Cô bé 11 tuổi giành giải Nhất cuộc thi Olympic tiếng Anh Hải Phòng
Ấn tượng cùng sân chơi tiếng Anh cực ‘chất’ của Apax English tại Hải Phòng
Là một sân chơi học thuật được đầu tư kỹ lưỡng, Olympic tiếng Anh Hải Phòng được tổ chức bởi Hệ thống trung tâm tiếng Anh cho trẻ em uy tín Apax English nhận được sự quan tâm sâu sắc của Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hải Phòng, các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, đặc biệt là các bậc phụ huynh và học sinh trên địa bàn thành phố.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh được Apax English triển khai tại Hải Phòng đã mang lại sân chơi bổ ích cho các em học sinh.
Vượt qua gần 2000 thí sinh đăng ký tham dự, 50 em học sinh nhí xuất sắc nhất đã góp mặt tại vòng Chung kết Olympic tiếng Anh thành phố Hải Phòng vào ngày 25/6 vừa qua. Tại vòng Chung kết, các thí sinh phải trải qua 3 phần thi vô cùng gay cấn bao gồm: Hỏi nhanh đáp gọn, Tỏa sáng tài năng và Hùng biện bằng tiếng Anh. Qua các vòng thi các thí sinh tham dự khiến khán giả không khỏi trầm trồ và thán phục bởi những câu trả lời vô cùng xuất sắc và hiểu biết.
Cô bé Diệp Minh Anh đã xuất sắc lên ngôi vô địch tại cuộc thi lần này.
Với khả năng nói tiếng Anh xuất sắc cũng như sự am hiểu các kiến thức xã hội tốt, bé Diệp Minh Anh đã trở thành Quán quân của cuộc thi Olympic tiếng Anh Hải Phòng. Không chỉ giỏi tiếng Anh, cô bé 11 tuổi Diệp Minh Anh còn sở hữu giọng ca thiên thần trong phần thi Tỏa sáng tài năng khiến cả hội trường nín lặng và vỡ òa xúc động
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Anh ngữ Apax cho biết: “Triển khai và nhân rộng những cuộc thi kiến thức là một trong những cách tạo cho trẻ sự hứng thú với tiếng Anh. Điều này giúp sẽ được trẻ tiếp thu và học tập một cách tự nhiên mà không cảm thấy nhàm chán. Đây cũng chính là những điều mà Apax English luôn hướng tới bên cạnh việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy nhằm giúp trẻ em Việt Nam tự tin trở và thành người dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Cùng với đó, việc chúng tôi lựa chọn tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Anh đầu tiên của Apax English tại Hải Phòng cũng xuất phát từ mong muốn tạo điều kiện cho không chỉ trẻ em tại các thành phố lớn mà tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước có cơ hội trải nghiệm môi trường học tiếng Anh thật sự chất lượng”.
Cùng với đó, chị Chị Lê Thị Bình – phụ huynh bé Uông Quang Hưng) cũng chia sẻ: “Cuộc thi Olympic tiếng Anh lần này do Apax English tổ chức đã tạo dựng một sân chơi rất bổ ích cho các con. Đây là những cơ hội rất quý báu để các con có cơ hội thể hiện bản thân và trau dồi khả năng tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”.
Những cuộc thi như Olympic tiếng Anh nhận được sự ủng hộ từ đông đảo phụ huynh học sinh.
Video đang HOT
Olympic tiếng Anh Hải Phòng được các chuyên gia đánh giá là cuộc thi vô cùng lý thú và bổ ích dành cho học sinh tiểu học và Trung học cơ sở được Hệ thống trung tâm tiếng Anh trẻ em Apax English tổ chức hàng năm.
PV
Theo tiin.vn
Ai xứng đáng được vào đề thi?
Xu thế đưa các nhân vật trong giới nghệ sĩ, hoặc người có ảnh hưởng cộng đồng mạng vào đề thi ngày càng nhiều. Thế nhưng...
