alisa cũng được Văn phòng Tuyển sinh Đại học của Đại học Stanford phỏng vấn với tư cách là 1 ứng viên tiềm năng.
AUT cho biết họ đã sắp xếp cho Alisa những đặc quyền giống như chị gái của mình. “Điều này bao gồm các sắp xếp an ninh đặc biệt, 1 đại sứ đi cùng cô ấy đến các lớp học trong học kỳ đầu tiên, và các cuộc họp thường xuyên với nhân viên hỗ trợ”.
Video đang HOT
Viện Đại học Công nghệ Auckland
Mặc dù có trí thông minh cao, Alisa rõ ràng vẫn là một đứa trẻ 12 tuổi vô tư, hồn nhiên. Alisa cho biết em thích chơi bóng, bơi lội và nghệ thuật. “Em thích vẽ truyện tranh và thiết kế thời trang khi ở một mình, nhưng với bạn bè, em thích chơi thể thao hoặc chơi game. Em cũng giống như tất cả các bạn bè khác thôi” – Alisa nói.
Mẹ của Alisa cho biết Alisa “rất thông minh” ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu tự đọc sách từ năm 2 tuổi và đã suy nghĩ về việc giải quyết các vấn đề của thế giới.
“Alisa cũng rất giỏi về ngôn ngữ, và tôi rất ấn tượng về cách Alisa có thể thông thạo tiếng Anh trong vài năm ngắn ngủi” – mẹ của Alisa nói.
Mẹ cô cho biết Alisa, với sự hướng dẫn của bà, đã đã điều hành các chương trình trực tuyến và đưa ra lời khuyên cho các trẻ em Việt Nam khác, và gần đây đã tham gia với tư cách là một diễn giả để hỗ trợ trẻ em Việt Nam mồ côi cha mẹ vì Covid-19.
Alisa còn tích cực đầu tư vào thị trường chứng khoán NZ trong ba năm qua.
Trong tương lai, Alisa vẫn dự định lấy bằng luật sau khi hoàn thành chương trình học về truyền thông, nhưng ước mơ của cô là làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
“Em muốn theo đuổi sự nghiệp truyền thông và ước mơ của em là trở thành một nhà báo” Alisa nói.
Tuyển sinh Đại học 2022: Những điều chỉnh mới thuận lợi cho thí sinh
Một trong những dự kiến điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là lọc ảo đối với các phương thức xét tuyển.
Chủ trương này sẽ được Bộ và các trường đại học thống nhất tại Hội nghị tuyển sinh diễn ra trong tuần này.
Tuyển sinh đại học 2022, thí sinh đăng ký xét tuyển 1 lần sau khi biết điểm thi THPT. (Ảnh minh họa)
Đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT duy nhất 1 lần
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, về cơ bản, Quy chế tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như các năm trước. Từ nay đến khi tổ chức thi, Bộ sẽ quyết định thời điểm, số lần tổ chức thi để đảm bảo thuận lợi, công bằng cho thí sinh. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12, đề thi mẫu thí sinh có thể tham khảo năm 2021.
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức triển khai công tác đăng ký trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin của Bộ. Do đó, việc đăng ký xét tuyển của thí sinh chủ yếu theo hình thức trực tuyến, trừ trường hợp đặc biệt vẫn có thể đăng ký trên giấy, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của công tác tuyển sinh.
Năm 2022, Bộ GD-ĐT dự kiến hoặc sẽ lọc ảo đối với phương thức xét học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT, hoặc sẽ lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc chung tất cả các phương thức. Đối với lọc ảo các phương thức xét tuyển có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, các phương thức xét tuyển chỉ cần sử dụng kết quả từ một môn thi tốt nghiệp THPT kết hợp với các hình thức xét tuyển khác như môn thi năng khiếu, kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế... đều sẽ được Bộ GD-ĐT chạy lọc ảo chung toàn quốc.
Một điểm mới quan trọng khác đang được Bộ GD-ĐT dự kiến là năm nay thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học (ĐH) bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT duy nhất 1 lần. Bà Nguyễn Thu Thủy cho hay, Bộ dự kiến sẽ tách việc đăng ký nguyện vọng tuyển sinh ĐH với đăng ký thi tốt nghiệp. Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển ĐH sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Như thế, thí sinh sẽ đăng ký 1 lần, không phải điều chỉnh nguyện vọng như những năm trước.
Thông lệ hằng năm, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH trên cùng một phiếu, sau khi biết điểm thi, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng một lần hoặc 3 lần như năm 2021. Bà Thủy lý giải, một lần ở đây không phải là đăng ký rồi thì không thay đổi mà là thực hiện đăng ký xét tuyển chỉ trong khoảng thời gian quy định, ví dụ 3-4 tuần sau khi thí sinh đã cân nhắc tất cả các lựa chọn.
