Có bao nhiêu giáo viên hiểu sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học?
Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa.
Nếu nói nâng cao chất lượng học sinh thông qua việc dự giờ thăm lớp là sai lầm thì đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học lại mang lại hiệu quả khá cao trong giảng dạy.
Sinh hoạt chuyên môn (Ảnh có tính chất minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Thế nhưng, sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là gì lại không nhiều giáo viên hiện nay nắm rõ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với khá nhiều giáo viên là Tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên cốt cán, thậm chí có người là hiệu phó chuyên môn nhà trường nhưng không nhiều giáo viên nắm rõ khái niệm này.
Vì thế, việc sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường từ xưa đến nay đều đang áp dụng theo thói quen của nhiều năm về trước.
Đó là tổ chức dạy thao giảng dự giờ, giáo viên góp ý tiết dạy để đánh giá những hoạt động của người dạy là chủ yếu. Trước đây thế, bây giờ thế và có lẽ nhiều năm nữa cũng vẫn thế.
Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, chúng ta cũng nên đổi mới cách sinh hoạt chuyên môn mới mong nâng cao chất lượng những giờ dạy, giờ học cho giáo viên và học sinh.
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là gì?
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được thực hiện theo chu trình 4 bước.
Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
Như việc xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên.
Các giáo viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn…
Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)…
Video đang HOT
Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ.
Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.
Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh;
Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh…
Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một học sinh nào.
Giáo viên cần từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của giáo viên dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để tìm cách giải quyết.
Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh.
Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa.
Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy.
Bước 4: Áp dụng.
Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.
Nhiều trường học đang thực hiện sai?
Hiện trường học nào sinh hoạt chuyên môn cũng có những tiết dạy dự giờ. Thay vì phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh…thế nhưng người dự góp ý đồng nghiệp vẫn quen kiểu đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên mà ít có sự hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy.
Vì thế, góp ý những tiết dự giờ phần nhiều là tìm cái sai để phê phán thiếu đi tính xây dựng. Bởi thế, khi dạy dự giờ không ít giáo viên cũng mang nặng tính đối phó nhiều hơn và đặc biệt không ai muốn dạy dự giờ để làm vật thí nghiệm cho bao người soi mói, mổ xẻ.
Dự giờ thăm lớp nhiều, có nâng cao chất lượng dạy và học?
Làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học? Hãy giao chất lượng học sinh cho chúng tôi, đầu năm bàn giao chất lượng một cách thực chất và cuối năm sát hạch lại...
Giáo viên bội thực với dự giờ
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa mới triển khai đã vấp phải sự phản ứng của dư luận vì kiến thức nặng, tốc độ dạy quá nhanh nên học sinh khó theo kịp nếu không đi học thêm hằng ngày.
Lớp học chưa tới 30 học sinh nhưng thầy cô dự giờ có đến vài chục người (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại).
Nhằm giải quyết những khó khăn của chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra yêu cầu các Sở Giáo dục thực hiện là nhà trường phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình;
Thực hiện chỉ đạo này, nhiều địa phương đã tăng cường công tác dự giờ thăm lớp từ nhiều cấp. Thế nhưng, dự giờ để giúp giáo viên dạy tốt, giúp học sinh học tốt đâu chưa thấy, chỉ thấy mệt mỏi và áp lực cho cả người dạy, người dự và học sinh.
Bội thực vì dự giờ lớp 1 quá nhiều
Nếu như trước đây, giáo viên chỉ dạy dự giờ cấp tổ rồi cấp trường thì năm học này phải dạy dự giờ thêm cho cấp phòng, cấp thị xã nữa.
Đó là chưa nói đến thi thoảng có đoàn thanh tra cấp phòng, cấp sở về dự giờ bất ngờ hoặc báo trước đã làm cho nhiều thầy cô giáo thêm áp lực bội phần.
Người dạy mệt, học sinh mệt, người dự cũng mệt. Để có một tiết dạy dự giờ cấp huyện, thị hoặc cấp tỉnh trình làng, giáo viên và học sinh phải chuẩn bị trước đó hàng tháng trời.
