Có bất thường trong chọn sách giáo khoa lớp 1?
Lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện một chương trình nhiều sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong quá trình chọn sách, có nhiều vấn đề khiến dư luận băn khoăn.
Từ năm nay sẽ có cuộc chiến thị phần SGK lớp 1?. Ảnh: Như Ý
Có tỉnh 100% trường chọn cùng 1 bộ SGK
Theo báo cáo của hai nhà xuất bản (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TPHCM), đơn vị biên soạn và phát hành bộ sách Cánh Diều, nhiều địa phương có tỷ lệ chọn bộ sách này rất cao. Ở tỉnh Long An, 100% các trường chọn toàn bộ 9 quyển. Ở tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn SGK 5 môn: Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Ở tỉnh Phú Thọ, 100% các trường chọn SGK 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên- Xã hội và Giáo dục thể chất. Ở tỉnh Thái Nguyên, 100% các trường chọn SGK 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội. Ở tỉnh Nam Định, 100% các trường chọn SGK 2 môn: Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội.
NXB Giáo dục Việt Nam có 4 bộ SGK lớp 1 phục vụ năm học mới. Theo báo cáo của NXB này, các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Khánh Hoà, Quảng Bình, Đắk Nông có 100% các trường tiểu học chọn sách của họ; Quảng Trị 94%; Trà Vinh 91%; Bến Tre 90%; Nghệ An và Quảng Nam 89%; Cao Bằng 88%; Đắk Lắk và TPHCM 85%; Kiên Giang 80%. Đặc biệt, Khánh Hòa có 100% các trường tiểu học chọn 1 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở GD&ĐT Long An lý giải, 100% các trường của tỉnh lựa chọn sách Cánh Diều là do có 70% trong tổng số 218 trường tiểu học trong tỉnh chọn bộ sách Cánh Diều. Trên cơ sở này, Sở đã trình UBND tỉnh Long An phê duyệt, báo cáo về Bộ GD&ĐT để áp dụng cho 100% học sinh lớp 1 (29.000 em) học bộ sách này trong năm học 2020-2021.
ịa phương làm sai thông tư hướng dẫn
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng, giáo viên cơ bản dạy 5 môn có 25 đầu sách và giáo viên chuyên biệt có 21 đầu sách để lựa chọn. Tại Trường Marie Curie, tổ giáo viên cơ bản dạy lớp 1 họp thảo luận, đánh giá, nhận xét và bỏ phiếu kín chọn 5 đầu sách của 5 môn, mỗi môn chỉ chọn 1 đầu sách.
Các tổ giáo viên chuyên biệt họp theo chuyên môn, làm tương tự. Kết quả, chọn 9 đầu sách (trong tổng số 46 đầu sách) của 9 môn học là 7 đầu sách có số phiếu lựa chọn đạt 100% và 2 đầu sách đạt gần 96%. Các đầu sách được lựa chọn thuộc 3 bộ sách khác nhau. “Với cách làm nói trên thì khả năng cả 9 môn học rơi vào 1 bộ sách là rất ít”, thầy Khang nói.
Video đang HOT
Đại diện một đơn vị phát hành SGK lớp 1 năm nay cho rằng, có sự thiếu khách quan khi một tỉnh nào đó có 100% các trường chọn 1 bộ SGK. “Vì không bao giờ có sự đồng đều tư duy ở cả một địa phương như thế… Thực tế sự lựa chọn vừa qua cũng có nhiều vấn đề. Có địa phương chọn rồi, lại chọn lại, con số thay đổi liên tục, các NXB cũng gặp khó khăn khi phải tuân theo cơ chế thị trường”, vị này nói.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học – Bộ GD&ĐT, nói rằng, Bộ đã nhận báo cáo của 63 tỉnh thành, có 2 đơn vị cho kết quả hơi bất thường. Đó là những đơn vị mà 100% các trường lựa chọn 1 bộ SGK. Bộ đã tìm hiểu và thấy hai tỉnh này chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện theo đúng Thông tư 01 về lựa chọn SGK của Bộ.
