Cô bạn mồ côi mê học Lịch sử
Hiện Mỹ Hạnh là học sinh lớp 11TN27, Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Vượt qua hàng trăm bạn đến từ hơn 30 tỉnh thành, Hạnh đã mang về cho gia đình, thầy cô và TP Đà Nẵng niềm tự hào.
Trước đó, vào năm học lớp 9, Hạnh đạt giải ba môn Lịch sử cấp thành phố. 11 năm liền bạn là học sinh khá giỏi.
Cô Phạm Ngọc Oanh Nhi, giáo viên dạy Sử của Hạnh, cho biết: “Hạnh rất chăm ngoan và chịu khó. Bạn bè, thầy cô đều rất cảm phục ý chí, tinh thần học tập của em. Cuộc sống của em có những điều không may mắn nhưng em chưa từng bỏ cuộc”.
Mỹ Hạnh tại hội nghị tuyên dương gương sáng hiếu học quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Nhìn Hạnh như mạnh mẽ hơn các bạn cùng trang lứa có lẽ cũng bởi vì bạn sớm phải tự lập sau khi người cha thân yêu ra đi sau cơn bạo bệnh lúc Hạnh mới 4 tuổi. Kể từ đó, một mình mẹ tảo tần nuôi bốn anh em Hạnh nên người. Mấy mẹ con đùm bọc nhau trong ngôi nhà nhỏ ở đường 3 tháng 2, phường Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng.
Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ba anh trai của Hạnh lần lượt nghỉ học, đi làm thuê kiếm tiền giúp mẹ. Hạnh kể: “Anh Hai đi dân quân rồi, còn anh cả và anh ba đi làm thuê, công việc vất vả, lúc có lúc không mà thu nhập lại thấp”.
Video đang HOT
Nhắc tới mẹ, Hạnh rơm rớm nước mắt: “Mẹ em vì lao lực quá mà sinh ra nhiều bệnh. Nhưng mẹ không đi chữa, bảo để dành tiền cho em đi học. Mẹ cố chịu chứ em biết mẹ đau lắm”.
Cô bé mồ côi cha rất thương mẹ và bước vào cuộc mưu sinh từ bé. Năm lên 9 tuổi, Hạnh đã tự đi mua lại chanh về bán dạo, kiếm mỗi ngày vài ngàn để mua vở, bút. Bạn không có mùa hè vui chơi như các bạn cùng trang lứa bởi bạn phải làm thuê kiếm tiền chuẩn bị chi phí cho năm học tới.
“Từ năm lớp 4 tới giờ, hè nào em cũng kiếm việc làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, để mẹ bớt khổ”, Hạnh cho biết.
Mấy năm nay, mẹ đau yếu không đi làm thuê được, Hạnh phải “gồng mình” hơn để kiếm thêm tiền học hành và cùng các anh mua thuốc cho mẹ. Công việc làm thêm theo đó mà nặng hơn. “Chọn việc vất vả mới dễ kiếm nhiều tiền anh chị ạ”, Hạnh nhỏ nhẹ chia sẻ. Hè về và những tháng đầu năm học, bạn đi lột vỏ tôm, làm cá thuê ở xí nghiệp đông lạnh cách nhà 3 cây số. Mỗi ngày bạn kiếm được 50 – 60 ngàn đồng, để mẹ bớt lo lắng mỗi khi bước vào năm học mới.
Mỹ Hạnh bên góc học tập.
Hạnh còn tranh thủ mỗi dịp lễ tết xin bán hoa thuê. “Bạn bè ra biển, đi suối chơi cả, em thì phải đứng ngoài đường cả ngày, cũng chạnh lòng. Nhưng nghĩ khi xong việc, được cầm tiền về mua thuốc cho mẹ đỡ đau, mua cuốn sách mình thích là em lại thôi tủi thân”, Hạnh tâm sự.
Hiện Hạnh vẫn đi làm thêm, đồng thời sắp xếp thời gian học với ước mơ thi đậu Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Khi được hỏi về chi phí học đại học sau này, Hạnh thổ lộ: “Em sẽ cố gắng vừa học vừa làm, em tin nội lực của em rất mạnh mẽ”.
Theo dân trí
Câu chuyện về cậu sinh viên tí hon
Với chiều cao chưa đầy 1 m và cân nặng chỉ hơn 13 kg, thoạt nhìn Cảnh Duy Khánh khiến nhiều người lầm tưởng đây là cậu bé học lớp 1. Nhưng thực ra đó là anh sinh viên lớp Tin 2, K56, ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Mất ý chí là mất tất cả
"Sức khỏe em không được tốt, nhiều lần ốm nặng em cũng nghĩ đến phải nghỉ học. Nhưng em lại nghĩ nếu mất ý chí là mất tất cả, mình phải chiến thắng từ cái nhỏ nhất thì mới mong làm được cái lớn hơn sau này", Khánh tâm sự.
Sinh năm 1989 trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thuý Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội), Khánh là con út, trên Khánh có hai chị gái và một anh trai. Anh trai Khánh là Cảnh Chi Long, cậu sinh viên "tí hon" ĐH FPT Hà Nội. Long cao 1m 15, nặng 24 kg. Hằng ngày, hai anh em Khánh, Long tự lo liệu mọi vệc, từ đi chợ, nấu nướng cho đến giặt quần áo...
Cảnh Chi Khánh trên đường đi học.
Bé như... "cái kẹo", quần áo màu sắc, kiểu dáng lại rất giống với những "cu cậu" lớp 1, nên Khánh thường được mọi người gọi tên trìu mến "tí hon". "Nhiều người gặp ngoài đường không tin em là sinh viên ĐH mặc dù em có chứng minh thế nào".
Hai anh em Khánh trọ trong một xóm trọ nhỏ, phía sau Bệnh viện 19/8. Căn phòng nhỏ vỏn vẹn 8 m2, chỉ đủ kê một cái gường một và một bộ máy vi tính. Tôi hỏi, hai anh em mà chỉ có một cái gường bé thế này làm sao ngủ được. Khánh cười bảo: "Mấy hôm nay trời nóng thì vừa đẹp, chứ mùa đông hai anh em co lại, gường vẫn rộng thoải mái ấy chứ". Thế mới biết Khánh và Long bé đến mức nào. Khánh nhanh nhẹn rót cho tôi cốc nước, giọng em trầm xuống khi kể về tuổi thơ của mình. "Khi sinh ra em cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, nặng gần 3 kg, ăn uống bình thường. Lúc hơn một tuổi, mẹ em bảo em cũng bụ bẫm lắm, nhưng không hiểu sao từ khi lên ba tuổi em không lớn nữa. Khi 10 tuổi em chỉ cao có 80 cm", Khánh trầm buồn kể lại.
Khánh cho biết, em bị chứng bệnh giống như anh Long, nhưng Long cao hơn, cân nặng và sức khỏe ổn định hơn.
Thương con, gia đình ông Cảnh Chi Đan, bố của Khánh đã đưa hai anh em đi khắp nơi tìm thầy chữa bệnh nhưng cả thầy thuốc, thầy lang đều "bó tay". Bác sĩ cho biết cả Khánh và Long đều mắc chứng bệnh truỵ liệt tuyến yên, nên không sản xuất ra được các hoóc môn sinh trưởng. Từ lúc 10 tuổi đến nay, Khánh chỉ cao thêm được 15 cm, Long cao thêm được 26 cm.
"Biết bệnh của em không chữa được, dù không nói ra nhưng bố mẹ em buồn lắm. Những lúc ốm đau, em thấy mọi người khổ vì em quá. Đi học bị các bạn trêu chọc, nhiều lúc em cũng chán nản nhưng được sự động viên, quan tâm của bố mẹ, anh chị, thầy cô em đã vượt qua" .
"Tí hon" mơ làm việc lớn
Vào lớp 1 khi đã 8 tuổi, nhưng rồi Khánh cũng lần lượt tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT. Những năm học trung học, do trường xa, nên bố mẹ hoặc chị gái phải đưa đón và thi thoảng đi nhờ xe các bạn. Mặc dù vậy, từ lớp 1 đếm lớp 9, Khánh luôn đạt học sinh khá giỏi. Vì bé quá, nên em thường được "đặc cách" qua môn thể dục. Không có thể hình, sức khoẻ để chơi thể thao với các bạn cùng trang lứa, những lúc ra chơi Khánh thường chơi đá bóng với các em lớp dưới. Dù vậy, Khánh vẫn lọt thỏm trong đội hình đàn em ít hơn mình tới 4 - 5 lớp. Khánh bảo, em rất thích môn bóng đá, còn cầu thủ thích nhất là cầu thủ Ronaldinho.
Cậu sinh viên "tí hon" ước mơ trở thành ông chủ cửa hàng thiết kế website.
Có một kỷ niệm mà Khánh không bao giờ quên là hôm lên trường nhập học. "Hôm đó, thấy em đi ra, đi vào trước phòng làm thủ tục nhập học, nên các thầy hỏi: Cháu đi nhập học cùng anh à? Chịu khó đứng ở ngoài chờ nhé! Sau khi em đưa giấy nhập học cho các thầy xem, các thầy cô gọi em vào hỏi han và xin lỗi em", Khánh cười nhớ lại.
Nói về kinh nghiệm học của mình, Khánh chia sẻ, chủ yếu học thuộc trên lớp là chính. Còn học ở nhà thì xem lại bài cũ và làm bài tập nâng cao. Thời gian rảnh rỗi, Khánh thường xem thời sự, nghe nhạc, chơi với con trẻ và giúp bố mẹ các việc vặt.
Khánh nói, để có được ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của bản thân, bố mẹ, chị gái, nhất là anh trai luôn là tấm gương để em noi theo. Anh Long sống rất tình cảm và học rất giỏi.
Hiện cả Khánh và Long đều học khoa lập trình máy tính. "Em rất muốn sau khi ra trường sẽ được làm việc cho một công ty nào đó. Nếu không, hai anh em sẽ vay mượn để mở một cửa hàng chuyên bảo trì, thiết kế website...", Khánh nói về ước mơ của mình.
Ông Cảnh Chi Đan, bố của Khánh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên từ những năm 1970. Năm 1976 thì phục viên trở về quê sinh sống. Năm 1980, ông sinh con gái đầu lòng Cảnh Thị Oanh hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng Long và Khánh bị nhiễm di chứng chất độc da cam. Long, Cảnh và bác Đan hiện hưởng trợ cấp nạn nhân chất độc da cam.
"Hai em không được phát triển "bình thường" như các bạn khác. Nhưng còn may là trí não của em không đến nỗi nào. Khánh mới học năm đầu nên chưa biết, còn Long năm nay tốt nghiệp rồi, năm nào cũng đạt học lực khá" - bác Nguyễn Thị Quý, mẹ của Khánh, nói.
Bà Nguyễn Thị Thu, cán bộ phòng công tác học sinh, sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "Khánh là một sinh viên rất ngoan và chịu khó học hỏi. Tuy sức khỏe không được tốt, nhưng Khánh rất tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nghị lực vươn lên của em, rất đáng để các bạn học sinh, sinh viên noi theo".
Theo Đất Việt
"Cô gái xương thuỷ tinh" nỗ lực vào đại học Vượt qua nỗi đau, Hiền vươn lên tự khẳng định mình trong cuộc sống. Hiền rất mong mai đây ra trường mình sẽ có nhiều mẫu thiết kế đẹp cống hiến cho xã hội. Vào đại học là mục tiêu sống Nguyễn Thị Hiền (bên phải) trong một lần tham gia cùng Câu lạc bộ Hoa tình nguyện. Nhìn Hiền khỏe mạnh, rắn...