Thí sinh căng thẳng trước giờ thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đưa những nhân vật, sự kiện thời sự được nhiều người quan tâm vào đề thi là rất đáng khen. Nhưng một đề thi phải đạt đủ các yếu tố: vừa kiểm tra trình độ, năng lực của học sinh vừa phải định hướng nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục
Trương Minh Đức (giáo viên môn văn Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM)
Từ Bà Tưng và Ngọc Trinh...
Năm 2013, một đề thi chọn học sinh giỏi văn ở Hải Phòng đã bất ngờ đề cập đến hai cô gái: người mẫu Ngọc Trinh với câu trả lời phỏng vấn "gây sốc": "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" và Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội cũng có một câu nói "bá đạo": "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền".
Đề thi yêu cầu thí sinh viết một bài văn tối đa 800 chữ về chủ đề "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ".
Khó có thể nói đề thi này không "dậy sóng" khi cả hai nhân vật đều khá nổi tiếng trên các trang mạng và có từ khóa được tìm kiếm nhiều vào thời điểm đó.
Nhưng thật bất ngờ vì không phải chỉ các bậc phụ huynh mà khá nhiều học sinh thời điểm đó đã bày tỏ thái độ không thích đề văn này. Đơn giản "vì không thích quan điểm sống đó, không thích các cô gái đó". Những ý kiến phản đối của người lớn cũng đều cho rằng "không nên gián tiếp cổ súy cách nghĩ này".
Tuy nhiên cũng có một số học sinh và người trưởng thành nhưng còn ở lứa tuổi trẻ trên các diễn đàn ở mạng xã hội lại bức xúc về "sự chế nhạo" với các cô gái này bởi: "Dù gì họ cũng là những người thẳng thắn, dám nói lên suy nghĩ thật của mình"; "Mỗi người một cách sống. Với một đề mở, học sinh có quyền bày tỏ chính kiến khác nhau, đó cũng là mục đích ra đề. Vậy thì tại sao phải phản đối"...
Những ý kiến như vậy rất nhiều và đề thi sau đó đã biến thành những cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Đến Chi Pu...
Năm 2017, đề văn kiểm tra cuối học kỳ 1 đối với học sinh lớp 10 Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) đã có câu hỏi về ca sĩ Chi Pu (chiếm 7/10 điểm của đề):
"Chi Pu tên thật là Nguyễn Thùy Chi, cô bắt đầu nổi danh từ cuộc thi Miss Teen năm 2009, hiện là một hot girl được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tháng 10 vừa rồi, Chi Pu tung MV Từ hôm nay đánh dấu chuyển mình trở thành ca sĩ.
Ngay lập tức, cô vấp phải nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Hương Tràm là người đầu tiên đưa ra quan điểm mạnh mẽ: "Không biết hát thì đừng mang nghề ca sĩ ra để kiếm tiền". Tóc Tiên, Thanh Lam, Thu Minh, Quốc Thiên, Văn Mai Hương... cũng có cùng quan điểm.
Không chỉ vậy, ảnh chế về cô xuất hiện ở khắp nơi. Những đoạn clip xuyên tạc thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Mặc cho dư luận "ném đá", giọng ca Từ hôm nay cho biết cô không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều này. Hiện cô vẫn tập luyện thanh nhạc để chứng minh con đường mình chọn là đúng, mỗi tháng cô sẽ cho ra mắt một MV. Hãy hóa thân vào Chi Pu, viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm kể về một ngày của mình sau khi ra mắt MV Từ hôm nay".
Nhiều bạn trẻ ủng hộ Chi Pu và hào hứng với đề thi. Nhưng lại tiếp tục có nhiều ý kiến băn khoăn "Chi Pu là ai? Đã có đóng góp gì? Có phải tấm gương để giới trẻ học theo không". Một số người còn giận dữ cho rằng ngành giáo dục đang "nhảm nhí hóa việc dạy học, thi cử".