Nhưng khi tổng hợp kết quả về Sở GD&ĐT, Sở đã báo cáo với UBND tỉnh xin ý kiến chọn 1 bộ SGK được các trường lựa chọn tỷ lệ cao nhất để dùng chung cho tỉnh. Bộ nhận thấy đây là việc làm không đúng theo tinh thần thông tư hướng dẫn của Bộ cũng như thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về SGK chương trình mới. Bộ đã yêu cầu 2 địa phương này thực hiện theo đúng quy định, tôn trọng quyền lựa chọn SGK của tất cả các trường tiểu học trên địa bàn.
PGS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học – Bộ GD&ĐT (đơn vị soạn thảo Thông tư 01 hướng dẫn chọn SGK trong các cơ sở giáo dục), cho biết, theo Thông tư 01, quyền chọn sách lớp 1 thực hiện cho năm học tới là của các đơn vị trường học. Do vậy, ông Thành khẳng định, Bộ hay UBND tỉnh và Sở GD&ĐT đều không có quyền chỉ đạo điều chỉnh kết quả chọn SGK của cấp trường, nếu việc lựa chọn ấy không có vi phạm gì.
Nếu địa phương nào giải thích rằng chọn 1 bộ SGK nào đó mà tỷ lệ các trường chọn cao nhất để dùng chung cho toàn tỉnh là hoàn toàn sai, vi phạm quyền lựa chọn SGK của cấp trường được nêu trong Nghị quyết 88 của Quốc hội và Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT.
Một giáo sư công tác tại một trường đại học sư phạm cho biết, ông cảm thấy rất lo ngại về chất lượng đổi mới giáo dục. Lựa chọn SGK mà diễn ra cạnh tranh rất thị trường. Điều đó khiến ông không tin các sở lựa chọn SGK theo chất lượng của sách. Đây thực sự là điều đáng lo.
Chọn sách giáo khoa: Sách 'Cánh diều' áp đảo
Ngày 20-5, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT báo cáo kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 mới. Xu thế 'chọn theo bộ sách giáo khoa' vẫn nổi trội hơn 'chọn theo môn'. Và kết quả cũng nhiều bất ngờ...
Một tác giả của sách giáo khoa toán "Cùng học để phát triển năng lực" tập huấn cho giáo viên Trường tiểu học Ngôi Sao (Hà Nội) - Ảnh: Vĩnh Hà
"Cánh diều" áp đảo
Trong năm bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được Bộ GD-ĐT phê duyệt để các trường lựa chọn, bộ SGK "Cánh diều" không thuộc Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam mà do Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm TP.HCM tổ chức biên soạn.
Khi chủ trương "một chương trình, nhiều bộ SGK" được thông qua, nhiều băn khoăn các tổ chức, cá nhân không có bề dày kinh nghiệm và tiềm lực biên soạn SGK sẽ khó có thể cạnh tranh với những đơn vị nhiều năm độc quyền xuất bản SGK là Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
Nhưng nhìn vào kết quả lựa chọn SGK lần này, điều bất ngờ là bộ "Cánh diều" lại có nhiều sự lựa chọn hơn hẳn bốn bộ còn lại. Trong đó, một số địa phương có số lượng học sinh đông như Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ thiên về chọn "Cánh diều". Đây cũng là bộ SGK được lựa chọn từ các vùng, miền cả nước.
Đặc biệt, một số tỉnh Nam Bộ đã chọn bộ sách này với tỉ lệ khá cao. Ở cả những địa bàn lựa chọn sách từ nhiều bộ (tùy theo môn) thì tỉ lệ lựa chọn sách cho những môn chính như toán, tiếng Việt từ bộ "Cánh diều" cũng áp đảo. Ví dụ, sách toán của "Cánh diều" được 100% trường ở Sơn La chọn. Trong khi đó, Phú Thọ có 100% trường chọn sách toán, tiếng Việt, tự nhiên và xã hội.
Ở Hà Nội, một trong những địa phương "khó tính" và cũng áp dụng khá linh hoạt các hình thức chọn sách, có nhiều quận, huyện đặt bộ "Cánh diều" ở vị trí số 1. Cụ thể, trong bảng kết quả chọn sách của quận Tây Hồ, môn tiếng Việt có 14 trường chọn với tổng số 2.726 học sinh.
Ngoài ra, bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" không có trường nào chọn và bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" chỉ có một trường chọn với 90 học sinh. Tương tự, môn toán có 10 trường ở quận này chọn "Cánh diều" với 1.524 học sinh...
Theo con số chưa đầy đủ, bộ SGK lớp 1 của "Cánh diều" đã có thông báo đặt sách của 20 tỉnh thành, dự kiến sẽ cung ứng 3 triệu bản sách.
Nhà xuất bản Giáo Dục: 4 bộ sách được 22 tỉnh, thành lựa chọn
Trong khi đó, theo số liệu của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, gộp chung cả bốn bộ sách, nhà xuất bản này cũng đang được 22 tỉnh, thành lựa chọn. Trong đó có 12 tỉnh, thành có số lượng chọn trên 80%. Tuy nhiên, số lượng lựa chọn giữa các bộ SGK của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cũng có những chênh lệch rất lớn ở nhiều vùng miền khác nhau.
Ở khu vực phía Bắc, bộ "Cùng học để phát triển năng lực" có số trường lựa chọn cao như Lạng Sơn, Lào Cai. Tuy vậy, bộ SGK được coi là bộ "nền" của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam có tên "Kết nối tri thức" lại kém cạnh so với các bộ sách khác.
TS Thái Văn Tài - vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT - cho biết cả 46 cuốn SGK lớp 1 đã được bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được chọn, dù số lượng ít nhiều khác nhau. Cách lựa chọn của các tỉnh cũng đa dạng như chọn cả bộ của một đơn vị hoặc chọn sách theo môn để ghép thành một bộ đầy đủ môn học.
"Chưa có tỉnh nào chỉ chọn duy nhất một bộ SGK. Có những môn học có ít nhất ba cuốn SGK của ba đơn vị khác nhau được chọn trên một địa bàn tỉnh, thành" - ông Tài cho biết.
Tuy nhiên theo ông Tài, Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến khách quan từ các địa phương trong lần chọn SGK này để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hướng dẫn nếu cần thiết, để các lần chọn SGK sau tốt hơn.
Chọn sách dễ dạy
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, cô Nguyễn Thị Hương - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Ngôi Sao (Hà Nội) - cho biết sự đồng thuận của thành viên hội đồng chọn sách của trường về bộ "Cùng học đê phát triển năng lực" là tính cấu trúc sách gợi mở cho việc tổ chức hoạt động học cho học sinh rất tốt.
Nhưng cơ bản, sự thiện cảm của giáo viên với bộ sách này lại nằm nhiều ở sách giáo viên (đi kèm với SGK). "Sách thiết kế hoạt động dạy cho giáo viên bài bản. Bên cạnh đó là thiết bị dạy học phân bổ đến từng tiết dạy, từng tuần, từng tháng. Dựa vào đó giáo viên có thể xây dựng giáo án giấy và giáo án PowerPoint thuận lợi" - cô Hương chia sẻ.
Cũng theo cô Hương, yếu tố "dễ dạy" và nhìn thấy hiệu quả rõ ràng là điểm được nhiều người trong hội đồng đánh giá cao.
TP.HCM: nhiều nơi chọn "Chân trời sáng tạo"
Bộ sách "Chân trời sáng tạo" - từng gây "lùm xùm" khi lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhận thù lao của Nhà xuất bản Giáo Dục trong quá trình biên soạn sách - là bộ sách duy nhất của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam được nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam lựa chọn.
Các trường TPHCM chọn bộ sách giáo khoa nào cho lớp 1? Theo Bộ GD&ĐT, các trường phải công bố kết quả chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới trước ngày 20/5 thay vì đầu tháng 5 theo quy định trước đó. Vậy nên, hiện nay các trường trên địa bàn TPHCM đã hoàn tất việc chọn bộ SGK lớp 1 phù hợp với tình hình dạy học thực tế. Cô Lê Huỳnh Diễm...