Cô giáo L. cho chúng tôi biết, ngày đi dạy nhưng đêm đêm phải vất vả bỏ công nghiên cứu bài, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho học sinh tiếp thu bài hiệu quả. Vậy mà vẫn phải bỏ công tập luyện những tiết dự giờ quả thật là mệt mỏi.
Đâu chỉ riêng cô giáo L. mới mệt. Không còn đơn giản là tiết dạy dự giờ bình thường của một giáo viên mà đại diện cho cả trường "đem chuông đi đánh xứ người".
Để có tiết dạy hoàn hảo, giáo viên dạy phải bỏ không ít công sức vào đó nhưng học sinh học dự giờ cũng mệt không kém gì.
Sao không chán khi ngày nào thầy cô giáo cũng bắt học thử. Ngày nào cũng tập, cũng ôn cho đến ngày dạy chính thức.
Vậy nên nếu hỏi: Những tiết dạy dự giờ thì học hỏi được điều gì? Đương nhiên không học hỏi được gì nhiều.
Bởi, nội dung bài học, các phương pháp áp dụng trong tiết dạy đã được thực hành thành thục trước đó. Vì thế, nếu mang những cái nhìn thấy được của tiết dự giờ về áp dụng thực tế tại lớp mình sẽ không bao giờ đạt được kết quả.
Người dạy mệt, người học mệt, đến người dự cũng thấy vô cùng mệt, do phải tìm cái sơ hở trong tiết dạy của đồng nghiệp mà góp ý.
Vài chục người vào một lớp học chỉ để tìm xem giáo viên dạy sơ sót điều gì để góp ý
Một tiết dạy dự giờ, thời gian chỉ có 35 đến 40 phút nhưng người ta góp ý phải đến vài tiếng đồng hồ.
Cô giáo H. một đồng nghiệp của chúng tôi cho biết ngồi dự giờ phải căng óc ra suy nghĩ, căng mắt để nhìn, căng tai để xem giáo viên dạy thế nào để còn có cái mà góp ý.
Chủ tọa buổi góp ý là cán bộ phòng, họ mời từng trường phải có ý kiến nhận xét về tiết dạy.
Nếu đến lượt mình không có ý kiến gì họ sẽ nghĩ mình không biết gì để nói. Bởi thế, trường này, trường kia đua nhau cho ý kiến để chứng tỏ mình giỏi, chuyên môn mình tốt.
Đã có không ít giáo viên bức xúc vì cho rằng chuẩn bị được một tiết dạy dự giờ đã vất vả lại càng mệt mỏi, chán nản hơn khi bị không ít ý kiến bàn ra tán vào.
Hãy giao chất lượng cho chúng tôi và chấm dứt dự giờ
Những tiết dạy dự giờ chủ yếu là diễn. Vậy nên căn cứ vào tiết dự giờ để đánh giá giáo viên dạy tốt hay không quả là chưa chính xác. Cũng như thông qua những tiết dạy dự giờ để giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, giúp học sinh học tập tốt hơn là điều thiếu thực tế.
Vậy làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học? Hãy giao chất lượng học sinh cho chúng tôi bằng cách đầu năm bàn giao chất lượng một cách thực chất và cuối năm sát hạch lại.
Chỉ nhìn vào sự tiến bộ của học sinh trong lớp sẽ đánh giá được giáo viên đó dạy dỗ thế nào? Nhìn vào những học sinh yếu đầu năm và sự tiến bộ vào cuối năm sẽ biết được thầy cô giáo ấy đã dày công kèm cặp các em ra sao?
Thầy cô ơi, đừng sợ dự giờ như thế Phần lớn giáo viên đều hồ hởi, phấn khởi khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2020 sẽ thoát khỏi cảnh phải... dự giờ, thăm lớp. Bài viết "Sắp tới chỉ giáo viên chủ nhiệm mới phải dự giờ, thăm lớp?" đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 20/10/2020 đã nhận được sự quan tâm...