Và Sơn Tùng
Ca sĩ Sơn Tùng, nhân vật được đưa vào nhiều đề thi văn - Ảnh: Internet
Dù còn các ý kiến tranh cãi nhưng ở nhiều nhà trường vẫn tiếp tục xuất hiện những đề văn hỏi về thông điệp bài Lạc trôi của Sơn Tùng như đề thi Khảo sát chất lượng THPT quốc gia lần 3 năm học 2016-2017 môn ngữ văn 11 của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc.
Thậm chí Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội còn đưa ra một đề văn bị nhiều người cho là "trẻ không tha, già không thương" khi lấy chuyện PGS.TS Bùi Hiền nghiên cứu cải tiến tiếng Việt và bị dư luận "ném đá" để học sinh phát biểu suy nghĩ.
Cô Trần Phương Loan, tổ phó tổ văn Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, cho rằng học sinh phải có thông tin và biết sàng lọc thông tin để bày tỏ chính kiến. Vì thế đề thi này hoàn toàn bình thường.
Nhưng nhiều giáo viên dạy văn nhiều trường ở Hà Nội lại bày tỏ ý kiến không đồng tình vì cách đưa câu chuyện của ông Bùi Hiền vào đề thi dễ làm người ta hiểu theo chiều hướng mỉa mai, phê phán. Trong khi đây chỉ là một nghiên cứu khoa học.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, cô Trịnh Thu Tuyết - những giáo viên dạy văn lâu năm ở Hà Nội - đã gọi cảm giác của họ trước loại đề trên là "nỗi hoang mang, ngỡ ngàng" và có cảm giác lo khi nhiều giá trị truyền thống bị lung lay vì các nhà trường cho học sinh cơ hội "xét lại".
Nhìn lại thì hầu như những nhân vật ngoài đời thật được đưa vào đề thi gần đây đều bị phản ứng nhiều hơn là ủng hộ và kỳ vọng "tạo cảm hứng" cho học sinh cũng bị hạn chế vì có nhiều học sinh không biết và không thích các nhân vật cụ thể này.
Tuy nhiên, cá biệt cũng có những đề thi chọn nhân vật của công chúng hiện thời được đánh giá là thành công. Trường THCS Diêm Điền, Thái Bình đã cho học sinh bày tỏ suy nghĩ về một câu trong bài hát Thái Bình mồ hôi rơi của nam ca sĩ Sơn Tùng: "Chạy theo đam mê, con sợ con quên đi quê hương. Quên mất một điều tuyệt vời, con mãi là người con Thái Bình, là con bố mẹ".
Sơn Tùng từng hát và khóc vì xúc động và muốn đây là món quà tặng cho quê hương. Và đề văn cũng dành cho học sinh quê hương Thái Bình. Có lẽ hợp tình, hợp cảnh nên đây là trường hợp ít ỏi đề văn lấy nhân vật showbiz mà không bị ném đá.
Cán bộ coi thi mang đề lên phòng thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Cần cân nhắc
"Không có quy định nào cấm đoán hay đặt "chuẩn" cho nhân vật xứng đáng đưa vào đề thi. Nhưng tôi nghĩ những kiểu đề như vậy chỉ nên cân nhắc đưa vào đề kiểm tra tại lớp chứ không nên dùng làm đề thi ở phạm vi rộng hơn và cũng không nên lạm dụng vì không phải học sinh nào cũng biết và thích Sơn Tùng, Chi Pu... Tôi biết có những học sinh thích nhạc cách mạng hay bài hát nước ngoài, ca sĩ nước ngoài. Vậy bắt các em làm văn về nhân vật mình không biết thì không phù hợp" - cô Doãn Tuyết Mai (Trường Nguyễn Siêu, Hà Nội) chia sẻ.
Theo tuoitre.vn
Câu chuyện truyền cảm hứng từ nữ tình nguyện viên khuyết tay tiếp sức mùa thi đầy nhiệt huyết Dù không may mắn có một cơ thể lành lặn như bao người khác nhưng Phạm Thị Hồng Mai (sinh viên trường ĐH Hàng hải Việt Nam) vẫn khiến mọi người phải nể phục bởi những hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi. Sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng có bố là kỹ sư và mẹ là bác sĩ nhưng...