Khoảng thời gian này đủ cho các em lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về các nguyện vọng đăng ký tuyển sinh của mình. Hơn nữa, các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các trường khác nhau ở các phương thức tuyển sinh khác nhau sẽ được xếp thứ tự ưu tiên của thí sinh từ 1 đến hết. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên nhất, mong muốn nhất được trúng tuyển của thí sinh.
Sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho thí sinh từ khâu đăng ký, xét tuyển đến đảm bảo tính công bằng, minh bạch khách quan giữa các phương thức tuyển sinh trong một ngành và giữa các trường với nhau. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong khâu xét tuyển. Cũng theo bà Thủy, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng, áp dụng có lộ trình tạo thuận lợi cho các trường, thí sinh trong việc xác định ưu tiên, vận dụng chính sách ưu tiên.
Không tái diễn "lò" luyện thi khi tổ chức thi riêng
Năm 2022, điểm đáng chú ý của Quy chế tuyển sinh là cho phép các trường đại học được đa dạng phương thức tuyển sinh như dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, tự tổ chức thi riêng hoặc xét tuyển theo nhóm trường, xét tuyển bằng học bạ, chứng chỉ quốc tế. Dù lựa chọn phương án nào, các trường cũng phải sớm công khai trong đề án tuyển sinh, đảm bảo công bằng cho thí sinh và không gây bức xúc xã hội.
Quy chế quy định, nếu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, xét tuyển; các cơ sở đào tạo phải công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành, trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các môn thi thành phần của bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi.
Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD-ĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng; điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2; khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này.
Các cơ sở đào tạo có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; phải thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 6 Điều 10 của Quy chế này.
Nếu không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, các cơ sở đào tạo được lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.
Nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của cơ sở đào tạo khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển phải quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) đảm bảo các yêu cầu: Công bố Đề án tuyển sinh đúng quy định, không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng (lấy kết quả từ cao xuống thấp), công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.
Có thể nói, việc không sửa đổi Quy chế sẽ giúp địa phương chủ động sớm xây dựng các phương án bảo đảm tổ chức thành công kỳ thi phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế, nhất là diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều thầy cô cho rằng, Bộ GD-ĐT cần sớm quyết định có công bố đề thi minh họa hay không? Vì dù giữ ổn định về Quy chế, nhưng năm học này ảnh hưởng của COVID-19 nặng nề, thời gian dài học sinh phải học trực tuyến và Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn tổ chức dạy và học thích ứng với tình hình dịch COVID-19. Việc công bố đề thi minh họa được cho là cần thiết để giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh yên tâm hơn, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
Về dự kiến phần lọc ảo chung phương thức xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, Luật Giáo dục ĐH hiện quy định các trường có thể tuyển sinh nhiều lần trong năm. Vậy với những trường ĐH tư thục tháng nào cũng tuyển sinh và thí sinh đã nhập học xong xuôi hết rồi thì lọc ảo ra sao?
Thực tế, hiện nay các trường ĐH được tự chủ tuyển sinh, trường ĐH được quyết định phương thức xét tuyển, còn Bộ GD-ĐT quyết định chương trình kế hoạch để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Hiện nay, thí sinh đã trúng tuyển rồi sẽ bị khóa "sổ" không còn cơ hội lần xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT... Bởi thí sinh tham gia các kỳ thi riêng hoặc các phương thức xét tuyển khác sẽ có nhiều em đỗ ĐH trước khi tham gia kì thi tốt nghiệp THPT là thực tế sẽ diễn ra trong mùa tuyển sinh năm nay.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; không bao gồm các nội dung được tinh giản đi nhằm phục vụ dạy và học ứng phó dịch COVID-19 mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Đề thi được xây dựng đáp ứng yêu cầu của kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh. Bộ GD-ĐT xây dựng cấu trúc, định dạng đề thi, công bố đề thi tham khảo; hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để tổ hợp thành các đề thi bằng phần mềm chuyên dụng, cung cấp cho các địa phương tổ chức thi, bảo đảm cân bằng giữa các vùng miền, các tỉnh và giữa các đợt thi (nếu tổ chức nhiều đợt thi). Bộ GD-ĐT cùng các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi để bảo đảm an toàn, nghiêm túc, thiết thực, khách quan, công bằng.
Những điểm mới trong xét tuyển đại học năm 2022 Năm 2022, dự kiến thí sinh đăng ký xét tuyển đại học chỉ một lần. Thí sinh có khoảng thời gian từ 3-4 tuần để cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng về các nguyện vọng. Thông tin về công tác xét tuyển đại học năm 2022, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho...